Võ thuật Trung Hoa là nghệ thuật văn hóa do thần truyền cho con người. Ngày nay người tu luyện chân chính có thể biết: Thủa ban đầu múa và võ là cùng một nguồn gốc do thần truyền cấp cho con người(múa và võ), hai chữ này đồng âm mà khác mặt chữ[舞 vũ và 武 vũ]. Vũ và Võ có điểm khác biệt. Như trong “Chu Dịch” phần Hệ Từ nói: ” Trống và múa là dâng lên Thần” tức là nói rằng người xưa hết mực kính Thần đánh trống và múa. Trong Minh Đường Vị của Lễ Ký có nói: “Đội mũ mà múa tới Đại Vũ”. Ở đây Đại Vũ là chỉ rằng Chu Vũ Vương đã chiến thắng Ân Trụ[triều Trụ]. Cũng là nói: điệu múa chiến thắng tà ác, biểu hiện uy đức và lực lượng đã ngăn chặn cái ác mà điệu múa biểu thị. Và cũng như thế nó biểu hiện đề cao Thiện và kính Thần, tuyên cáo niềm vui Thiện ý mà nêu danh. Dùng vũ để ngăn chặn cái ác với biểu hiện thắng địch một cách uy vũ dũng mãnh. Điều này biểu đạt rõ ràng trên động tác múa[động tác múa mà cứng thì như võ, dùng lực thì có kình].
Bích họa trong điện Thiên Phật mô tả tăng nhân đấu võ ở chùa Thiếu Lâm
Múa và Võ cùng điểm xuất phát, dấu tích từ Thần truyền cho văn hóa
Thủa xa xưa vào thời Hoàng Đế đã dạy vũ đạo[cách múa]; đồng thời Hiên Viên Hoàng Đế còn dạy người ta sử dụng binh khí. Trong ” Sử Ký-Ngũ Đế Bản Kỷ” viết: “Thời Hiên Viên, họ Thần Nông yếu suy, chư hầu xâm phạm, bạo ngược với bách tính mà họ Thần Nông không thể dẹp. Hiên Viên lại hay chiến tranh, mà không được gì.” “Xi Vưu làm loạn, không nghe hiệu lệnh của vua, vậy là Hoàng Đế tập hợp chư hầu và đánh Xi Vưu ở Trác Lộc, bắt và giết Xi Vưu. Vì đó mà tôn Hiên Viên làm vua thay họ Thần Nông, tôn xưng Hoàng Đế.”
Sách võ thuật “Canh Dư Thừa Kỹ” của nhà Trình Tông Du từ thời Minh
Trong văn hóa thần truyền thì người tu luyện biết rằng kiếm lại càng có văn hóa xa xưa hơn nữa. Đến thời kỳ Chiến Quốc thì thuật đúc kiếm đặc biệt phát triển. Lúc đó những Can Tương, Mặc Tà, Long Tuyền, Trầm Lư, Thái A đều được người đời truyền tụng. Trong “Thuyết Kiếm” của Trang Tử có ghi rằng tình hình dùng kiếm lúc đó, và ông càng chú trọng hơn vào đạo đức và dũng khí mà đúc thành kiếm vua, kiếm chư hầu. Do vậy có thể nói võ và văn trong văn hóa Trung Hoa lại cùng căn cội và rằng rịt với nhau, múa và võ nguồn gốc cùng một thể tương sinh với nhau. Nguồn gốc văn hóa Trung Hoa là đạo đức là Thần truyền cấp.
Đến thời kỳ Hán Đường thì võ thuật lại càng được truyền bá rộng rãi, sâu dày. Hạng Vũ luyện thập bát ban võ nghệ[18 loại võ] học vạn nhân địch[đấu với vạn người]; Lý Bạch lấy kiếm thuật và thơ lưu danh thiên cổ. Dương gia tướng thời Bắc Tống, Dương Lục Lang để lại thương pháp Dương gia; Thời Nam Tống, thầy của Nhạc Phi là Chu Đồng có võ nghệ siêu thường, tạo ra như Lưu Tuấn Nghĩa, Lâm Xung và tinh trung báo quốc ngàn năm truyền tụng nhân vật kiệt xuất Nhạc Phi thống lĩnh ba quân. Người tu luyện có thể biết, Chu Đồng trong lịch sử xuất hiện thần bí, thuận theo trời mà xuất hiện, ông là người nửa thần nửa người đặc biệt. Thương của Nhạc gia cũng là Nhạc Phi lưu truyền đến nay.
Triều Minh xuất hiện vị đại đạo chân nhân Trương Tam Phong với Thái Cực Quyền. Vốn là cách tu luyện của Đạo gia, tiếc rằng người đời sau đã để danh lợi thấm dần vào trong nó, tâm tu luyện ngày càng giảm, dẫn đến tâm pháp thất truyền. Như ngày nay, người ta biến đổi thái cực, che lấp danh tính của nó, nhà nhà cải tiến, lập đường lối khác cho khác đi, rồi theo thời gian đạo dần suy vi, thái cực của ông Tam Phong đã thay đổi hoàn toàn diện mạo, chỉ còn lại chút ít kỹ thuật và cách làm thân thể khỏe mạnh.
Võ thuật là văn hóa thần truyền(internet)
Nó với tu luyện có tương quan về hình và ý. Bát quái như nội gia quyền, thượng tồn lân trảo; tra, hoa, pháo, hồng là những nét phiêu sái của trường quyền và đã biến dị thành: thông bối, bát cực, phiên tử, phách quải, nam quyền,… Trong kiếp nạn của đạo đức văn hóa trung quốc thì nó cũng ngày càng suy vi; gần đây có đài truyền hình Tân Đường Nhân dẫn đường về việc quy chính văn hóa thần truyền Trung Hoa, đưa ra và làm cho võ thuật người Hoa toàn thế giới trở lên lớn lao, vượt trội. Quy chính võ thuật truyền thống, bỏ đi những biến dị và cặn bã, thôi thúc người Hoa toàn cầu không để mất đi những gì thần đã để lại, tái hiện phong thái võ thuật thần truyền của Trung Hoa, thực là việc mới mẻ của võ thuật Trung Hoa, thực là việc mới mẻ của văn hóa truyền thống Trung Hoa, cũng là việc làm mới lại đạo đức truyền thống Trung Hoa.
Giới thiệu tác giả
Ông Lý Hữu Phủ(chủ tịch hội võ thuật người Hoa toàn thế giới), 12 tuổi bắt đầu tập võ, là cao đồ của danh gia võ thuật Trung Quốc Trần Thịnh Phủ và Trần Tế Sinh. Nhiều lần đoạt giải quán quân võ thuật toàn quốc, ông kiêm thêm cả lãnh vực trung y và khí công, 1987 làm sở phó sở nghiên cứu y học truyền thống Bắc Kinh, thành viên nghiên cứu của trung tâm khoa học học hội nhân thể Trung Quốc, là nhân vật lớn của Trung y và Khí Công Trung Quốc.