Lịch sử thế giới hiện đại đã ghi nhận nhiều tội ác ‘phản nhân loại’ được thực hiện bởi các tổ chức hết sức tàn bạo. Điều đáng sợ hơn cả là những tổ chức này lại được chính quyền hậu thuẫn. Sau đây là 5 tổ chức khét tiếng đã để lại vết nhơ không thể xóa đối với đạo đức nhân loại.
Tiếp theo phần 1
4. Hồng vệ binh
Hồng vệ binh (Red Guards) thành lập vào ngày 29/5/1966, hai tuần sau khi Cách mạng Văn hóa được Mao Trạch Đông khởi xướng. Danh xưng này dùng để chỉ các thanh, thiếu niên Trung Quốc được giáo dục tôn sùng chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Mao Trạch Đông.
Bắt đầu từ những năm 1950, ý thức hệ Marx-Mao được tiêm nhiễm, nhồi nhét vào đầu hàng triệu trẻ em Trung Quốc. Với tư cách là thế hệ đầu tiên được sinh ra và lớn lên trong một nước Trung Hoa mới, dưới lá hồng kỳ (cờ đỏ) cách mạng, những đứa trẻ này chấp nhận một cách vô tư bất kỳ điều gì chúng được dạy ở trường và những gì truyền thông nhà nước xả ra hàng ngày.
Hồng vệ binh cầm cuốn “Mao tuyển” diễu hành trên đường phố Bắc Kinh vào tháng 6/1966. (Ảnh: Jean Vincent/AFP/Getty Images)
Hồng vệ binh tuyên thệ sự trung thành vô điều kiện dành cho ‘Chủ tịch Mao kính yêu’, cố gắng rèn luyện hằng ngày để trở thành những người kế thừa cách mạng xứng đáng, và hứa cống hiến cuộc đời mình cho lý tưởng cộng sản. Đây là nguồn lực chủ yếu cho sự trỗi dậy của Hồng Vệ Binh những năm sau đó.
Hồng vệ binh nhảy “điệu múa trung thành”. (Ảnh: sina)
Tàn sát người dân trong Cách mạng Văn hóa
Dưới chỉ thị “Quét sạch quỷ trâu thần rắn”, làn sóng giết người đầu tiên của Hồng vệ binh bắt đầu càn quét vào tháng 6/1966 và nhanh chóng mở rộng trên toàn quốc nhằm tra khảo và giết “quỷ trâu thần rắn”.
Đỉnh điểm của bạo lực là Tháng Tám Đỏ (1966), Hồng vệ binh Bắc Kinh đã tra tấn và giết chết 1.772 người. Vô số thi thể chất thành đống không thiêu kịp phải ướp băng, máu và nước trộn lẫn vào nhau. Học sinh trung học mười mấy tuổi mang thầy hiệu trưởng, người hàng xóm ra tra tấn đến chết. Nhiều người tự sát vì bị đấu tố làm nhục, bị công kích quấy rối điên cuồng. Những người này bị giết bởi những kẻ mà họ không có thù oán gì. Thế nhưng, đối với những đứa trẻ này thì “Nhân từ với kẻ thù giai cấp là tàn độc với nhân dân vô sản”.
Một bí thư đảng cộng sản và vợ của một quan chức khác bị Hồng vệ binh bôi mực đấu tố tại một sân vận động ở Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc năm 1966. (Ảnh: Li Zhensheng/Chinese University Press)
Hồng vệ binh đã trục xuất những cư dân Bắc Kinh bị phân loại trong các cuộc vận động trước là “địa chủ, phú nông, phản động, phần tử xấu, và cánh hữu” và bắt họ về nông thôn. Các thống kê chính thức chưa đầy đủ đã cho thấy rằng 33.695 ngôi nhà đã bị lục soát và 85.196 cư dân Bắc Kinh đã bị đuổi ra khỏi thành phố và gửi trả về nguyên quán của cha mẹ họ. Hồng Vệ binh trên toàn quốc đã theo đó mà đuổi trên 400.000 cư dân thành thị về nông thôn. Thậm chí cả những quan chức cao cấp có cha mẹ là địa chủ cũng bị đày ải về nông thôn.
Cách mạng Văn hóa khiến vô số người Trung Quốc phải chịu bức hại tàn khốc. (Ảnh: medium)
Hành động của Hồng vệ binh đã được Mao Trạch Đông ca ngợi. Ông ta ban hành một thông cáo chung, trong đó quy định cấm mọi sự can thiệp từ phía cảnh sát vào hoạt động của Hồng vệ binh vào ngày 22/8/1966. Người nào làm trái với thông cáo đó sẽ bị gán cho tội danh “phản cách mạng”. Đến ngày 5/9/1966, một thông cáo khác được ban hành khuyến khích tất cả Hồng vệ binh đến Bắc Kinh trong một quãng thời gian xác định. Tất cả chi phí, bao gồm ăn ở và đi lại sẽ được chính quyền chi trả.
