Tân Sinh

Bức đại Phật sừng sững giữa núi Bát Tiên như một ẩn đố cho thế nhân

Bức tượng Phật cao bằng 10 tầng lầu, đứng sừng sững trên đỉnh núi Bát Tiên ở Tứ Xuyên, vô cùng trang nghiêm, thù thắng. Nhưng về nguồn gốc của bức tượng cho đến nay vẫn là một ẩn đố cho thế nhân.

Bức tượng Phật đứng cao tới 32m, được xưng là Đại Phật Long Hoa Bát Tiên sơn. (Ảnh: jianshu.com)

Tại huyện Bình Sơn, thành phố Nghi Tân, tỉnh Tứ Xuyên có một bức tượng Phật đứng cao tới 32m, được xưng là Đại Phật Long Hoa Bát Tiên sơn. Theo các chuyên gia di sản văn hóa suy đoán, bức đại Phật này được tạc khắc vào triều đại nhà Minh, cách đây khoảng 400 năm. Nhưng vì sao được tạc khắc, người ở đâu tạc khắc, đến nay vẫn không tìm được tư liệu lịch sử liên quan. Điều này khiến cho bức tượng Phật đến nay vẫn là một ẩn đó của thế nhân.

Bức tượng Phật cao 891m so với mực nước biển, như một bức thành cao vút trong mây, đứng sừng sững ở phía Tây trấn Long Hoa huyện Bình Sơn.Tại đỉnh núi Bát Tiên, có một mặt hiện lên vách đá dựng đứng màu đỏ, dân bản xứ gọi là “Từ Vân Nham”, điển hình cho màu đỏ của đất. Trên vách núi, có tạc một bức tượng Phật thân mặc áo cà sa, tay trái lập chưởng trước ngực, tay phải rủ xuống phía dưới, lòng bàn tay hướng ra phía ngoài. Bức đại Phật cao tới 32m, tương đương với chiều cao 10 tầng lầu, vô cùng trang nghiêm.

Bức đại Phật cao tới 32m, tương đương với chiều cao 10 tầng lầu. (Ảnh: jianshu.com)

Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo thành phố Nghi Tân sau khi khảo sát, xác nhận tượng Phật là một tôn “Tiếp dẫn Phật”. Phía bên trái bức tượng Phật phát hiện có 4 hang động, theo thứ tự là Nhiên đăng động, Quan thánh động, Tam thanh động và Tam thánh động. Hai bên động đá có khắc câu đối: “Thạch bích hoành khai, thiên tự đương niên trữ phật địa; đạo nguyên nhất quán, nhân tòng thử nhật ngưỡng thần công”. Ngoài ra còn có ba hang đá là Ngọc hoàng động, Trường sinh từ, Tam tiêu động.

Ông Trần Trường Xuân (Chen Zhangchun) 50 tuổi ở Phòng văn hóa huyện Bình Sơn được công nhận là “chuyên gia thổ nhưỡng”. Năm 1984, ông Trần với tư cách là nhóm chuyên gia văn hóa đầu tiên đi đến khu văn hóa Long Hoa, bắt tay nghiên cứu bức đại Phật ở núi Bát Tiên, đến nay đã được 33 năm.

Ông Trần nói, những động đá này là địa đạo của tam giáo Nho, Thích, Đạo năm đó. “Từ bề ngoài mà nhìn, quần thể núi và tượng Phật, đại Phật đại biểu cho Phật gia, hang động màu đỏ đại biểu cho Đạo gia”.

Bởi vì trên bức tượng đá không có chạm khắc giới thiệu niên đại và bối cảnh, vì vậy ông Trần trước hết dựa theo hang động để bắt đầu nghiên cứu, nhằm tìm được manh mối liên quan đến thân thế của bức đại Phật. “Dựa theo văn tự khi trên động đá, có thể thấy những hang động này được hoàn thành vào khoảng năm Tân Sửu (1841) đời Đạo Quang”.

Ông Trần Trường Xuân nói: “Hai bức tượng Phật lớn nhất thế giới ở Bamiyan, Afghanistan có độ cao 37m và 55m, năm 2001 đã bị Taliban cho nổ tung. Kể từ đó, bức Đại Phật Long Hoa Bát Tiên sơn cao 32m trở thành bức tượng Phật đứng lớn nhất thế giới”.

Khảo sát cho thấy, bức đại Phật này trước đây đã từng bị phá hỏng. Ông Trần nói: “Có những người từng muốn phá hỏng bức tượng Phật này, nhưng vì Đại Phật Long Hoa Bát Tiên sơn quá cao lớn, đã có người từng đem súng máy để bắn phá”.

Năm 1997, thành phố Nghi Tân đã tiến hành tu sửa toàn diện đối với Đại Phật Long Hoa Bát Tiên sơn, vậy nên hiện giờ trên thân bức tượng Phật không còn nhìn thấy vết đạn bắn. Năm 2012, thành phố Nghi Tân lại cho tu sửa bức đại Phật một lần nữa.

Tuy nhiên, nguồn gốc của bức tượng vẫn là điều khó nắm bắt. Ngay cả người sinh sống ở địa phương, từ nhỏ đã biết đến bức đại Phật ở núi Bát Tiên, nhưng cho tới nay vẫn không một ai nhớ rõ ràng lai lịch của bức tượng Phật.

Vì muốn biết rõ nguồn gốc của bức đại Phật, ông Trần Trường Xuân nay đã là ông lão ngoài 80 tuổi vẫn thường đến thăm viếng bức tượng. Nhưng mà, tốn thời gian mấy tháng, vẫn không thu hoạch được gì. Ông trong những lần thăm viếng, chỉ rút ra được một kết luận: Hiện tại người địa phương ở Long Hoa, là người từ cuộc di dân “Hồ Quảng điền Tứ Xuyên” vào năm đầu triều đại nhà Thanh chuyển đến đây, không còn có dân bản địa ở Long Hoa. Vì vậy, không người nào biết rõ lai lịch của bức đại Phật.

Năm 1987, lần thứ hai diễn ra tổng điều tra văn vật cả nước Trung Quốc, ông Trần cùng với Giám đốc quản lý di sản huyện Bình Sơn và một nhóm chuyên gia, một lần nữa tiến hành khảo sát trọng điểm đối với bức đại Phật này.

Nhóm điều tra dựa vào phong cách tạc tượng Phật, đã phỏng đoán rằng, nhiều khả năng bức tượng Phật được tạc vào triều đại nhà Minh, cách đây khoảng 400 năm. Nhưng đây cũng mới chỉ là phỏng đoán.

Theo NTDTV