Tân Sinh

Lửa giận là nguồn thiêu Phúc báo, tại sao bạn không thể khắc phục?

Đó là bởi vì vẫn còn mang lòng ích kỷ, chẳng nghĩ gì đến cảm nhận của người khác, bạn chỉ đang thỏa mãn cái tâm khinh mạn của bản thân mình.

Nóng giận là ngọn lửa đốt cháy phúc báo, người càng tài giỏi càng bình thản. Ảnh: ĐKN

Bạn đã bao giờ nổi giận? Có khi nào bạn nhận thấy hậu quả khôn lường do cơn giận mình gây ra?

Giận dữ là cơn lốc cuốn đi mọi sự thành công, khiến chúng ta đánh mất nhiều thứ khác.

Bạn cứ thử nghĩ xem, mình đã mất đi bao nhiêu yêu thương, làm tổn thương bao nhiêu trái tim, bỏ lỡ bao nhiêu việc sau mỗi lần tức giận?

Khi nổi giận, bạn không thể xử lý công việc với người khác, càng không thể làm việc bình thường. Bởi khi đó, toàn thân bạn bị bao trùm bởi tâm trạng bất ổn.

Có một câu chuyện về cụ bà rất hay giận dữ.

Một bà cụ có tính tình nóng nảy, thường xuyên nổi giận vì những sự việc nhỏ nhặt, hơn nữa mỗi khi tức giận hay dùng lời lẽ ác độc, vô tình đã làm tổn thương nhiều người, vì vậy chẳng mấy ai dám gần gũi, tất cả đều lánh xa bà cụ.

Ảnh minh họa: Dẫn theo dailymail.co.uk

Bà ta cũng biết khuyết điểm của mình, nhiều lần quyết tâm cải sửa lại lỗi lầm thành tật này. Nhưng mỗi khi hỏa khí bốc lên thì chính bà ta cũng không thể khống chế được tâm mình.

Một hôm, có người hàng xóm đã nói với bà :“Gần đây có một vị thiền sư, sao bà không đến xin lời chỉ dạy, biết đâu thiền sư có thể giúp được cho bà”.

Bà ta nghe thấy thế liền đến tham vấn với thiền sư.

Khi bà ta nói ra tâm nguyện muốn cải sửa tính nóng giận của mình và rất mong muốn có được một vài lời khai thị từ vị thiền sư, sau khi nghe bà cụ kể lể thì thiền sư chỉ im lặng, và dẫn bà ta vào một thiền phòng, sau đó khóa cửa thiền phòng và rời khỏi đó.

Bà ta một lòng muốn có được lời chỉ dạy của thiền sư, nhưng không ngờ thiền sư đã nhốt bà ta vào trong một thiền phòng vừa lạnh vừa u tối. Bà ta tức tối hét lên, không còn giữ được sự bình tĩnh nữa, và buông những lời nhục mạ không ngừng chửi rủa. Nhưng cho dù bà ta có la hét cách nào, thiền sư vẫn im lặng.

Khi không còn chịu đựng được nữa, thì bà ta thay đổi thái độ cầu xin thiền sư thả mình ra, nhưng thiền sư vẫn im lặng.

Qua một hồi rất lâu, thiền sư hỏi:“Bà còn giận không ?”.

Bà ta quát lên:“Tôi chỉ giận tôi, tôi hối hận sao phải nghe lời người khác, tìm đến cái nơi quỷ quái này để xin ý kiến của ông”.

Thiền sư ôn tồn nói: “Kể cả chính mình bà cũng không chịu buông tha, thì bà làm sao có thể tha lỗi cho người khác chứ ?”. Nói xong thiền sư lại im lặng.

Ảnh minh họa: internet

Một lúc sau, thiền sư lại hỏi:“Bà còn giận không?”

Bà ta trả lời:“Hết giận rồi!”

Thiền sư lại hỏi:“Tại sao hết giận?”

Bà ta bực bội trả lời: “Tôi giận thì có ích gì? Không phải vẫn bị ông nhốt tôi trong cái phòng vừa u tối vừa lạnh lẽo này hay sao?”

Thiền sư nói:“Bây giờ bà đang đè nén cơn tức giận của mình vào một chỗ, một khi nó bộc phát ra thì càng mãnh liệt hơn”. Nói xong, thiền sư lại quay đi.

Lần thứ 3 thiền sư quay lại hỏi bà ta, bà ta trả lời:“Tôi không giận nữa, ông không xứng đáng để tôi giận!”.

Thiền sư nói:“Cái gốc tức giận của bà vẫn còn, bà cần phải thoát ra khỏi vòng xoáy của tức giận trước đã”.

Sau một hồi lâu, bà ta đã chủ động hỏi thiền sư:“Bạch thiền sư, ngài có thể nói cho con biết tức giận là cái gì không?”

Thiền sư bước vào, vẫn không nói chuyện, chỉ có động tác như vô tình đổ đi ly nước trong cái ly trên tay.

Lúc này thì bà ta hình như đã hiểu.

Thì ra trong tâm không bực tức, thì làm gì có cơn giận? Tâm địa trống không, không có một vật gì, thì hỏa khí sao có dịp bùng phát?

Ảnh minh họa: ĐKN

Lời bàn:

“Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai”, chỉ một niệm khởi sân mà kết quả là muôn ngàn chướng ngại nảy sinh.

Bậc hiền triết tìm thấy ích lợi trong im lặng, giác ngộ ý thiền trong cuộc sống. Từ đó họ sẽ cảm nhận cuộc sống không cần phải mệt mỏi phiền lòng những chuyện nhỏ nhặt. Nóng giận giống như những hạt cát trong đôi giày đã làm cho bạn khó chịu.

Cổ nhân từng nói cơn giận được ví như lửa đốt cháy rừng công đức vậy. Tạo dựng công đức đâu phải dễ. Phải nỗ lực rất nhiều, suy nghĩ nhiều và hy sinh nhiều. Ấy thế mà một phút giận dữ có thể làm tiêu tan tất cả.

Những người thích nổi giận thường không bao giờ nghĩ đến cảm nhận của người khác. Bởi vì họ chính là những kẻ ích kỷ. Rất ít người nhận thức được cái hại của tật xấu này.

Cho nên, đừng bao giờ nghĩ rằng tức giận là chuyện nhỏ. Cơn giận có thể phản ánh con người bạn. Đừng bao giờ dung túng bản thân bằng những lần nổi giận để người khác đánh giá bạn là một người ích kỷ.

Theo dkn.tv

>> Pháp Luân Công dưới góc nhìn các nhà Khoa học