Tân Sinh

Câu chuyện truyền kỳ về cuộc đời tu luyện của công chúa Thiên Hành

Chuyện kể rằng vào những năm Bắc Tống, triều Tống thường xuyên đánh nhau với triều Liêu, lập ra “liên minh thiền uyên”. Do triều đình nhà Tống khi đó đã suy yếu, vua quan bất tài, thuế má khắc nghiệt khiến dân chúng lầm than. Tình cảnh ở vùng biên giới giữa hai nước lại càng hơn thế. Tuy nhiên ngược lại mà nói, thời đó lại là thời kỳ hưng thịnh nhất của triều Liêu…

Có một câu chuyện truyền kỳ như sau: 

Công chúa Thiên Hành của triều Liêu được sinh ra trong hoàn cảnh xã hội như thế, nàng lớn lên ở vùng phương Bắc nên thân thể cứng cáp, tính tình hiên ngang mạnh mẽ. Từ nhỏ Thiên Hành đã được một vị thầy tinh thông võ nghệ tận tâm truyền thụ võ thuật. 

Khi công chúa học xong và chuẩn bị rời đi, sư phụ đã đưa cho nàng một chiếc bảo đao. Đao sắc đến độ có thể chặt vàng cắt ngọc. Sư phụ luôn luôn căn dặn công chúa không được lạm sát vô cớ. Năm Thiên Hành vừa tròn 20 tuổi, phụ vương vì lo hôn sự cho nàng mà hao tổn tâm tư, nhưng qua bao lần kén tìm phò mã, vẫn không có người nào hợp với ý của thiên kim công chúa, vì vậy mà nàng vô cùng buồn rầu. 

Một hôm trong giấc chiêm bao công chúa mộng thấy một chàng thư sinh khôi ngô tuấn tú đang ngâm thơ đầy cảm hứng rằng: 

“Xuân hoa thu nguyệt hà thời liễu
Nhân sinh phồn hoa tri đa thiểu
Tuế nguyệt du du thiên bách độ
Công thành danh tựu thân thể khô
Hà xứ thị vĩnh hằng?
Duy hữu tu luyện phương thành kim cang bất hoại thân!”…

Tạm dịch:

“Xuân hoa thu nguyệt tự bao giờ
Đời người phồn hoa tựa giấc mơ
Ngàn năm đằng đẵng qua rồi nhỉ
Công thành danh toại mắt đã mờ
Vĩnh hằng là cõi nơi đâu?
Nhục thân bất hoại tu thành kim cương!”…
(Nam Phương dịch).

Lúc đó công chúa có cảm giác người này vô cùng thân thiết, định bước lên chào hỏi anh ta, chớp mắt đã không thấy vị thư sinh đó đâu. Đang còn hồi hộp băn khoăn thì nàng choàng tỉnh giấc. 

Thiên Hành liếc nhìn mấy người hầu nữ xung quanh, ai nấy đều ngủ say thiêm thiếp, nàng cầm đèn rọi vào chiếc gương đồng, ngắm nhìn dung mạo bản thân đẹp như hoa như ngọc ấy. Mặc dù là người học tập võ nghệ khí chất mạnh mẽ cương trực, không nhu mì như những cô nương khác nhưng quả thực trông nàng vẫn vô cùng diễm lệ. Tuy nhiên rốt cuộc tất cả đều chỉ là hư ảo, tuổi đời như dòng suối lặng lẽ chảy qua, dung mạo xinh đẹp có thể giữ được bao lâu? Hơn nữa, trong giấc chiêm bao lại nghe được ý thơ điểm ngộ, công chúa càng cảm thấy khổ não. Thêm nữa là việc hôn nhân đại sự không những không như ý mà còn dấy khởi tính cách mạnh mẽ trong con người Thiên Hành, thôi thúc nàng rời khỏi hoàng cung, đi tìm bến bờ nhân sinh trong cõi trời đất bao la.

Nhan sắc xinh đẹp rốt cuộc tất cả đều chỉ là hư ảo, tuổi đời như dòng suối lặng lẽ chảy qua, dung mạo xinh đẹp có thể giữ được bao lâu? (Ảnh: Shutterstock).

