Những câu chuyện về thần thông cầu mưa lưu truyền trong dân gian từ xưa đến nay đâu đâu cũng có. Phải chăng, chúng là điều chân thực và phổ biến. Câu chuyện được một kẻ vô thần ghi lại dưới đây là một dẫn chứng.

72960_425449957523784_1458728641_n(Ảnh minh họa qua violet.vn)

Những năm Hội Xương triều Đường, Đường Vũ Tông hạ chỉ phá huỷ hết tự viện trong thiên hạ, người bám sát chính sách này của Vũ Tông là Tể tướng Lưu Đức Dụ, vì vậy trong cuốn “Thứ liễu thị cựu vấn” do ông biên soạn có ghi chép lại một giai thoại kỳ lạ – cao tăng Ấn Độ giúp Đường Huyền Tông cầu mưa, lưu lại một bằng chứng cho việc Phật gia tu luyện thần thông.

Giai thoại kỳ lạ này không phải bịa đặt, mà đã được các trọng thần triều đình lúc đó xác nhận, và Lý Đức Dụ cũng tận mắt chứng kiến.

Thiện Vô Uý là thân tộc của Phật Thích Ca Mâu Ni, có chứng cứ trong lịch sử. Theo ghi chép trong “Tống cao tăng truyền”, khi Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, chú của ngài là Cam Lộ Phạn vương. Trong số các hậu duệ của Cam Lộ Phạn vương, có một vị vương tử có khả năng vô cùng đặc biệt, Phạn danh là “Śubhakarasiṃha”, tên tiếng Hán là “Tịnh sư tử”, dựa theo nghĩa dịch thành “Thiện Vô Uý”.

Thiện Vô Uý 10 tuổi đảm nhiệm chức thống soái, 30 tuổi kế thừa vương vị. Sau đó vì huynh đệ đồng tông trong vương thất khởi binh làm loạn, Thiện Vô Uý dẫn quân đi bình định phản loạn, đồng thời tha tội cho bọn họ, từ đó nhường vương vị xuất gia tu hành. Ông đã lưu lại nhiều câu chuyện truyền kỳ ở Ấn Độ và Trung Quốc.

Đường Huyền Tông năm Khai Nguyên thứ tư (năm 716), Thiện Vô Uý đến Trường An, Đại Đường, cùng với Kim Cương Trí, Bất Không Hợp được mệnh danh là “Khai nguyên tam đại sĩ”. Sau khi Thiện Vô Uý đến Trung Hoa, ông sống ở chùa Thánh Thiện. Ông tu hành hết mực chăm chỉ, lại sở hữu thần thông.

Một năm nọ, Đường Huyền Tông vi hành đến đông đô Lạc Dương. Năm đó thời tiết hạn hán lớn, vô cùng nóng bức. Thế là, Đường Huyền Tông phái hoạn quan Cao Lực Sĩ đi mời Thiện Vô Uý, mời ngài thi triển pháp thuật cầu mưa.

Đường Huyền Tông. (Ảnh qua blog.sina.com)

Thiện Vô Uý hồi tấu rằng: “Năm nay đại hạn, đó là số trời. Bây giờ triệu rồng cưỡi mây ban mưa, sẽ nổi cơn cuồng phong, sấm chớp đùng đùng, dẫn đến thảm hoạ mưa lớn, không thể làm như vậy được”. Ngài lo rằng cưỡng ép rồng ban mưa, càng gây nguy hiểm hơn.

Đường Huyền Tông rất lo cho con dân trong thiên hạ, vì vậy nói: “Hiện giờ nhân gian đang bị phạt tội chịu hạn hán. Mặc dù phong ba bão táp, nhưng cũng có thể giải quyết được cái oi bức của mùa hè”. Trước mắt bách tính đều nóng bức không thể chịu nổi được nữa, có mưa vẫn tốt hơn là không có. Thiện Vô Uý khó chối từ, nên phụng theo chiếu chỉ mà làm.