Ngày 22/7/1967, Giang Thanh (vợ Mao) chỉ đạo Hồng vệ binh có thể thay thế Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa nếu cần thiết. Sau khi nhận được sự khích lệ của Giang Thanh, Hồng vệ binh bắt đầu cướp phá các doanh trại và các tòa nhà quân đội. Hành động này kéo dài tới tận mùa thu năm 1968, mà không bị các tướng lĩnh quân đội ngăn chặn.
Phá tứ cựu
Chưa đủ, Mao còn phát động chiến dịch Phá tứ cựu (tiêu diệt bốn cái cũ): phong tục, văn hóa, tập quán, tư tưởng. Chiến dịch này đàn áp các tôn giáo, tín ngưỡng, đồng thời phá hoại văn hóa truyền thống của một Trung Hoa 5.000 năm. Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) với học thuyết vô Thần nói rằng truyền thống, đạo đức và luân lý là phong kiến, mê tín, phản động và tiêu hủy tất cả dưới danh nghĩa cách mạng.
Một cảnh đốt tượng Phật trong Cách mạng Văn hóa. (Ảnh: Twitter)
Thời điểm đó, trường học đóng cửa trong hai năm để học sinh đi ‘cứu cách mạng’, hàng trăm nghìn Hồng vệ binh kéo nhau tới các thành phố, làng quê trên khắp đất nước để đấu tố bất kỳ ai bị cho là phản động, chống lại đường lối “cải cách” của Mao. Đấu tố ai là quyền của chúng. Thích đấu tố ai thì chúng đến nhà lôi họ ra đấu tố với những hình phạt khủng khiếp nhất. Nhiều lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chính phủ Trung Quốc như vợ chồng Lưu Thiếu Kỳ, nguyên soái Bành Đức Hoài, thậm chí cả Đặng Tiểu Bình cũng bị lôi ra xử. Những đứa trẻ này, ngày hôm trước chỉ biết đi học, chơi đùa cùng bạn bè, nhưng khi trở thành Hồng vệ binh, chúng có quyền lực vô hạn, quyền lực lớn hơn tất cả mọi quyền lực khác.
Lưu Thiếu Kỳ bị đem ra đấu tố. (Ảnh: sina)
Hồng vệ binh còn đốt sách, đốt thư viện, san bằng những di tích của hàng nghìn năm lịch sử, những kiến trúc cổ xưa, những nơi thờ tự, tất cả những gì liên hệ đến văn hoá cũ. Chỉ cần ai đó biết một thứ tiếng nước ngoài, tủ sách trong nhà có những cuốn sách bằng tiếng nước ngoài… đã đủ là kẻ thù của chúng.
Đề tự “Thanh Hoa Viên” trong miếu thờ Đại học Thanh Hoa bị đập nát. (Ảnh: kknews)Tấm hoành phi “Vạn Thế Sư Biểu” trong miếu Khổng Tử bị thiêu trụi. (Ảnh: kknews)
Cuối năm 1968, nhận thức được tình trạng nguy hiểm, cũng như những hoạt động của Hồng vệ binh đã vượt quá sự kiểm soát của mình, Mao đã phát động phong trào “Tiến về nông thôn”, đưa các Hồng vệ binh về các vùng sâu, vùng xa, nói rằng để chúng lao động, học hỏi kinh nghiệm của những người công nhân, nông dân. Thực chất là để điều chuyển các Hồng vệ binh từ thành phố về nông thôn, nơi chúng ít có khả năng gây loạn nhất, nhằm khống chế hoạt động và ảnh hưởng của chúng, giam lỏng chúng tại những vùng đó.
Lúc đầu, nhiều đứa trẻ hăng say bắt tay vào “công cuộc mới” vì tin rằng chúng đang thực hiện ý nguyện của Mao. Dần dần, từ chỗ chỉ đi lang thang đây đó để đấu tố, phá phách, không phải lo đến chỗ ngả lưng, không phải lo đến vấn đề ăn mặc, nhưng giờ phải tự lo tất cả, phải ngủ ở nhà dân trong điều kiện chật chội, tối tăm (vì nhà ở nông thôn Trung Quốc thời đó thường là nhà đất, không có cửa sổ), phải lao động nặng nhọc, quần quật cả ngày, nên nhiều đứa đã bỏ trốn. Những đứa trẻ này thường bị bắt ngay sau đó và bị xử tử vì tội phản bội, nhằm làm gương cho những người khác. Những đứa không đủ can đảm chạy trốn thì, hoặc tìm con đường tự sát, hoặc cúi đầu chịu số phận.
