Bạn đã bao giờ có những linh cảm trước khi thảm họa xảy ra chưa? Đã có nhiều ví dụ chân thực cho thấy, trước mỗi thảm họa, nhiều người đã có những linh cảm rất rõ ràng.
Linh cảm thi thoảng đến trong những giấc mơ sống động, mô tả rõ về điều sẽ xảy ra, đôi khi là một loại trực giác, đôi khi lại có liên quan đến sự an nguy của bản thân, hoặc liên quan đến người thân, họ hàng xa cách đang gặp bất trắc hay tai nạn, khiến một số người thậm chí có thể cảm nhận được các trạng thái tương ứng trên thân thể. Người ta thường gọi chung những khả năng biết trước tương lai bí ẩn này là “Giác quan thứ sáu”.
Sau những thảm họa lớn như vụ đắm tàu Titanic năm 1912, thảm họa mỏ Abefan năm 1966, cho đến sự kiện 11/9/2001, nhiều người cho biết họ đều có linh cảm trước khi sự việc xảy ra.
Cậu bé linh cảm máy bay Malaysia Airlines MH17 bị rơi
Ngày 17/7/2014, cậu bé 11 tuổi người Hà Lan Miguel Panduwinata đã cùng anh trai 19 tuổi lên chuyến bay Malaysia Airlines 17 (MH17), bay từ Amsterdam (Hà Lan) đến nhà bà ngoại ở Bali (Indonesia).
Cậu bé Miguel Panduwinata 11 tuổi ở ngoài cùng bên trái, tiếp đến là Mika Panduwinata 16 tuổi, cô Samira Calehr và Shaka Panduwinata 19 tuổi ở ngoài cùng bên phải. Shaka và Miguel thiệt mạng trong vụ máy bay MH17 của Malaysia rơi ở miền đông Ukraina hôm 17/7/2014. (Ảnh: AP)
Trước khi lên máy bay, hai anh em đã ôm tạm biệt mẹ Samira. Trên đường đến cửa soát vé, Miguel bất ngờ chạy lại ôm mẹ và nói:
“Mẹ ơi, con sẽ nhớ mẹ. Nếu máy bay gặp sự cố, con phải làm gì nếu chết đây? Con rất sợ bay”.
Người mẹ cảm thấy rất kỳ lạ, nhưng vẫn an ủi cậu bé:
“Đừng nói điều đó, sẽ không có chuyện gì xảy ra đâu”.
Khi Samira nhìn hai anh em rời đi, đứa con trai nhỏ cứ ngoái lại nhìn cô, đôi mắt rất đau buồn…
Hai giờ sau khi cất cánh, máy bay chở khách MH17 đã bị một phiến quân Ukraine sử dụng tên lửa do Nga sản xuất bắn rơi. Nó đã rơi ở miền Đông Ukraine, nơi đang có cuộc giao tranh ác liệt giữa các nhóm ly khai và quân đội chính phủ, toàn bộ 298 hành khách và phi hành đoàn trên máy bay đã thiệt mạng.
Samira nhớ lại, vài ngày trước khi khởi hành, Miguel Panduwinata có vẻ lo lắng và đã hỏi cô những câu hỏi về cái chết, linh hồn và Chúa. Trước hôm khởi hành 1 ngày, khi đang chơi bóng đá, cậu bé đột nhiên hỏi lớn tiếng:
“Ngươi sẽ chọn chết như thế nào? Nếu như ta được chôn cất, thân thể sẽ như thế nào? Có phải linh hồn sẽ đi đến chỗ Chúa dù không cảm giác được điều đó?”
Vào buổi tối, cậu bé nói với mẹ:
“Con có thể ôm mẹ không?”
Rồi cậu bé ôm chặt mẹ không chịu buông tay. Cứ như thế, hai mẹ con đã trải qua đêm cuối cùng trên thế gian.
Nhưng linh cảm của cậu bé không phải là trường hợp duy nhất.