Nghĩ tới đó, Thiên Hành không thể ngồi im thêm giây phút nào, nàng biết chắc rằng cha sẽ không đồng ý, vậy nên viết một bức thư để lại cho người. Trên thư viết rằng: 

“Đêm nay con sẽ rời khỏi hoàng cung, nhi nữ đi mà không lời từ biệt, kính mong phụ vương tha thứ, vì cầu đắc chính Pháp, nguyện mong thoát khỏi luân hồi, ngày tu thành chính quả sẽ trở lại kinh thành độ song thân!”… 

Viết xong thư công chúa lấy tay gạt nước mắt, cầm theo bảo đao cưỡi ngựa quý rời thành. 

Trời sáng, người hầu nữ tỉnh giấc không thấy công chúa, vội bẩm báo lên hoàng thượng, hoàng thượng sau khi xem xong thư đã rất đau lòng, may nhờ hoàng hậu động viên an ủi, người mới nén lại đau thương, rồi trầm tư phán: 

“Thiên Hành luôn bên cạnh ta, năm tháng sau này lại phải chia cắt, nếu như cuộc đời công chúa có thể tìm được Pháp khiến nó thoát khỏi vòng luân hồi, thì chẳng phải càng tốt sao? Đứa trẻ này từ nhỏ đã không muốn tranh quyền đoạt lợi nơi thế gian, đi cũng tốt, để nó sống thanh tĩnh một đời, sống mãn nguyện là được rồi. Dựa vào võ nghệ của công chúa, dù nó có đi đến đâu cũng không lo bị ức hiếp”. 

Gần chục năm sau, phụ hoàng và mẫu hậu của Thiên Hành lần lượt qua đời. 

“Hoa nở hai bông, cách bởi một cành”. Công chúa sau khi rời khỏi hoàng cung, ruổi rong trên ngựa gần nửa tháng trời mà không có điểm dừng. Ngày nọ, nàng đi tới một ngọn núi to cao sừng sững, nghe người dân ở đây nói là núi Đại Thanh. Nàng bèn nhớ chuyện phụ vương từng kể rằng: núi Đại Thanh có một vị trại chủ, tự xưng là Khổng Tâm, thiên hạ đao pháp tuy vô địch nhưng hữu dũng vô mưu, một lần bản doanh bị thích khách đột nhập, vị trại chủ bị sát hại, sơn trại trên núi hiện nay như rồng không đầu, không có thủ lĩnh.

Công chúa sau khi rời khỏi hoàng cung, ruổi rong trên ngựa gần nửa tháng trời mà không có điểm dừng. Ngày nọ, nàng đi tới một ngọn núi to cao sừng sững… (Ảnh: Shutterstock)

Vừa nghĩ đến đây, bỗng nhiên mấy chục người ồ ạt từ trên núi nhảy xuống, tên cầm đầu mặt đỏ to lớn, tay cầm búa hung hăng bước tới chặn đường quát: “Nha đầu thối, có tiền thì đưa đây, bổn đại gia còn tha cho ngươi một mạng, nếu không, sẽ thành hồn ma dưới đao búa của ta!”. 

Thiên Hành tay cầm bảo đao tuyệt nhiên không run sợ, nàng nói: “Hừ! Có bản sự thì đến đây, bản cô nương đánh với các ngươi mấy hiệp”. Nói chưa dứt lời, chiếc búa của tên mặt đỏ cao to đã bị bảo đao chặt làm đôi, công chúa đánh xong lên ngựa chuẩn bị rời đi thì tên cao to kia chặn lại, quỳ xuống mà chắp tay nói: “Cô nương xin dừng bước, tại hạ có chuyện này muốn thương lượng, không biết có được không?”

“Có việc gì cứ nói”. Thiên Hành đáp lại.

“Không biết cô nương có hay ngọn núi này lâu nay như rồng mất đầu, hôm nay gặp được cao nhân võ nghệ siêu quần, khẳng định là một người hành hiệp trượng nghĩa, tôi nguyện bái cô làm trại chủ của sơn trại, về sau các anh em huynh đệ đều nghe theo lời người sai bảo”. 

