“Tứ đại danh tác” nổi tiếng của Trung Quốc bao gồm Tây Du Ký, Hồng Lâu Mộng, Thủy Hử và Tam Quốc Diễn Nghĩa, tin rằng nhiều người đã xem qua phim ảnh về nó. Tuy nhiên, tinh hoa thực sự lại nằm ở phần mở đầu và kết thúc trong cuốn sách…
3. Thủy Hử Truyện: Cát bụi trở về với cát bụi
Tổng thể câu chuyện Thủy Hử nói về chữ “Nghĩa”, thay trời hành đạo, thể hiện tinh thần anh hùng, ý chí hào hiệp trong giang hồ, và ngàn vạn nỗi buồn cô đơn không thốt nên lời. Cho nên, lời mở đầu câu chuyện mới cho thấy khí chất như vậy:
Thí khán thư lâm ẩn sở, kỷ đa tuấn dật nho lưu.
Hư danh bạc lợi bất quan sầu, tài băng cập tiễn tuyết,
Đàm tiếu khán Ngô Câu.
Bình nghị tiền vương bính hậu đế, phân chân ngụy chiếm cứ Trung Châu,
Thất hùng nhiễu nhiễu loạn xuân thu.
Hưng vong như thúy liễu, thân thế loại hư châu.
Kiến thành danh vô số, đồ danh vô số, canh hữu na đào danh vô số.
Siếp thời tân nguyệt hạ trường xuyên, giang hồ biến tang điền cổ lộ.
Ngạc cầu ngư duyên mộc, nghĩ cùng viên trạch mộc,
Khủng thương cung viễn chi khúc mộc.
Bất như thư phú chưởng trung hoài, tái thính thủ tân thanh khúc độ.
Dịch nghĩa:
Thử vào rừng ẩn cư, bao nhiêu nhân tài văn nho lưu truyền lại.
Công danh lợi lộc ít ỏi không buồn sầu, mang băng và cắt tuyết,
Cười nói nhìn Ngô Câu.
Đánh giá vị vua trước và vua sau, phân biệt thật giả chiếm cứ Trung Châu,
Bảy lực lượng tranh đấu loạn hết Xuân Thu.
Thế tàn như liễu yếu, thân thế yếu như thuyền mục.
Nhìn thấy vô số kẻ thành danh, vô số kẻ muốn thành danh, và những kẻ muốn thoát khỏi công danh còn nhiều hơn nữa.
Mưa xuống vầng trăng mới in trên dòng sông dài, chốn giang hồ biến thành ruộng dâu lối đi mòn.
Làm những việc không thiết thực, cuối cùng đi đến đường cùng chỉ mong có chốn dừng chân,
Cho dù có là nơi đâu đi chăng nữa cũng không còn bận tâm.
Chi bằng nâng ly rượu trên tay, nghe thêm vài khúc nhạc mới.
Thủy Hử phảng phất màu sắc tiếu ngạo giang hồ, tự do tự tại giữa đời. Nhưng Thủy Hử Lương Sơn lại là một bi kịch, so với bi kịch của Hồng Lâu Mộng, thì hiện thực trong nó còn nặng nề hơn và thực tế hơn.
Các anh hùng Lương Sơn. (Ảnh qua culture.ifeng)
Vì vậy, đôi mắt phóng khoáng và lạnh lùng trong bài từ mở đầu này đều là giả vờ thể hiện ra – tất cả những sự xem nhẹ danh lợi, ẩn vào rừng sâu, Nho truyền đẹp đẽ rõ ràng đều là một sự bất lực và bất đắc dĩ, là phương án cuối cùng để đối mặt với thực tế. Loại cảm xúc này, trong vài dòng thơ kết thúc, cuối cùng cũng đã được tiết lộ rõ ràng.
Đầu tiên nói đến 108 vị anh hùng Lương Sơn: “Thiên cang tận dĩ quy thiên giới, địa sát hoàn ứng nhập địa trung. Thiên cổ vi thần giai miếu thực, vạn niên thanh sử bá anh hùng”. Tạm dịch: 108 vị anh hùng như sao Thiên Cang và Địa Sát sớm muộn cũng tan biến về trời đất. Lưu danh thiên cổ trở thành những vị thần được lập đền miếu, vạn năm tiếng anh hùng vẫn được ca ngợi.