Nhiều người đã mơ về thảm họa mỏ than Aberfan trước khi sự việc xảy ra
Nửa thế kỷ trước, tại ngôi làng nhỏ Aberfan, miền nam xứ Wales, có một mỏ than khoáng sản. Hồ chứa chất thải của mỏ than này được đặt trên ngọn đồi Mercer phía trên ngôi làng.
Sáng ngày 21/10/1966, sau hai ngày mưa lớn liên tiếp, hồ chứa chất thải đã bị vỡ và đổ sập. Mưa lớn cuốn theo bùn và những phiến đá từ trên cao đổ xuống đã phá huỷ toàn bộ trường tiểu học địa phương và 20 ngôi nhà. Chỉ trong giây lát tất cả đều bị chôn vùi trong lớp bùn đen. Trong số 144 người thiệt mạng, có 116 học sinh tiểu học từ 8 đến 10 tuổi.
Quang cảnh tất bật giải cứu mỏ than Aberfan sau thảm họa. (Ảnh: Jim Gray/Getty)
Eryl Mai Jones, 10 tuổi, là một học sinh tại trường tiểu học này. Trước ngày xảy ra thảm hoạ, cô bé đã nói chuyện với mẹ:
“Mẹ ơi, con sẽ kể cho mẹ nghe về giấc mơ đêm qua”.
Mẹ cô bé trả lời:
“Con yêu, mẹ không có thời gian vào lúc này. Mẹ sẽ nghe câu chuyện của con sau”.
“Không, mẹ ơi, mẹ phải lắng nghe”, cô bé khăng khăng. Đoạn cô nói:
“Con mơ thấy mình đi học, ngôi trường đã biến mất, và toàn bộ mọi thứ đều bao phủ bởi một cái gì đấy màu đen!”.
Nửa tháng trước khi thảm họa xảy ra, Eryl đã nói với mẹ:
“Mẹ ơi, con không sợ chết”.
Người mẹ đang dọn dẹp phòng trả lời:
“Tại sao con lại nói về cái chết? Con vẫn còn quá nhỏ. Con phải ăn đi. Một cây kẹo mút nhé?”.
“Con không ăn. Tuy nhiên, con sẽ ở cùng Peter và June”, cô bé trả lời.
Sau thảm họa, Eryl và hai người bạn, Peter và Margaret Williams đã qua đời. Họ đã được chôn cất tại một nghĩa trang công cộng, mộ cô bé nằm giữa hai người bạn.
Mộ cô bé Eryl, bên cạnh là mộ người bạn đồng xấu xố. (Ảnh: findagrave.com)
Sự việc này được nhà tâm lý học người Anh JC Barker kể lại sau khi ông nghe nó từ một mục sư địa phương. Tính xác thực của câu chuyện đã được cha mẹ cô bé xác nhận bằng văn bản.
Barker đã ghi nhận được tổng cộng 76 giấc mơ mô tả báo trước thảm họa mỏ này. 24 trong số đó do chính những người thân, bạn bè của các nạn nhân kể lại và xác nhận.
Trong lịch sử, những trường hợp dự đoán trước được cái chết của mình như vậy không phải là ít. Một số ví dụ có thể kể đến như của Tổng thống Hoa Kỳ Lincoln, ca sĩ Elvis Presley và ca sĩ Michael Jackson.
Mark Twain mơ thấy cái chết của anh trai
Nghiên cứu tâm lý học đương đại đã phát hiện ra rằng giác quan thứ sáu thường xuyên xuất hiện khi người thân đang hoặc sẽ gặp bất trắc.
Nhà văn người Mỹ Mark Twain cũng có giấc mơ không thể đoán trước được về anh trai mình. Mark Twain (tên thật Samuel Langhorne Clemens) đã thấy rõ đám tang của anh trai mình trong giấc mơ.
