Công Tôn Long vào thời Xuân Thu đã từng đề ra học thuyết “Bạch mã phi mã” (Ngựa trắng không phải ngựa). Ông cho rằng “Ngựa trắng” là nhận định về hai chủng tính chất khác nhau, một loại tính chất là “Trắng”, một loại tính chất là “Ngựa”. Nếu như chỉ nói “Ngựa” thì không bao hàm tính chất “Trắng” trong “Ngựa trắng”. Do đó “Ngựa trắng không phải ngựa” thì “Ngựa trắng” chỉ có thể nói là “Ngựa trắng”.
Trưởng Đặc khu Đổng Kiến Hoa không rõ đã từng nghe qua thuyết này của Công Tôn Long hay chưa, tuy nhiên trong hội nghị luật pháp năm 2001, ông lại phát biểu một thuyết bắt chước theo “Ngựa trắng không phải ngựa”, tạo thành một khái niệm rất hỗn loạn. Cái mệnh đề của ông gọi là “Tà giáo phi giáo” (Tà giáo không phải giáo).
Ông Đổng một mặt nói “Không nghi ngờ gì nữa, Pháp Luân Công là tà giáo”, một mặt lại nói “Pháp Luân Công không phải tôn giáo”, “Là một tổ chức chính trị”, “Do đó không liên quan đến vấn đề tự do tôn giáo”. Cần biết rằng, tà giáo cũng là một loại tôn giáo, chứ không phải vì nó “tà” mà nói nó không phải tôn giáo. Nếu nói tà giáo không phải giáo, vậy thì cũng có thể dùng học thuyết “Ngựa trắng không phải ngựa” để nói Thiên chúa giáo, Phật giáo, Cơ đốc giáo không phải giáo. Như vậy, chỉ có thể cho rằng tà giáo là tà giáo, Thiên chúa giáo là Thiên chúa giáo, Phật giáo là Phật giáo, thế thì sự phụ thuộc của các khái niệm khác nhau trong ngôn ngữ chính là đã không còn nữa.
Các quốc gia đã thiết lập “luật chống tà giáo” như nước Pháp, chẳng phải vì tà giáo không phải tôn giáo, mà là do “luật chống tà giáo” không liên quan đến tự do tôn giáo, mà là vì tà giáo tuy thuộc tôn giáo nhưng nó là “tà”, vậy nên mới cần thiết lập “luật chống tà giáo”. Ông Đổng cho rằng, nói Pháp Luân Công là tà giáo, là vì Pháp Luân Công tại Hồng Kông và Pháp Luân Công tại Đại Lục là “Cùng một giáo chủ, cùng một giáo điều”, ông Đổng đây còn nói với Albert Ho: “Nếu như anh xem xong những giáo điều này, tôi tin anh sẽ có kết luận nó là (tà giáo) như vậy”.
Tà giáo sở dĩ được coi là “tà”, không phải vì nó giống tôn giáo khác: có thể có một giáo chủ (Như Giáo hoàng của Thiên chúa giáo), có một số “Giáo điều không hợp lý”, có một số “Thần” không giống cái mà khoa học nhận định được đề cập trong kinh thánh hay có tuyên bố về ngày tận thế như trong kinh Khải Huyền. Mà tà giáo được coi là “tà” khi nó thực hành các loại thủ đoạn tiêu diệt người dân (Như Aum Shinrikyo ở Nhật Bản), hoặc loại hành vi tự tử tập thể (Như người dân của thần điện giáo ở Mỹ). Nó muốn dùng những cái này để hiện thực giáo lý của nó. Xuất phát từ mục đích bảo vệ cuộc sống của người dân, một số quốc gia văn mình mới cấm chế các hoạt động tà giáo.
Xét về hành vi, Pháp Luân Công không hề có hành vi tiêu diệt người dân hay tự sát tập thể, thậm chí còn không hề tuyên truyền khuyến khích hành vi đó. Vì vậy, không thể dùng học thuyết “Ngựa trắng không phải ngựa” để chụp mũ vào “Tà giáo”.
Dịch từ: Epochtimes.com