Công chúa nghĩ hiện tại cũng không chỗ dung thân, bèn chấp thuận với yêu cầu của họ, lưu tại núi Đại Thanh làm trại chủ.

Làm nghề cướp bóc gần mười năm, họ thực sự đã giết các tham quan bạo chúa, đúng là diệt ác trợ thiện, hành hiệp trượng nghĩa… nhưng số người bị công chúa và toán cướp hại chết cũng rất nhiều, dân chúng bách tính phong cho Thiên Hành là “bảo đao nữ hiệp”. Mỗi lần rảnh rỗi, nàng đều nghĩ lại ý nguyện rời kinh đô tìm Pháp tu Đạo, đến nay tạo hoá trêu ngươi lại ở đây làm cướp? Thiên Hành thở dài: “Ài! Đến lúc nào mới tìm được Pháp tu luyện mà ngày đêm trông ngóng!”…

…nhưng số người bị công chúa và toán cướp hại chết cũng rất nhiều, dân chúng bách tính phong cho Thiên Hành là bảo đao nữ hiệp”. (Ảnh: Shutterstock).

Hai ngày trôi qua, Thiên Hành đang dự buổi tiệc rượu cùng một số thân tín trong sơn trại, thì một tên thuộc hạ chạy đến bẩm báo: “Ở dưới núi có khoảng năm, sáu người đang qua, xem ra không phải tham quan thì cũng là bạo chúa, phi vụ này chúng ta có làm không ạ?”

“Cần làm gì thì cứ làm” công chúa nói.

Một lát sau, tên thuộc hạ đó lại lên bẩm báo: “Mấy tên đó chúng ta đã giết hết rồi, duy chỉ còn một tên dáng dấp thư sinh, lúc chuẩn bị giết hắn, hắn còn nói muốn nói chuyện với người, rồi giết sau cũng không muộn”.

“Chết đến nơi rồi mà vẫn dám mở miệng nói, đem hắn ta lên đây, đích thân ta sẽ xem tên thư sinh này như thế nào?” nàng đáp.

Vị thư sinh kia bị trói đưa lên, Thiên Hành vừa nhìn liền nghĩ, người này hình như đã gặp ở đâu rồi. Nhưng không có thời gian để hồi tưởng nhiều, công chúa nghiêm mặt hỏi: “Nghe nói ngươi có lời muốn nói với bổn trại chủ đây, thế thì nói nhanh lên, nói xong ta sẽ giết ngươi”.

Thư sinh mặt không chút biến sắc, cũng chẳng hề run sợ đáp: “Nghe nói quanh đây có vị trại chủ được mệnh danh ‘bảo đao nữ hiệp’ nổi danh nức tiếng, nhưng hôm nay được gặp âu cũng chỉ là hư danh”.

Nữ trại chủ không vừa ý quát: “Ngươi muốn ám chỉ điều gì?”

Vị thư sinh nói: “Người hành hiệp trượng nghĩa quyết không lạm sát vô cớ, nhưng hôm nay cô không hỏi cho rõ ràng, vừa gặp liền muốn giết tôi, đây không phải lạm sát thì là gì?” Vị thư sinh trả lời.

Thiên Hành nói: “Thôi được, tại sao ngươi lại cùng nhóm người này ở đây?”

Thư sinh trả lời: “Tôi vốn là nhân sĩ ở Liêu Đông, tên là Lý Bằng Phi, từ nhỏ bắt đầu học văn viết chữ, sau đó gặp được một vị Sư phụ dạy cho pháp môn tu luyện. Lần này thầy muốn tôi đến núi Cửu Hoa tìm một vị cao nhân tu hành, kiếp này có thể thoát khỏi luân hồi, vĩnh viễn sẽ không phải chịu khổ trong lục đạo, trên đường đi tình cờ gặp mấy người quan viên quý tộc, nên đồng hành với nhau. Hôm nay tôi xin hỏi trại chủ ba điều: 1. Giết người như mạ bao giờ mới thôi? 2. Cõi hồng trần cuồn cuộn, vùi lấp trong đó đến ngày nào tự do? 3. Cô có hiểu rõ luật thiện ác hữu báo vốn là đạo lý của Trời đất Thần linh không?”  