Trông thì có vẻ như là các vị thần trở về vị trí của họ, vĩnh viễn được tôn thờ dâng hương, lưu danh sử sách. Nhưng khi nghĩ về câu chuyện và kết thúc của các anh hùng Lương Sơn, thì lại mang một nỗi bi ai “cát bụi trở về với cát bụi”. Đây là một sự thông suốt, nhưng cũng là một dạng bất lực.
Sau đó bài thơ viết rằng:
“Mặc bả hành tàng oán lão thiên, Hàn Bành đương nhật diệc kham linh.
Nhất tâm chinh lạp thôi phong nhật, bách chiến cầm liêu phá địch niên.
Sát diệu cang tinh kim dĩ hĩ, sàm thần tặc tướng thượng y nhiên.
Tảo chi chậm độc mai hoàng ngân, học thủ si di phiếm điếu thuyền”.
Dịch nghĩa:
Đừng giấu đi những lời than phiền, ngày ấy Hàn Tín và Bành Việt cũng đáng thương.
Ngày ấy một lòng đi chinh phạt đánh bại tinh thần kẻ địch, trăm trận đánh phá tan binh trận của kẻ địch.
Các anh hùng như những vì sao đã vụt tắt, còn những kẻ xấu tướng tặc thì vẫn còn đó.
Sớm biết độc được giấu bên bờ sông, thì đã giăng buồm thả thuyền đi mất.
Thay trời hành đạo, dựng công lập nghiệp, hết lòng vì đất nước, nhưng “những kẻ xấu tướng tặc thì vẫn còn đó”, thì có tác dụng gì đây? Nếu sớm biết được điều này, chi bằng học theo Phạm Lãi quy ẩn giang hồ giăng thuyền bỏ đi. Loại bất lực và sự bi phẫn tận đáy lòng này trầm trọng biết bao nhiêu.
Võ Tòng đả hổ trong truyện Thủy Hử. (Ảnh qua 搜狐)
Lời thơ cuối cùng viết:
Sinh đương đỉnh thực tử phong hầu, nam tử bình sinh chí dĩ thù.
Thiết mã dạ tê sơn nguyệt ám, huyền viên thu khiếu mộ vân trù.
Bất tu xuất xứ cầu chân tích, khước hỉ trung lương tác thoại đầu.
Thiên cổ liễu khuê mai ngọc địa, lạc hoa đê điểu tổng quan sầu.
Dịch nghĩa:
Khi sống được hậu đãi lúc chết được ca ngợi, ý nguyện trong cuộc đời của người đàn ông đã được thực hiện.
Đêm đến trăng mờ ngựa sắt hí vang đồi núi, vượn đen gào rú mây phủ dày đặc trong đêm tối.
Không cần phải truy tìm sự thật, mà có thể vui vẻ vì sự trung thành lương thiện được nhắc tới.
Ngàn năm ngọc quý bị chôn vùi trong đồng cỏ, hoa rơi chim hót thật u sầu.
Điều này có thể là “người đã làm hết sức mình rồi, đến cuối cùng chỉ còn phải nghe theo ý trời mà thôi”, cho dù việc không có kết quả gì đi nữa, thì rốt cuộc cũng sẽ không thẹn với lòng. Cho dù lòng không chấp nhận đi nữa, và trong trái tim vẫn còn sự luyến tiếc buồn bã, nhưng đã không còn hối hận gì nữa.
Hương vị của cuộc sống vốn là như vậy. Bí ẩn của cuộc sống vốn dĩ khó nắm bắt được. Chỉ có cố hết sức mình, để không thẹn với lòng mà thôi.
