Hoàng Đế nội kinh” là kinh điển của người tu Đạo, cũng là nền tảng để tạo ra nền Đông y kỳ diệu, huyền bí với hệ thống lý luận kinh lạc, kinh mạch, huyệt vị được khoa học hiện đại công nhận và ứng dụng. (Ảnh: Shutterstock)

Chúng ta có lẽ cũng đã ít nhiều nghe hoặc sử dụng những câu thành ngữ như “Thần hồn điên đảo”; “Hồn phi phách tán”, sau này chỉ có y học hiện đại, cũng gọi là Tây y thì lại không thấy nói về thần, hồn, phách. Vậy tại sao người xưa lại sử dụng những danh từ này? Chúng có căn cứ gì?

Chúng ta đều ở trong tử cung của người mẹ, mang thai 10 tháng rồi sinh ra. “Hoàng Đế nội kinh” – kinh điển khởi đầu của Đông y cho rằng: Con người là do “Thiên địa hợp khí” sinh ra. Vậy con người sinh ra dưới tác dụng của hợp khí của trời đất như thế nào?

Con người là do “Thiên địa hợp khí” 

“Hoàng Đế nội kinh” viết: “Con người sinh ra từ đất, sinh mệnh liên hệ với trời, trời đất hợp khí sinh ra, gọi là người”

Con người tuy sinh ra từ đất (địa cầu), nhưng sinh mệnh lại có nguồn gốc từ trời (Thiên quốc), mà con người là do trời đất hợp khí sinh ra, cũng có nghĩa là con người là sinh mệnh hình thành dưới tác dụng đồng thời của trời và đất.

Con người do trời đất hợp khí sinh ra, do đó cấu thành nên con người có bao gồm thành phần của trời và thành phần của đất. Đất là thuộc về hữu hình, còn trời thuộc về vô hình. Hữu hình và vô hình là lấy mắt người làm tiêu chuẩn phán đoán, hữu hình thì mắt người nhìn thấy, còn vô hình thì mắt người không nhìn thấy.

Thành phần của đất là thân thể hữu hình sinh ra ở đất, bộ phận này tương tự với những điều mà Tây y nói đến, bao gồm ngũ tạng lục phủ tứ chi, xương cốt… Còn bộ phận mà mắt người không nhìn thấy là thành phần vô hình sinh ra ở trời, bộ phận này thì Tây y không thể nào nghiên cứu được, bao gồm thần, hồn, phách… 

Con người do trời đất hợp khí sinh ra, do đó cấu thành nên con người có bao gồm thành phần của trời và thành phần của đất.
Con người do trời đất hợp khí sinh ra, do đó cấu thành nên con người có bao gồm thành phần của trời và thành phần của đất. (Ảnh: Shutterstock)

Thần, hồn, phách là thứ mà con người ắt phải có đủ

Con người ngoài thân thể hữu hình ra thì ắt phải có cả thành phần vô hình thì mới có thể trở thành một sinh mệnh hoàn chỉnh được. “Hoàng Đế nội kinh” đã nói rất cụ thể về sự hình thành nên con người như sau:

Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá: “Trò muốn nghe con người thuở ban đầu sinh ra, khí gì làm nền tảng, lấy gì để bảo vệ, mất gì mà chết, được gì mà sinh?”

Kỳ Bá nói: “Lấy mẹ làm nền tảng, lấy cha làm bảo vệ, mất thần thì chết, có được thần thì sinh”.

Hoàng Đế lại hỏi: “Thần là gì?”