Vị thư sinh nói: Người hành hiệp trượng nghĩa quyết không lạm sát vô cớ, nhưng hôm nay cô không hỏi cho rõ ràng, vừa gặp liền muốn giết tôi, đây không phải lạm sát thì là gì?” (Ảnh: Shutterstock).

Những lời vị thư sinh vừa nói ra khiến công chúa kinh ngạc không thốt nên lời. Đột nhiên ký ức về giấc chiêm bao năm xưa ùa về, có lẽ nào là anh ta…? Thiên Hành lập tức đích thân cởi trói cho Bằng Phi và đưa anh ta đi. 

Tối hôm đó trại chủ công chúa trằn trọc không ngủ, lòng nghĩ về bến bờ nhân sinh, nghĩ về cuộc hôn nhân lý tưởng của mình, trong gần chục năm làm cướp, điều trăn trở lớn nhất trong tâm cô là đã giết rất nhiều người, sau này một khi tu luyện chắc chắn sẽ thành chướng ngại. Hơn nữa trong những năm ở đây, Thiên Hành đã dưỡng thành nên tính cách và thói quen làm vua của núi rừng, những thứ này trong cuộc sống về sau liệu có thể tu dứt được hay không?… Nghĩ tới nghĩ lui cứ như vậy nàng trải qua một đêm không ngủ. 

Ngày thứ hai công chúa nói với Bằng Phi về những trăn trở mà cô đang đau đáu trong lòng. Bằng Phi nói: “Chỉ cần thiện niệm thiện hành, Phật Đà chỉ nhìn nhân tâm. Cổ nhân dạy: “Tri thác năng cải thiện mạc đại yên (Biết sai mà sửa, chẳng phải đó là việc thiện sao). Phật Pháp tự có khả năng trừ rớt những thứ xấu, đưa con người trở về thuần tịnh như ban đầu. Với lại… nàng đừng quên còn có tôi, tôi sẽ ở bên cạnh nàng, đến lúc chúng ta sẽ cùng chia sẻ với nhau, như vậy vấn đề chẳng phải được giải quyết rồi sao?”.

Công chúa nhìn Bằng Phi thân đầy chính khí, nghĩ trong tâm rằng: không quản người thư sinh này đúng hay sai, có thể cùng nhau đi tìm Đạo cầu pháp, âu cũng là chuyện vui lớn trong đời người, hơn nữa anh ta còn biết làm thơ làm phú, cuộc sống sẽ không nhàm chán, vậy nên yên tâm nói: “Sau này ngươi không được đối xử tệ bạc với ta, nếu không ta không biết bảo đao sẽ làm gì đâu?”…

“Tôi nào dám, chỉ cần cô không phá phách quá đà, tôi đã chắp tay bái lạy rồi!” Bằng Phi vừa nói vừa cười. Sau đó Thiên Hành triệu tập các huynh đệ trong sơn trại lại, sắp xếp một số việc về sau cho họ. Hai người cử hành lễ thành thân xong rồi xuống núi.

Sau đó Thiên Hành triệu tập các huynh đệ trong sơn trại lại, sắp xếp một số việc về sau cho họ. Hai người cử hành lễ thành thân xong rồi xuống núi. (Ảnh: Shutterstock).

Cả chặng đường đi không ai nói câu nào. Nhưng khi đến núi Cửu Hoa, dọc đường gặp người họ liền hỏi có gặp vị cao nhân đắc đạo nào không, liên tục vừa đi vừa hỏi cho tới khi lên đến đỉnh núi cũng không gặp được cao nhân. Mặt trời dần buông, đêm hôm đó phu thê hai người họ ngủ lại một ngôi miếu bỏ hoang. Sang đến ngày thứ hai khi trời vừa sáng, bỗng họ nhìn thấy trên núi xuất hiện Phật quang. Thật đúng là: 

“Thất thải Phật quang tự thiên giáng
Vạn ban tường thụy phá mê mang
Thù thắng mỹ diệu mãn khung vũ
Thần Phật từ bi chiếu đại thiên”

Tạm dịch:

“Bảy dải Phật quang sáng nhân gian
Tốt lành muôn vạn phá mê tan
Mỹ diệu huy hoàng toàn vũ trụ
Thần Phật từ bi phúc ngập tràn…”
(Nam Phương dịch).