Nhà văn người mỹ Mark Twain khi còn trẻ. (Ảnh: epochtimes.com)
Vào thời điểm đó, Sam, 23 tuổi và anh trai Henry chuẩn bị bước lên một con tàu trên sông Pennsylvania. Sam lúc đó đang học lái tàu còn Henry là một “nhân viên thử việc”. Đêm trước chuyến đi, Sam mơ thấy Henry đang nằm trong quan tài kim loại, mặc bộ đồ của người khác, với một bó hoa hồng trắng lớn trên ngực và một bông hồng đỏ ở giữa.
Khi Sam tỉnh dậy, anh cảm thấy rất buồn vì cảnh tượng trong giấc mơ quá chân thực. Gia đình khuyên anh hãy quên chuyện đó đi và anh cũng cố thuyết phục bản thân rằng đó chỉ là một giấc mơ.
Sau khi hai anh em lên tàu, Sam bị chuyển sang một con tàu khác vì mâu thuẫn với viên hoa tiêu nóng nảy. Trước khi rời đi, hai anh em đã thảo luận về các biện pháp đảm bảo an toàn trong trường hợp tàu đắm. Vào thời đó, sự cố nổ nồi hơi trên tàu xảy ra khá phổ biến.
Và nồi hơi của tàu Pennsylvania thực sự đã phát nổ. Henry đã chết ở Memphis vài ngày sau đó, một người phụ nữ đã quyên tặng cho anh một chiếc quan tài kim loại có giá trị.
Đến ngày 21/6/1858, khi hay tin về cái chết của anh trai, Sam đã vô cùng hoảng sợ khi biết rằng giấc mơ của mình trở thành sự thật: người anh trai đã chết mặc một bộ âu phục được cho mượn và nằm trong cỗ quan tài… Khi anh còn đang than khóc cho anh trai mình, thì một phụ nữ cầm bó hoa hồng trắng đã đi đến và đặt nó lên ngực Henry. Ở giữa bó hoa là một bông hồng màu đỏ.
Trải nghiệm này đã có ảnh hưởng sâu sắc đến suy nghĩ và phong cách văn chương của Mark Twain. Sau khi Hiệp hội Nghiên cứu Xã hội học ở London được thành lập vào năm 1882, ông là một trong những thành viên sớm nhất. Trong nghiên cứu, ông gọi loại linh cảm này là “điện tín tinh thần (mental telegraphy)”. Điều khiến ông vẫn day dứt là nếu ông biết những điềm báo trong giấc mơ sớm hơn, anh trai của ông có thể đã thoát khỏi cái chết đau lòng.
Loại linh cảm nào đáng tin cậy?
Larry Dossey (1940-) là vị bác sĩ trưởng của Bệnh viện Thành phố Dallas, sáng lập viên Hiệp hội Chẩn đoán Dallas, đồng thời là biên tập viên thâm niên của Tạp chí Y học Thay thế.
Cuốn sách bán chạy nhất của Dossey, Sức mạnh của linh cảm (The Power of Premonitions) , chứa nhiều ví dụ được trích dẫn về hiện tượng linh cảm. Lấy ví dụ, đúng vào hôm nhà thờ phát nổ, lần đầu tiên ghi nhận được hơn một chục người không đến nhà thờ để hát đúng giờ; một người mẹ thấy trước cảnh tượng máy bay đâm vào tòa nhà và đã hủy chuyến bay của gia đình tới Disney vào ngày 11 tháng 9.
Bác sĩ Larry Dossey và cuốn sách của ông. (Ảnh: Path Waves Show)
Trong cuốn ” Chữa bệnh ngoài cơ thể (Healing beyond the Body) “, Dossey cũng nói về một trường hợp người mẹ đột nhiên cảm thấy đau rát ở tay phải trong khi viết thư cho con gái. Bà đặt bút xuống, rồi sau đó nhận được một cuộc gọi thông báo con gái bà đã bị bỏng nặng ở tay phải do dính chất lỏng axit khi làm thí nghiệm.