Kỳ Bá đáp: “Khí huyết hòa hợp, dinh khí (khí nuôi dưỡng) và vệ khí (khí bảo vệ) đã thông, ngũ tạng đã hình thành, thần khí ở tâm, hồn phách đầy đủ thì thành con người”

Có thể thấy, con người sinh ra là có huyết của mẹ làm cơ sở, có tinh của cha làm hộ vệ, kết hợp thành bào thai, khí huyết hòa hợp, dinh khí vệ khí thông suốt, sinh ra ngũ tạng, và phải có thần trú ở tim, hồn và phách đều phải đầy đủ thì mới trở thành con người hoàn chỉnh được.

con người sinh ra là có huyết của mẹ làm cơ sở, có tinh của cha làm hộ vệ, kết hợp thành bào thai
Con người sinh ra là có huyết của mẹ làm cơ sở, có tinh của cha làm hộ vệ, kết hợp thành bào thai… (Ảnh: Shutterstock)

Nguyên thần là chúa tể thực sự của con người

Thần mà trong “Hoàng Đế nội kinh” nói đến chính là Nguyên thần mà Đạo gia giảng. “Hoàng Đế nội kinh” viết: “Mất thần thì chết, có được thần thì sống”. Điều này nói rõ nguyên thần là cực kỳ quan trọng đối với con người. Con người sinh ra phải có nguyên thần thì mới có thể trở thành người. Con người một khi mất đi nguyên thần thì sẽ tử vong. “Hoàng Đế nội kinh” viết: “Tâm tàng chứa thần”, tim có chứa nguyên thần, cái tâm hữu hình tàng chứa nguyên thần vô hình. “Hoàng Đế nội kinh” cũng viết: “Tâm là quân chủ của thân, là chỗ Thần linh xuất ra”. Lục phủ ngũ tạng do tâm làm chúa tể, chính là vì tâm có tàng chứa nguyên thần, còn nguyên thần mới là chúa tể thực sự của con người.

Đông y là y học Thần truyền

Tại sao kinh sách “Hoàng Đế nội kinh” của Đông y lại giảng ra được bộ phận vô hình mà mắt người không nhìn thấy, còn Tây y thì không cách nào nghiên cứu được? Bởi vì nó liên quan đến bản chất khác nhau của hai nền y học này: Tây y thuộc về y học thực chứng, đại bộ phận là dùng mắt nghiên cứu bộ phận hữu hình của thân thể người, tuy có một số khí cụ có thể thăm dò được vô hình, nhưng vẫn còn rất hạn chế. Còn Đông y thì thuộc về y học Thần truyền, là Thần, Thượng Đế (Ngọc Hoàng Thượng Đế) truyền cho, ví như những truyền nhân của Y Đạo như Hoàng Đế, Kỳ Bá, Biển Thước, Hoa Đà… đều có công năng “Thiên mục”, có khả năng thấu thị nhân thể – nhìn xuyên thấu thân thể, do đó mới có thể nhìn thấy bộ phận vô hình mà người bình thường không thể nhìn thấy, ví như thần, hồn, phách, khí, mệnh môn… Đó đều là những bộ phận tinh hoa trong nghiên cứu của Đông y, vô cùng có giá trị.

ví như những truyền nhân của Y Đạo như Hoàng Đế, Kỳ Bá, Biển Thước, Hoa Đà... đều có công năng "Thiên mục", có khả năng thấu thị nhân thể - nhìn xuyên thấu thân thể
Ví như những truyền nhân của Y Đạo như Hoàng Đế, Kỳ Bá, Biển Thước, Hoa Đà… đều có công năng “Thiên mục”, có khả năng thấu thị nhân thể – nhìn xuyên thấu thân thể. (Ảnh: Shutterstock)

Con người có thể tu luyện thành Thần

“Đạo đức kinh” của Lão Tử giảng rằng, con người là một trong 4 thứ vĩ đại của vũ trụ. Lão Tử nói: “Thế nên Đạo vĩ đại, Trời vĩ đại, Đất vĩ đại, con người cũng vĩ đại. Trong vũ trụ có 4 thứ vĩ đại, mà con người là một trong số đó”. Tại sao Lão Tử lại xếp con người cùng với Đạo, Trời, Đất vào hàng “4 thứ vĩ đại”?

