Tg: La Thiện
Pháp sư Hoài Không là người Hà Dương thời Minh, tại Phúc Viện Quảng Châu xuất gia, lễ thiền sư Đại Minh làm sư phụ, thiền sư Đại Minh biết ông là người có căn khí Đại Thừa, sau khi thụ giới thì khuyến khích ông đi bốn phương, ông tới các nơi thu được rất nhiều lợi ích.
Một ngày, pháp sư Hoài Không đi qua núi Định An gặp một người già, tóc trắng cầm gậy, hướng đến pháp sư mỉm cười hành lễ, thỉnh cầu pháp sư trụ trì nơi này, bản thân thì nguyện vĩnh viễn hộ pháp. Pháp sư Hoài Không tìm nơi rồi kết cỏ làm nơi ở. Pháp sư Hoài Không có công năng lớn, ông biết: trước mặt là ông lão tóc trắng nhưng là thổ địa nơi này.
Pháp sư Hoài Không kết cỏ rồi tu, không lâu, có người trong thôn cầm mâu đuổi hổ già về núi, nhìn thấy pháp sư Hoài Không đang trên núi càng vui mừng nói: ” Núi này nhiều hổ dữ, người trong thôn không yên ổn, thỉnh hòa thượng hiển lộ pháp tự diệt.”
Pháp sư Hoài Không nói:” hổ già cũng là chúng sinh, nếu anh giết hại nó, nó sẽ tự biết mà tìm báo thù. Cứ đền trả lẫn nhau như vậy bao giờ mới dừng. Lão tăng vì các vị mà trừ họa, có thể khiến họa hổ bình lại!”.
Người trong thôn nói:” Chúng tôi hương dã phàm phu, mong hòa thượng giảng đạo.”
Pháp sư Hoài Không nói:” Các vị quay về, chuẩn bị chiếu và đạo trường, nơi tụ hội, tôi sẽ vì các vị tiêu tai giải nạn.”
Người dân trở về chiều đó, chỉ có hổ già, đi đến trước cửa am cỏ của pháp sư, nằm xuống nhắm mắt như mong cầu pháp sư tiêu tội cho. Pháp sư Huyền Không trách nó rằng: ” súc sinh! ngươi kiếp trước là người, làm ác, kiếp này biến thành hổ. Nợ chưa bị xóa, càng tăng tội nghiệp, ăn người thì chết xuống địa ngục, giờ chưa thấy bị trừng trị, ta vì thấy ngươi đáng thương! Ta sẽ vì ngươi làm đạo trường bỏ đi tai họa.” Hổ già nghe xong, chậm chậm đứng dậy nhìn pháp sư gật đầu rồi bỏ đi.
Hôm sau pháp sư đến pháp hội, pháp hội xong quay về núi, nhìn thấy hổ già mang theo bẩy hổ con, trước am cỏ đợi, pháp sư là chủ mang thức ăn chay ra đưa cho hổ con ăn. Bầy hổ ăn xong, nằm bất động, pháp sư chúc nguyện, xong, các con hổ theo nhau mà đi, không ở lại.
Từ đó về sau, vùng này vĩnh viễn không có họa hổ, năm tháng vui vẻ. Mọi người đều cảm đức vui mừng như chưa từng có.
Đương thời, Trương Liêu đại phu làm châu mục, phái phủ sử, nghênh thỉnh pháp sư vào châu, sư lấy lý do bệnh mà từ chối. Vậy là, châu mục sai người làm tượng đến chỗ pháp sư làm chùa. Pháp sư Hoài Không ở miếu này đến cuối cùng, thọ 82 tuổi. Sau khi chết thì hỏa táng, thì có xá lợi tử, châu mục xây tháp thờ cúng.
(dựa vào ghi lại của pháp sư Thích Chử Vân trong <Phật Môn Dị Ký>