Để hỗ trợ cao tăng cầu mưa, quan phủ đặc biệt chuẩn bị dụng cụ cầu mưa, bày biện các đồ như phướn và cờ xí… Thiện Vô Uý cười nói: “Những đồ này có thể cầu mưa sao?”. Nói xong, bảo quan viên dọn đồ đi. Chỉ thấy ngài cầm một chiếc bình bát, đựng đầy nước sạch, dùng dao nhỏ khuấy liên tục.

Ngài vừa khuấy nước, vừa niệm chú. Qua một lúc, trong nước nổi lên một vật màu đỏ, hình dáng tựa rồng, to khoảng bằng đầu ngón tay. Sinh vật nhỏ màu đỏ này, lúc thì bơi lên trên mặt nước, lúc lại lặn xuống đáy bát. Thiện Vô Uý dùng dao khuấy đi khuấy lại mặt nước, lẩm nhẩm cầu khấn nhiều lần, trong chốc lát, một luồng khí trắng từ trong bát bay lên, tựa như làn khói, bay lên cao mấy thước. Một lát sau, thì bay ra khỏi lễ đường.

Long Quân giúp dân làm mưa 3 ngày liên tục

Qua một lúc, trong nước nổi lên một vật màu đỏ, hình dáng tựa rồng. (Ảnh minh họa: t/h)

Cao Lực Sĩ phụng mệnh truyền đạt ý chỉ, luôn túc trực bên cạnh Thiện Vô Uý. Sau khi luồng khí trắng bay ra khỏi lễ đường, Thiện Vô Uý nói với ông ta: “Giờ ngươi lập tức trở về, kẻo lát nữa trời đổ mưa”. Vì vậy Cao Lưc Sĩ lên ngựa, thúc ngựa chạy như bay, nhưng vẫn kịp quay đầu ngoái lại nhìn, thấy luồng khói trắng bay nhanh vòng quanh, giống như một dải lụa trắng.

Chớp mắt trời đất âm u, cuồng phong cuồn cuộn, sấm chớp đùng đoàng. Cao Lực Sĩ cho ngựa phi nước đại, vội vã về bẩm báo. Khi ông ta vừa đến Kiều Nam, Thiên Tân, thì mưa bão cũng đã đuổi kịp gót chân tuấn mã, cuồng phong khiến rất nhiều cây to bên đường đổ bật rễ. Đến khi ông ta hồi cung tấu trình lại sự việc, quần áo đã ướt như chuột lột. Về sau Đường Huyền Tông cung nghênh Thiện Vô Uý, hết lời đa tạ ngài.

Theo lời kể của Lý Đức Dụ, lúc đó trưởng quan của phủ Hà Nam là Mạnh Ôn Lễ tận mắt chứng kiến chuyện này, con trai của Mạnh Ôn Lễ là Mạnh Hạo cũng tự mình kể lại câu chuyện, hơn nữa cũng trùng khớp với những gì Cao Lực Sĩ kể.

Năm đó Cao Lực Sĩ phi ngựa nước đại, đi qua Kiểu Nam, Thiên Tân, vừa lúc mưa lớn đổ ập đến. Vì vậy Đường Huyền Tông đã cho xây ở nơi đây tự viện “Hà trạch tự”, lấy nghĩa từ “hà thượng thanh trạch”, ý rằng nhờ có được uy danh và ân điển của ông trời. Khi Lý Đức Dụ ghi chép lại câu chuyện này, Hà Trạch tự vẫn còn tồn tại.

Không ai ngờ rằng, giai thoại cầu mưa này lại được ghi chép bởi một người không tin đức Phật. Ắt hẳn, sự thật hiển hiện của việc cầu mưa khiến Lý Đức Dụ bất đắc dĩ phải thừa nhận sự tồn tại của thần thông mà Phật gia tu luyện.

(Chuyện dựa theo “Thứ liễu thị cựu vấn”, “Tống cao tăng truyền” quyển 2)

Tuệ Tâm, theo NTDTV