Tân Sinh

Vạn vật đều có linh: Ngựa cũng có hồn phách

Chắc hẳn không ít người trong chúng ta từng gặp hoặc nghe nói về chuyện gọi hồn, ví dụ như trẻ con bị dọa sợ đến phát sốt thì chỉ cần tìm hồn phách về là đứa trẻ sẽ hết bệnh. Kỳ thực vạn vật đều có linh, không chỉ con người mà mọi sinh vật đều có hồn phách, thậm chí chúng cũng biết không nên làm chuyện sai quấy.

Động vật cũng có linh tính, tình cảm như con người, thậm chí chúng còn biết không nên làm chuyện sai quấy. (Ảnh: kknews)

Ngựa chết đi sống lại

Sách cổ ghi lại: Triệu Cố Thường vô cùng yêu quý một con xích mã, thường cưỡi nó tham gia chiến chinh. Một ngày nó, Thường buộc dây cương ngựa trước chỗ trai giới, bỗng nhiên nó trướng bụng, không bao lâu thì chết.

Quách Phác từ phương Bắc tới để bái kiến Triệu Cố Thường. Người trông cửa nói: “Con ngựa tốt rất được tướng quân yêu quý nay đã chết, ngài vô cùng thương tiếc“.

Quách Phác liền nói với người trông cửa: “Ngươi cứ vào thông báo, nói rằng ta có thể cứu sống con ngựa này thì chắc chắn đại nhân sẽ đồng ý gặp ta“.

Nghe vậy, người trông ngựa ngạc nhiên và mừng rỡ, lập tức vào bẩm báo. Triệu Cố Thường hay tin thì vội vàng lệnh cho người trông cửa đi nghênh tiếp. Sau vài câu thăm hỏi qua lại, Triệu hỏi: “Ngươi thật sự có thể cải tử hồi sinh cho con ngựa của ta sao?“.

Quách đáp: “Tối có thể giúp nó sống lại“.

Triệu vui mừng tiến sát hỏi: “Cần phương thuật gì?“.

Quách nói: “Cần 20, 30 trai tráng khỏe mạnh đồng tâm hiệp lực, mỗi người cầm gậy tre, đi về phía Đông khoảng 30 dặm sẽ gặp gò đất toàn cây, giống như tòa miếu. Đến chỗ này, mọi người dùng gậy tre làm náo động, đập phá. Đến khi xuất hiện một con vật thì lập tức mang về. Có được vật ấy, ngựa liền sống lại“.

Thế là khoảng 50 binh sĩ dũng mãnh được sai đi. Quả đúng như lời Quách Phác, nơi kia thật sự có một rừng cây, trong đó có một con vật giống như khỉ mà lại biết bay nhảy. Các binh sĩ cùng vây bắt được con vật này lập tức giữ chặt đưa về. Nó từ xa thấy ngựa chết đã nhảy nhót muốn tiến đến. Quách lệnh binh sĩ thả ra, con vật này liền chạy đến trước đầu ngựa, hà hơi chầm chậm. Sau thật lâu, ngựa đứng dậy, phấn khích chạy nhanh, lúc này lại không còn thấy con vật kia.

Sau khi ngựa yêu sống lại, Triệu Cố Thường ra sức giúp Quách Phác qua được Giang Đông, hay còn gọi là Giang Tả.

Sỡ dĩ xích mã sống lại được là vì con vật kia chính là hồn phách của nó.

Nếu bạn vẫn không tin động vật cũng có linh hồn thì trong cuốn “Sưu Thần Ký” của Can Bảo cũng ghi lại một câu chuyện tương tự.

Chuyện kể rằng vào thời Đông Tấn có một người tên Hạ Hầu Hoằng có thể nhìn thấy quỷ, nói chuyện với quỷ. Một ngày nọ, con ngựa của Trấn Tây tướng quân Tạ Thượng bỗng nhiên chết đi khiến ông đau buồn phiền não vô cùng.

Lúc đó, Tạ Thượng nói với Hạ Hầu Hoằng: “Nếu ông có thể khiến con ngựa này sống lại thì ông đúng thật là gặp được quỷ rồi“.

Hạ Hầu Hoằng liền đi ra ngoài, qua thời gian thật lâu ông mới trở về và nói: “Thần Tiên trong miếu thích ngựa của ông nên mới bắt nó đi. Hiện giờ con ngựa này có thể sống lại được rồi“.

Nghe vậy, Tạ Thượng liền ngồi trước con ngựa đã chết, chỉ chốc lát sau, một con ngựa chạy từ ngoài cửa trở về, chạy đến chỗ thi thể con ngựa của Tạ Thượng thì biến mất, con ngựa chết kia lập tức có thể động đậy, đứng lên đi lại.

Cứ nói đến linh hồn là sẽ có không ít người cho rằng đó là mê tín, hoang đường. Thực ra không phải không có linh hồn mà là do chúng ta không thấy được linh hồn. Điều này đối với người theo Phật – Đạo – Thần càng có nhận thức sâu xa hơn.