Nhìn thấy cảnh tượng thù thắng mỹ lệ hai vợ chồng xúc động khôn nguôi, càng không dám nghĩ tới một vị Phật to lớn dần xuất hiện trong ánh Phật quang, thật đúng là: 

“Vô bỉ uy nghiêm thiên địa gian
Cước thừa kim liên du đại thiên
Từ bi vạn vật cứu chúng sinh
Điểm ngộ tu giả chân tượng hiển!”

Tạm dịch: 

“Uy nghiêm sừng sững giữa đất trời
Sen vàng chân đạp dạo ngàn khơi
Từ bi vạn vật thường cứu độ
Hiển linh chân tướng điểm người tu”‘… 

Thiên Hành và Bằng Phi thấy vậy vội vàng quỳ xuống đất dập đầu không ngớt. Đức Phật chỉ nói một câu: “Dụng tâm tu hành, tất thành chính quả.” Nói xong, hình tượng cùng Phật quang ẩn đi mất.

Thiên Hành và Bằng Phi thấy vậy vội vàng quỳ xuống đất dập đầu không ngớt. Đức Phật chỉ nói một câu: Dụng tâm tu hành, tất thành chính quả.” (Ảnh: Pexels).

Phu thê hai người họ vui mừng ôm nhau khóc, vượt ngoài sức tưởng tượng được, kiếp này có kỳ duyên gặp được Đức Phật, chứng kiến cảnh tượng thù thắng đó, thật là phúc đức tu bao đời! Từ đó công chúa và vị thư sinh ở lại núi Cửu Hoa, bắt đầu cuộc đời tu hành. Lúc họ không có Pháp trong tâm, trong mộng liền nhận được điểm hoá, từ đó tu sửa tiếp tục thăng hoa. 

Cứ như vậy thấm thoắt đã gần 30 năm tu luyện, một ngày hai vợ chồng khi đang ngồi đả toạ, đột nhiên nghe thấy trên trời có pháp âm truyền đến, sau đó từ trên trời rơi xuống rất nhiều đoá hoa trong suốt, mười phân tuyệt đẹp, không biết tại sao thân thể họ cũng bay lên không trung, thân thể trở nên trong suốt và uy nghiêm vô cùng.

Họ nhìn thấy Đức Phật to lớn mỉm cười, lúc này từ trời bay đến một đài hoa sen và một con hạc tiên vô cùng đẹp đẽ, Thiên Hành ngồi lên toà sen, Bằng Phi cưỡi hạc, cùng nhau bay về trời. Đây đúng là: 

“Bạn trước tường vân nhất khởi phi
Thặng trước liên hoa tiên hạc quy
Thất thái hà thuỵ thân biên nhiễu
Thoát ly sinh tử liễu luân hồi!

Tạm dịch:

“Cùng với mây lành vút bay lên
Người thì ngự hạc, kẻ tọa sen
Kim quang rực rỡ khoe muôn trượng
Thoát ly sinh tử với luân hồi”… 

Đúng là “Nhân thân nan đắc, chính Pháp khó được”, Thần Phật chỉ nhìn nhân tâm, quyết tâm tu hành mọi sự sẽ biến thành tốt đẹp. Không quản thân phận gì, chức nghiệp ra sao, dung mạo thế nào… cốt yếu là dựa vào  cái tâm kia, chỉ cần có tâm trong sạch tinh khiết, thì mới là điều quý giá nhất. “Biển khổ vô biên, quay đầu lại là bờ”, thời gian cho mỗi người vẫn còn, đừng ngần ngại khi trở thành người tốt, đừng tự ti về bản thân mình… Xét đến cuối cùng, trong cõi nhân sinh không nhìn bạn đã làm gì, chỉ cần cuối cùng quay trở về thiện lương, thì đều là đang bước trên nấc thang đến thiên đường tươi đẹp, giống như Thiện Hành công chúa và vị thư sinh nọ, kẻ cưỡi hạc, người ngồi trên đài sen mà bay về trời vậy…

Theo NTDVN.COM