Điều này cho thấy địa vị rất cao của sinh mệnh con người, vượt rất xa các loài động vật, là anh linh của vạn vật. Bởi vì con người là từ thế giới thánh khiết tốt đẹp của Thần đến chốn nhân gian (Trời Đất hợp khí sinh ra, gọi là người). Tu luyện chính là phải “phản bổn quy chân” (trở về với nguồn gốc, trở về với bản chất chân thực của sinh mệnh), trừ bỏ những tư tưởng hậu thiên bất hảo, quay trở về với bản tính thuần chân, thiện lương của nguyên thần, trở về với Thiên quốc nơi nguyên thần sinh ra, đó mới là ý nghĩa lớn nhất của sinh mệnh con người.

Trí tuệ của lý luận Đông y

Từ trí tuệ của lý luận Đông y (Hoàng Đế nội kinh), chúng ta có thể giải thích được khá nhiều điều hiện hữu trong cuộc sống mà Tây y cũng như khoa học hiện đại còn chưa tiếp cận đến. Một vài ví dụ cụ thể như sau.

1. “Tâm tàng chứa thần”:

Tim tàng chứa nguyên thần, do đó trong dân gian thường nói “lòng thương nhớ”, “thỏa lòng mong mỏi”, “lưu giữ mãi trong tim”… và cũng thường nói: “tâm tư”, “tâm tưởng”, “tâm sự”, “tâm đắc”… Đó chính là nguyên thần tàng chứa trong tim nên người ta cảm nhận những suy nghĩ, tình cảm đó xuất phát ra từ trái tim. 

Có người mộng du, đi ra khỏi giường, thậm chí ra khỏi nhà, làm gì đó rồi quay trở về ngủ tiếp, người nhà hoặc người khác biết chuyện, nhưng sáng hôm sau hỏi người đó thì họ hoàn toàn không hay biết gì. Đó là nguyên thần của họ lúc đó đã ngủ, không làm chủ thân thể, mà có thể là những thứ khác như hồn, phách… làm chủ, do đó họ hoàn toàn không hay biết.

Đó là nguyên thần của họ lúc đó đã ngủ, không làm chủ thân thể, mà có thể là những thứ khác như hồn, phách... làm chủ
Đó là nguyên thần của họ lúc đó đã ngủ, không làm chủ thân thể, mà có thể là những thứ khác như hồn, phách… làm chủ. (Ảnh: Shutterstock)

2. “Mất thần thì chết”:

Khi con người chết, tim ngừng đập, não ngừng hoạt động, đó là biểu hiện của thân thể hữu hình, còn thực chất là nguyên thần đã không còn trong thân thể nữa, đã rời đi, gọi là “mất thần thì chết”. Một số người mà nguyên thần đã rời đi, họ đến những thế giới khác như cõi âm, gặp người thân đã quá cố, hoặc lên Thiên quốc, gặp thiên sứ, Thần, Phật, hoặc người thân quá cố… sau đó họ quay trở về thân xác thì họ lại sống lại. Những trường hợp thế được gọi là trải nghiệm cận tử, có rất nhiều, Tây y cũng nghiên cứu nhưng vẫn chưa tìm ra được câu trả lời.

3. “Có được thần thì sinh”: 

“Khí huyết hòa hợp, dinh khí (khí nuôi dưỡng) và vệ khí (khí bảo vệ) đã thông, ngũ tạng đã hình thành, thần khí ở tâm, hồn phách đầy đủ thì thành con người”. Như vậy khi bào thai trong cơ thể người mẹ phát triển, sau khi hình thành ngũ tạng còn cần phải có “thần, hồn, phách” thì mới thành con người đích thực, và sau đó mới được sinh ra. Một số bào thai chết lưu là vì bởi một lý do nào đó khiến cho nó không có nguyên thần vào làm chủ.