4 con ngựa kinh hoảng chạy đến huyện nha

Quách Thạch Châu ở Lạc Dương nói: Huyện lân cận có một quả phụ sống chung với cha mẹ chồng, nàng vừa thủ tiết thờ chồng vừa quán xuyến hết việc nhà. Trong vùng có một phú ông để ý đến quả phụ này. Cha mẹ chồng đã đồng ý bán con dâu làm thiếp cho ông ta để lấy hai trăm lượng bạc.

Đến ngày đón dâu, cha mẹ chồng buộc nàng khoác trang phục lộng lẫy, ép nàng trèo lên xe ngựa. Quả phụ này không chịu đi, họ liền dùng vải đỏ trói tay nàng ra sau lưng, bà mối ôm nàng ngồi trên xe. Tất cả mọi người vây xem đều thở dài, cảm thấy nàng bị đối xử bất công, nhưng không có người nhà của quả phụ ở đây, mọi người không tiện ra mặt ngăn cản.

Khi người đánh xe kìm cương ngựa thì quả phụ khóc la, lập tức cuồng phong gào thét khiến bốn con ngựa kinh sợ chạy như bay. Thế nhưng chúng không chạy về nhà phú ông mà trực tiếp hướng về thị trấn, nhanh chóng băng qua con đường bùn lầy giống như chạy trên đường bằng phẳng, cho dù đi qua con đường nhỏ hẹp hay lên cây cầu nguy hiểm cũng đều không làm lật xe.

Một mạch chạy đến trước cửa huyện nha xe ngựa mới vững vàng dừng lại, nhờ đó chuyện ép cưới này mới bị vỡ lỡ, giúp quả phụ thoát được cuộc mua bán này.

Con ngựa còn biết không nên làm chuyện sai quấy thì con người chúng ta càng phải biết tránh làm chuyện xấu. Bởi trên đời này, “thiện ác hữu báo” chính là lẽ công bằng của vũ trụ. Thế giới tự nhiên và xã hội luôn vận động không ngừng và người làm chuyện ác chắc chắn sẽ gặp quả báo, vấn đề là thời gian sớm hay muộn mà thôi!

Ngựa trung thành sẵn sàng chết theo chủ

Vào triều Minh có một người tên Trần Chương giữ chức Thống quân Hoài Nam, sau được phong thêm chức Bình Chương Sự, vào triều tiếp nhận bổ nhiệm. Lúc đó Thừa tướng Lý Thăng nói với Trần Chương: “Một lát nữa tôi sẽ đến quý phủ chúc mừng ông, nhân tiện gặp công tử nhà ông xem có duyên làm rể hiền của tôi hay không. Mời ông đi trước một bước“.

Trên đường về phủ, con ngựa cưỡi của Trần Chương đột nhiên sẩy chân làm ông ngã xuống đường. Trần Chương vừa về đến nhà được một lúc thì Lý Thăng tới chơi, ông gắng gượng đứng dậy nghênh đón. Lý Thăng an ủi, hỏi thăm tình trạng thương tích một hồi liền vội vàng cáo biệt ra về.

Trần Chương sai người dắt con ngựa đến quở trách: “Hôm nay ta được phong quan, lại chuẩn bị bàn chuyện hôn nhân, ngươi lại làm ta té xuống đường, cái đồ súc sinh này!“. Tức giận như thế nhưng ông lại không đành lòng giết nó, bèn nhốt con ngựa lại, cấm người làm cho nó ăn.

Tối hôm đó, người chăn ngựa lặng lẽ lấy rơm cho nó, nhưng con ngựa chỉ nhìn cho đến khi Mặt Trời ló dạng cũng không ăn, vài ngày sau đó đều như vậy.

Thấy kì lạ, người chăn ngựa bèn bẩm báo chuyện này với Trần Chương. Nghe xong Trần Chương ra lệnh dắt ngựa đến rồi nói với nó: “Ngươi đã biết rõ sai lầm của bản thân, vậy thì ta đặc xá cho ngươi đó!“. Con ngựa nghe thế liền cao hứng chạy đi, từ ngày hôm đó bắt đầu ăn uống bình thường trở lại, tiếp tục nghe lời chủ nhân làm vật cưỡi.

Nhiều năm sau, Trần Chương trấn thủ Tuyên Thành, hiết thời gian nhậm chức liền về quê, được một thời gian ngắn thì qua đời. Mười ngày sau, con ngựa này cũng than khóc chết theo.

Từ câu chuyện này có thể thấy ngựa trung thành đến mức nào. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Animal Behavior Magaztreen cũng nhận định, nếu bạn tử tế với ngựa thì chúng có thể trở thành người bạn chung thủy nhất và lâu bền nhất. Nghiên cứu này còn cho thấy ngựa có thể hiểu được tiếng người nhiều hơn ta tưởng. Trí nhớ của ngựa khá tốt, chúng nhớ được mặt người sau thời gian xa cách rất lâu và nhớ lệnh tới 10 năm hay lâu hơn.