Các nhà khảo cổ học đã khai quật được rất nhiều đồ vật có đặc điểm tương tự như một bình gốm ở ngôi làng tại Châu Âu, mỗi chiếc đều rất tinh tế, người trưởng thành có thể cầm nó bằng một tay, phần chóp được phình rộng ra, phía mặt bên có một cái vòi tinh xảo. Mấy chục năm nay, các nhà khảo cổ học vẫn không biết rằng những đồ gốm có từ thời cổ đại này rốt cuộc dùng để làm gì.

Bề mặt của bình gốm được trang trí bởi những hoa văn khác nhau, một số chiếc thì được khắc hình con vật. Nó liệu có phải là công cụ lấy nước được thiết kế cách điệu không? Hay là dụng cụ cho người bệnh và người già ăn? Hoặc cũng có thể đây là bình sữa thời cổ đại? Một bài nghiên cứu mới trên báo Nature, thông qua phân tích những thành phần hóa học còn sót lại bên trong các bình gốm, cuối cùng cũng tìm thấy câu trả lời.

Một nhà khoa học ở bang Bavaria, Đức đã tìm thấy ba chiếc bình gốm này ở trong mộ của trẻ em. Tuổi của nó ước chừng từ 1200 năm trước công nguyên tới 450 năm trước công nguyên. Bên trong của những chiếc bình này đều chứa thành phần axit béo của sữa tươi.

Phân tích đồng vị cac-bon cho thấy, có hai bình chứa thành phần sữa tươi đến từ động vật nhai lại như bò, dê; ngoài ra còn có một bình gốm có thành phần sữa đến từ động vật có vú, có thể là lợn hoặc con người.

Nghiên cứu còn cho thấy, ít nhất 3000 năm trước con người đã bắt đầu dùng sữa động vật để nuôi trẻ, hoặc là người mẹ dùng sữa làm bữa phụ cho trẻ.

 

Dịch từ Epochtimes SG