Khi một người mẹ viết một lá thư cho con gái mình, cô đột nhiên cảm thấy đau rát ở tay phải. Sau đó cô nhận được một cuộc điện thoại và biết rằng con gái cô vừa bị bỏng ở tay phải. (Ảnh: epochtimes.com)
Bác sĩ tiến sĩ Bernard Beitman, một bác sĩ tâm thần người Mỹ, chỉ ra rằng một người có thể cảm nhận nỗi đau của người kia khi hai người đó là cặp song sinh hoặc họ hàng thân thích. Tuy nhiên, không giống những linh cảm rõ ràng, đối tượng thụ cảm bên này không hề biết rằng bên kia đang trải qua đau đớn.
Ông tin rằng, “suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta có tác động lớn hơn so với những gì chúng ta tưởng tượng”. Ông cũng đã trải qua những “trải nghiệm đồng phương tương tính” và nhận ra rằng “tất cả chúng ta là một”.
Kết luận: Linh cảm chủ yếu là các dự báo về thảm họa tiềm tàng
Nghiên cứu vào những năm 1950 cho thấy số lượng hành khách bị tai nạn tàu hỏa vào một ngày xác định thường ít hơn so với cái tuần ngay trước đó; tỷ lệ chỗ ngồi trống của 4 máy bay bị rơi trong vụ 911 là khá cao, và tỷ lệ hành khách trung bình trên cả 4 máy bay khi đó chỉ là 21%; các nhà sử học cũng đã chỉ ra rằng trước khi tàu Titanic khởi hành đã có khoảng 50 hành khách tạm thời huỷ chuyến.
Trên thực tế, trước vụ đắm tàu thế kỷ này, nhiều hành khách đã nói với người thân và bạn bè của họ rằng họ đã có linh cảm chẳng lành. Henry Wilde, sĩ quan trưởng tàu Titanic, trong lá thư viết cho em gái mình, đã viết:
“Anh không thích con tàu này. Anh có cảm giác kỳ lạ về nó”.
Bức thư được gửi đến Ireland ở điểm đỗ cuối cùng.
Annie Ward, một người giúp việc đã nói với mẹ cô trước khi lên tàu rằng cô không muốn đi thuyền qua đại dương, nhưng cô không thể giải thích được nỗi sợ hãi của mình đến từ đâu. Một cô bé 7 tuổi còn sống sót, Eva Hart, nhớ lại rằng hằng đêm mẹ cô không thể ngủ được, bà ngồi đó và thấy bất an về một con tàu sẽ gặp tai nạn nào đó.
Ava Hart (giữa), là cô gái may mắn sống sót trong vụ chìm tàu Titanic nhờ giác quan thứ sáu của người mẹ (phải). (Ảnh: epochtimes.com)
Mặc dù nghiên cứu khoa học vẫn không thể phát hiện ra linh cảm của con người đến từ nguồn nào, nhưng thông qua các số liệu thống kê các nhà nghiên cứu nhận ra rằng giác quan thứ sáu thường bộc phát khi sắp xảy ra các tai nạn gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Larry Dossey tin rằng sự xuất hiện của những trực giác này là có mục đích, “chủ yếu để bảo mọi người tránh được tai nạn”. Ông viết: “Nếu bạn biết có mối đe dọa tới cuộc sống đang đến gần, bạn sẽ có một cơ hội để tránh nó”.
Loại linh cảm nào đáng để chúng ta quan tâm? Theo Dossey, các cảm thụ từ giác quan thứ sáu về sự sống, cái chết và sức khỏe, cũng như những “giấc mơ” chìm đắm, thường là những cảnh báo nguy hiểm rất thiết thực.
Một tấm bưu thiếp in hình con tàu Titanic, có chữ ký của cô gái may mắn sống sót Eva Hart. (Ảnh: Peter Muhly/AFP/Getty Images)
Theo Đại Kỷ Nguyên