Học sinh trung học huyện Đức An, khu Cùng Sơn, tỉnh Giang Tây thì cũng phải “lên núi xuống làng”. (Ảnh: Twitter)
Theo thống kê, 17 triệu thanh, thiếu niên, trong đó gần 5 triệu Hồng vệ binh bị điều chuyển, hàng trăm nghìn bị tra tấn hay bị xử tử. Hồng vệ binh tan rã từ đó và sau này người dân Trung Quốc gọi chúng là “Thế hệ bỏ đi”.
5. Phòng 610
Phòng 610 được Giang Trạch Dân thành lập vào ngày 10/6/1999 và được đặc cách trao cho quyền lực hết sức sâu rộng.
Phòng 610 là tổ chức phi pháp do cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân thành lập vào ngày 10/6/1999 với mục đích điều phối và thực thi việc đàn áp Pháp Luân Công, môn khí công từng phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc từ năm 1992 – 1999. Phòng 610 này được mô tả giống như tổ chức Gestapo của Đức Quốc Xã và Tổ Cách mạng Văn hóa Trung Quốc trước đây.
Cảnh một buổi tập Pháp Luân Công thường thấy ở Trung Quốc trong những năm 1992-1999. (Ảnh: minghui.org)
ĐCSTQ tôn thờ chủ nghĩa vô Thần, chủ nghĩa duy vật và học thuyết đấu tranh, đồng thời nhồi nhét niềm tin này vào dân chúng nhằm duy trì quyền lực của mình – và điều này ‘vô tình’ đối lập với hệ tư tưởng Chân – Thiện – Nhẫn ôn hòa cùng niềm tin chân chính nơi Thần, Phật của Pháp Luân Công.
Ngoài ra, môn khí công này cũng khuyến khích người tập quay trở về với văn hóa truyền thống như Nhân Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, ‘thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo’… điều mà ĐCSTQ đã cố gắng phá huỷ kể từ khi nắm quyền để duy trì sự thống trị của mình. Chính vì điều này mà Pháp Luân Công nhanh chóng trở thành đối tượng bị tiêu trừ của ĐCSTQ bên cạnh các tôn giáo khác như Cơ Đốc giáo, Thiên Chúa giáo, Phật giáo, v.v…
Từ năm 1992 – 1994, 54 khóa học Pháp Luân Công đã được tổ chức. (Ảnh: minghui.org)Hơn 3000 giải thưởng và giấy công nhận quốc tế dành cho Pháp Luân Công và nhà sáng lập. (Ảnh: minghui.org)Chủ tịch Quốc hội Kiều Thạch viết vào báo cáo điều tra của chính quyền Trung Quốc đối với Pháp Luân Công: “Pháp Luân Công đối với đất nước và nhân dân chỉ có trăm điều lợi mà không có một điều hại”. (Ảnh: weibo)
Vào ngày 20/7/1999, Cựu Chủ tịch Trung Quốc, Giang Trạch Dân đã phát động chiến dịch với chính sách “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể” nhằm “diệt tận gốc” Pháp Luân Công trong 3 tháng.
Dưới chỉ thị của Giang Trạch Dân: “Đối với học viên Pháp Luân Công, đánh chết được tính là tự sát”, nhân tính không còn chịu ước thúc nữa, trong các trại lao động ở Trung Quốc xuất hiện “kho tài nguyên người”, tại đại lục xuất hiện thị trường mua bán nội tạng “phồn vinh” dị thường, tội ác mổ lấy nội tạng từ đó phát sinh…
Tra tấn học viên đến chết
Nhiều nhà hoạt động nhân quyền đã thu thập được hơn 100 cách thức tra tấn thể xác và tinh thần mà cảnh sát sử dụng lên các học viên Pháp Luân Công như, đánh đập đến chết, đâm ghim hoặc tăm tre dưới các móng tay, chôn sống, sốc điện, tiêm các loại thuốc nguy hiểm vào người…
Các học viên Pháp Luân Công bị đâm ghim hoặc tăm tre dưới các móng tay. (Ảnh minh họa phương thức tra tấn)
Học viên cũng thường bị cưỡng bức ăn những thứ kinh khủng như dầu nóng, nước sôi, thuốc tẩy, thậm chí là nước tiểu và phân người. Chính quyền đã khen thưởng phát minh bức thực bằng phân của cảnh sát, và tuyển gửi một đội từ khắp nước đến để học tập phương pháp này.