Dinh khí (khí nuôi dưỡng) và vệ khí (khí bảo vệ) đã thông”: Quan niệm này hoàn toàn khác với Tây y là chất dinh dưỡng theo máu đi nuôi cơ thể, và bạch cầu có tác dụng bảo vệ thân thể trước sự xâm nhập của ngoại vật như vi khuẩn, virus… Theo Đông y thì nuôi dưỡng cơ thể là dinh khí, thế nên có những người không ăn không uống trong thời gian dài, thậm chí nhiều năm mà vẫn sống khỏe mạnh bình thường, chính là họ duy trì được dinh khí, lấy trực tiếp từ vũ trụ mà không cần qua thức ăn rồi chuyển hóa thành máu đi nuôi cơ thể. 

Bảo vệ cơ thể là vệ khí, điều này giải thích nhiều trường hợp như dịch viêm phổi Vũ Hán vừa rồi, có những người già cả hay trẻ nhỏ yếu ớt nhưng lại không nhiễm bệnh, hoặc bị nhiễm bệnh nhưng sau đó vẫn khôi phục lại trạng thái khỏe mạnh bình thường, tuy nhiên vẫn có những người khỏe mạnh như phi công, vận động viên lại nhiễm bệnh rất nặng, thậm chí tử vong. Tức là hiện tượng này hoàn toàn trái ngược với quan điểm của Tây y, bởi lẽ khi thiếu vệ khí thì những người có sức đề kháng tốt như thanh niên trung niên khỏe mạnh, những người tập luyện thể thao thể hình, v.v. vẫn có thể nhiễm bệnh. 

bởi lẽ khi thiếu vệ khí thì những người có sức đề kháng tốt như thanh niên trung niên khỏe mạnh, những người tập luyện thể thao thể hình, v.v. vẫn có thể nhiễm bệnh. 
Bởi lẽ khi thiếu vệ khí thì những người có sức đề kháng tốt như thanh niên trung niên khỏe mạnh, những người tập luyện thể thao thể hình, v.v. vẫn có thể nhiễm bệnh. (Ảnh: Shutterstock)

4. “Tâm là quân chủ của thân, là chỗ Thần linh xuất ra”:

Những người tu Phật tu Đạo, họ đều phải dựa vào tu tâm, nếu tu thành viên mãn thì nguyên thần xuất ra về thế giới Thiên quốc. Thế nên những người tu hành đắc Đạo như Phật Thích Ca, Tôn giả Mục Kiền Liên… đều có rất nhiều Thần thông, mà người hiện đại gọi là công năng đặc dị, họ có thể đến được các không gian khác như miêu tả trong kinh sách, bởi vì lúc đó họ đã tu được “Thần linh xuất ra” rồi.

“Hoàng Đế nội kinh” là kinh điển của người tu Đạo, cũng là nền tảng để tạo ra nền Đông y kỳ diệu, huyền bí với hệ thống lý luận kinh lạc, kinh mạch, huyệt vị được khoa học hiện đại công nhận và ứng dụng, mặc dù khoa học hiện đại vẫn chưa có cách nào “nhìn” ra hệ thống kinh mạch và huyệt vị đó.

“Hoàng Đế nội kinh” cũng là kinh điển cung cấp lý luận cho các môn dưỡng sinh: “Người thượng cổ đều là người biết Đạo, thuận theo âm dương, hòa với thuật số, ăn uống có tiết chế, sinh hoạt có quy luật, không vọng tưởng, không làm việc lao lực, do đó hình và Thần đều đầy đủ mà sống hết tuổi Trời, ngoài trăm tuổi mới ra đi. Con người ngày nay không như thế, lấy rượu làm canh, vọng tưởng không theo quy luật, say rượu nhập phòng, vì dục vọng mà vắt kiệt tinh lực, hao tán hết chân khí, không biết giữ cho đầy, không chế ngự được tinh thần, chỉ mong muốn giải trí vui vẻ, thỏa mãn nhân tâm, trái ngược với quy luật sống, sinh hoạt không tiết chế, do đó tuổi chưa đến 50 mà đã suy yếu rồi”.

 

Theo : NTD.com