Tân Sinh

Có một khách sạn nghìn năm tuổi ở Nhật Bản: Tích Đức không tích tiền

Khách sạn cổ Hoshi Ryokan – Tọa lạc tại cạnh suối nước nóng của tỉnh Ishikawa khu vực trung tâm của Hokuriku, Nhật Bản. Sở dĩ nói rằng đây là một khách sạn cổ xưa là bởi vì khách sạn này đã được thành lập từ năm 718 SCN, đến nay đã có lịch sử 1301 năm. Vào năm 1996, nó được công nhận là khách sạn lâu đời nhất thế giới (Theo Sách Kỷ lục Guinness thế giới). Mãi đến năm 2011, danh hiệu này được trao cho một khách sạn khác ở Yamanashi Nhật Bản. Vậy thì bí quyết duy trì tuổi thọ của khách sạn Hoshi Ryokan nằm ở đâu?

Bên ngoài khách sạn Hoshi Ryokan Nhật Bản (Namazu-tron)

Lịch sử của khách sạn Hoshi Ryokan

Ngay từ tên của khách sạn, không khó để đoán ra người sáng lập khách sạn có liên quan đến tu hành tâm linh (Hoshi Ryokan có nghĩa là Pháp sư). Sự thật đúng là như vậy. Trong thời đại Nara Nhật Bản, có một vị cao tăng đắc đạo là Taicho đại sư (682-767), được mọi người vô cùng kính ngưỡng, sức ảnh hưởng cũng rất lớn. Thành tựu lớn nhất của ông trong cuộc đời là xây dựng hơn 120 ngôi chùa.

Một ngày nọ, Taicho đại sư đến núi Haku để kiểm tra xem liệu có khả năng thi công xây dựng một ngôi chùa không. Với sự giúp đỡ của hướng dẫn viên Yukihiro Goro, đại sư đã đến được đỉnh núi Haku. Có điều, ông phát hiện ngọn núi này quá hoang vu hẻo lánh, nếu xây một ngôi chùa ở đây, e rằng sẽ không có ai đến thắp nhang bái Phật.

Trên đường về nhà, Taicho đại sư vô ý phát hiện một suối nước nóng ở sâu trong rừng rậm. Sau khi tắm xong, ông cảm thấy sự mệt mỏi trong cơ thể như tan biến. Ngay lúc đó ông nghĩ rằng sẽ có nhiều người hơn nữa được chữa lành bệnh, hưởng lợi từ suối nước nóng này. Vì thế ông quyết định mở một khách sạn ở đây, đặt tên là Hoshi Ryokan.

Đây là nơi nghỉ dưỡng được hoàng tộc yêu thích nhất

Đi vào khách sạn Hoshi Ryokan, bước vào cửa, điều đầu tiên khiến du khách chú ý là bức hoành phi có khắc dòng chữ: “Pháp Thọ Trường”, trần nhà được xen kẽ giao thoa bởi những trụ cột màu trà sẫm vững chắc. Phòng trà trông rất ấm áp và trang nhã, khu vườn còn trang trí bằng cây tùng, ngoài ra còn điểm cầu đá và hồ nước làm phong cảnh trở nên đẹp hơn. Trong số đó có hàng ngàn cây thông liễu và cây tùng được trồng bởi các thành viên trong hoàng tộc.

Có 4 tòa nhà trong khách sạn, được đặt tên theo mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, tổng cộng có 100 gian phòng các loại, có 2 phòng bên trong có bể tắm nước nóng trong và ngoài trời, cung cấp dịch vụ áo tắm và dịch vụ du lịch địa phương.

Bồn tắm nước nóng trong phòng của khách sạn Hoshi Ryokan

Các bức tường của khách sạn Hoshi Ryokan chủ yếu lấy màu đỏ son và xanh nhạt. Trong thời phong kiến, hai màu này chỉ có thể được sử dụng bởi các thành viên trong giới quý tộc. Bởi vì khách sạn Hoshi Ryokan được thế hệ vương tộc thứ ba ở miền Kaga ưa thích nên vinh dự nhận được quyền sử dụng màu sắc này.

Bí quyết trường thọ của khách sạn: Tích Đức không tích tiền

Khách sạn Hoshi Ryokan trải qua 1301 năm, ngày nay nó được quản lí bởi Shan Goro, thế hệ thứ 46 trong gia tộc. Lý do khách này tồn tại lâu đời như vậy, ngoại trừ nó nằm trong núi sâu, tránh xa các trận chiến tranh, thiên tai ôn dịch, mà bí mật quan trọng nhất là nằm ở quy tắc của khách sạn: Tích Đức không tích tiền.

Ông Shan Goro nói với Tạp chí The Atlantic rằng mọi người trong khách sạn không thể sống như họ mong muốn mà chỉ có thể đóng góp tất cả thời gian của họ cho khách. “Ngay từ ngày cất tiếng khóc chào đời, tôi đã là người tiếp quản khách sạn rồi. Tôi yêu những căn phòng này – nơi tôi chơi trốn tìm từ những ngày còn bé”.

Trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên BBC, Shan Goro nói rằng: “Tôi thường yêu cầu nhân viên chăm sóc khu vườn, dọn dẹp suối nước nóng và điều chỉnh thay đổi thực đơn các món ăn”.

Ông cũng nói với các nhân viên: “Làm việc và tâm thái đều cần phải nghĩ cho người khác – giống như suối nước nóng của chúng ta vậy, hơn nữa chúng ta nên nhớ ơn suối nước nóng, hãy bảo vệ môi trường. Ví như khách sạn suối nước nóng khác chỉ vì cái lợi trước mặt mà sử dụng suối nước nóng cạn kiệt, họ bơm nước từ 100 mét dưới lòng suối lên, nhưng khách sạn chúng ta bơm 10 mét là quá đủ dùng rồi”.

Năm 2013, con trưởng của Shan Goro ngoài ý muốn qua đời, từ đó đến nay, vì thực hiện nguyện ý của con trai, ông sáng sớm vào lúc 6 giờ 45 phút đều ở phòng trà để tổ chức một buổi giới thiệu kéo dài 1 tiếng đồng hồ, nói với du khách về văn hóa địa phương, lịch sử và Phật giáo. Làm cho du khách ngoài hưởng thụ vẻ đẹp thiên nhiên, còn được chiêm nghiệm bản sắc văn hóa nơi đây.

Chính vì quy tắc “Tích Đức không tích tiền” này của ông mà không chỉ suối nước nóng được lưu lại lâu dài, mà còn lưu lại cả nội hàm văn hóa trong lòng mỗi du khách tới đây.

Trung Quốc có câu cổ ngữ: “Đạo đức truyền gia, mười đời thăng tiến, đời thứ nhất vừa cày bừa vừa đi học, đời thứ hai học sách, đến đời thứ ba là phú quý rồi, không ai nghèo khó quá 3 đời”. Nhìn lại lịch sử Trung Quốc, những người “kế thừa đạo đức” đều nổi danh và phú quý. Ví dụ về gia tộc xây dựng khách sạn Hoshi Ryokan là minh chứng rõ ràng nhất.

 

Dịch từ: http://www.xinsheng.net/xs/articles/gb/2019/8/7/55461.html

Đăng ngày: 7/8/2019