Đồng thời, số lượng lớn nữ học viên (kể cả người cao tuổi) trở thành nạn nhân của cuộc khủng bố tính dục với nhiều phương thức như hãm hiếp tập thể, cưỡng ác dâm bằng cách nhét ớt hay chọc những vật thể như cán chổi, bàn chải nhà vệ sinh vào trong âm đạo, giật điện vào cơ quan sinh dục bằng dùi cui điện, kẹp cơ quan sinh dục hoặc núm vú đến khi bị rách nát, đâm vào núm vú bằng những thanh sắt nung đỏ…
Gương mặt cô Cao Dung Dung bị cháy đen và biến dạng sau khi bị sốc điện 7 tiếng liên tiếp.18 học viên nữ bị ném vào phòng giam của nam và cảnh sát khuyến khích những tù nhân nam cưỡng hiếp họ, dẫn đến cái chết, sự tàn tật và rối loạn tinh thần cho các nạn nhân. (Ảnh: minghui.org)
Thậm chí, tại bệnh viện tâm thần Xương Bình ở Bắc Kinh, sau khi hai vợ chồng học viên bị hại chết để lại con gái mới 9 tuổi, hàng ngày có 3 tên du côn thường xuyên đến hãm hiếp cô bé, khiến mức thân thể bại liệt tàn tạ không đi lại được, việc vệ sinh cũng ở ngay trên giường. Và trong phòng không ai dám lên tiếng phản kháng.
Giết người lấy nội tạng để kiếm lời…
Báo cáo từ các nhân chứng và các bác sĩ Trung Quốc tiết lộ học viên Pháp Luân Công đã bị giết ngay khi còn sống để lấy nội tạng, sau đó chúng được bán và cấy ghép, điều này đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho ngành thương mại cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc. Thủ phạm chính là những viên chức ĐCSTQ, họ hợp tác với các bác sĩ phẫu thuật, giới chức trách của trại giam, và cả giới viên chức quân đội.
Điều tra của Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) kết luận: “Hơn 2 triệu học viên Pháp Luân Công đã bị giết để mổ sống lấy nội tạng”. (Ảnh: Twitter)
Quách Văn Quý, tỷ phú Trung Quốc hiện đang tị nạn tại Hoa Kỳ đưa ra nghi vấn: “Tại sao một số lãnh đạo Trung Quốc và con cái của họ bị ung thư mà hiện giờ vẫn còn sống?” Ông Quý cho biết đó chính là nhờ cấy ghép nội tạng, thậm chí còn tiết lộ thêm rằng con trai Giang Trạch Dân là Giang Miên Hằng bị ung thư thận, vì để có 3 quả thận sống đã giết 5 người, do có 2 người thận không khớp nên giết nhầm.
Thi thể anh Vương Bân, một học viên Pháp Luân Công bị tra tấn và mổ cướp nội tạng vào ngày 24/9/2000. (Ảnh qua Flabber)
Một cựu sinh viên một trường quân y tại Trung Quốc cũng rùng mình kể lại ký ức kinh hoàng khi tham gia mổ cướp nội tạng người còn sống mà anh từng phải trải qua. Thời điểm đó, một cậu thanh niên dưới 18 tuổi bị trói bằng dây thừng được quân đội đưa đến bệnh viện Đa khoa Quân đội Thẩm Dương. Sau khi sát trùng phần ngực cậu thanh niên, một bác sĩ cầm lấy dao mổ, và rạch một đường dài từ xương ức xuống tận rốn của cậu ta. Máu và ruột ngay lập tức vọt ra. Bác sĩ nhanh chóng cắt một quả thận, người bác sĩ còn lại cắt quả thận từ bên kia của cậu thanh niên một cách thành thục.
George Zheng vẫn bị ám ảnh trong suốt một thời gian dài kể từ sau khi tham gia vào vụ việc kinh hoàng đó.
Tiếp đó, người bác sĩ đối diện yêu cầu người sinh viên phải lấy nhãn cầu của cậu thanh niên. Khoảnh khắc người sinh viên tiến lại và nhìn vào mắt cậu thanh niên, mí mắt cậu ta động đậy và có gì đó rất kinh hoàng trong mắt cậu. Người sinh viên khiếp sợ và đờ ra. Đột ngột, người bác sĩ kéo mạnh đầu người thanh niên với tay trái, sử dụng hai ngón tay trái để giữ mí mắt mở, rồi dùng cái kẹp gắp bông ở tay phải để móc nhãn cầu ra…
Đoàn diễu hành tưởng nhớ những học viên Pháp Luân Công đã bị giết hại tại Trung Quốc xác minh được danh tính.
Và có một sự thật là, đã 20 năm trôi qua, kể từ ngày cuộc bức hại được phát động, nhưng tội ác này diệt chủng nhân loại này vẫn đang tiếp diễn cho tới tận ngày nay…
Theo Tinh Hoa