4. Tây Du Ký: Bắt đầu từ sự từ bi, kết thúc ở sự giác ngộ
Trong “U mộng ảnh” nói rằng, Tây Du Ký là một bộ “Ngộ thư”. So với ba tác phẩm nói trên, thì chủ đề của nó trực tiếp hơn, và giai điệu cũng ấm áp hơn. Trong tứ đại danh tác, thì chỉ có Tây Du là “hài kịch”, mặc dù nó cũng trải qua những gập ghềnh trắc trở, nhưng nó có một kết thúc có hậu và không phức tạp hay nhiều mong cầu khác.
Những hồi đầu của Tây Du Ký. (Ảnh: Pinterest)
Đây là một câu chuyện về Phật gia. Mà trong Phật gia thì chỉ có hai chủ đề đó là: Từ bi và giác ngộ. Tây Du ký cũng như vậy. Bài thơ mở đầu viết rằng:
Hỗn độn vị phân thiên địa loạn, mang mang diễu diễu vô nhân kiến.
Tự tòng bàn cổ phá hồng mông, khai tịch tòng tư thanh trọc biện.
Phú tải quần sinh ngưỡng chí nhân, phát minh vạn vật giai thành thiện.
Dục tri tạo hóa hội nguyên công, tu khán Tây Du thích ách truyện.
Dịch nghĩa
Trời đất hỗn loạn không phân định, mơ hồ mịt mùng không ai nhìn thấy.
Kể từ khi Bàn Cổ dẹp phá cõi hỗn mang, đã phân rõ trong và đục.
Phủ lên khắp vạn vật sự nhân từ, phát minh ra mọi thứ đều thành thiện.
Muốn biết tạo hóa đã tạo nên những thành tựu gì, hãy xem Tây Du Ký kể về thoát khổ.
Từ thủa hồng hoang, khai thiên lập địa, chữ “thiện” đã được gieo xuống khắp thế gian, đây chính là tinh thần từ bi của Tây Du Ký. Lão Tử nói về đức rằng: “Đức” chính là bản chất của con người.
Phần kết thúc của Tây Du, có hai bài thơ:
Thánh Tăng nỗ lục thủ kinh biên, tây vũ châu lưu thập tứ niên.
Khổ lịch trình đồ tao hoạn nan, đa kinh sơn thủy thụ truân truyên.
Công hoàn bát cửu hoàn gia cửu, hành mãn tam thiên cập đại thiên.
Đại giác diệu văn hồi thượng quốc, chí kim đông thủ vĩnh lưu truyền.
Nhất thể chân như chuyển lạc trần, hợp hòa tứ tương phục tu thân.
Ngũ hành luận sắc không hoàn tịch, bách quái hư danh tổng mạc luận.
Chính quả chiên đàn quy đại giác, hoàn thành phẩm chức thoát trầm luân.
Kinh truyền thiên hạ ân quang khoát, ngũ thánh cao cư bất nhị môn.
Dịch nghĩa:
Thánh Tăng đã cố gắng để lấy được sách kinh, hành trình đi về hướng tây suốt mười bốn năm.
Cuộc hành trình vất vả luôn gặp những rắc rối và chịu nhiều khốn đốn băng qua nhiều sông núi.
Sau khi luyện thành 72 phép thần thông, đi đủ 3000 dặm đường.
Cuối cùng đã giác ngộ mang về cho đất nước những kinh quý, câu truyện được truyền lại mãi mãi về sau.
Một cơ thể lúc giáng thế, có sự phối hợp của bốn thân tướng.
Khi ngũ hành hòa vào nhau sẽ ra màu sắc đơn nhất, trăm thứ hư danh đều không đáng bàn đến.
Khi đắc được chính quả giác ngộ, cũng là lúc thoát khỏi sự khổ đau.
Kinh truyền khắp thiên hạ ban ân đi rộng khắp, không thể nào không đắc các quả trong ngũ thánh.
Phần kết sử dụng bài Kệ Hồi Hướng của nhà Phật:
Nguyện dĩ thử công đức, trang nghiêm Phật Tịnh độ
Thượng báo tứ trọng ân, hạ tế tam đồ khổ
Nhược hữu kiến văn giả, tức phát Bồ đề tâm
Tận thử nhứt báo thân, đồng sanh Cực Lạc quốc.
Dịch nghĩa
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ
Trên đền bốn ân nặng, dưới cứu khổ ba đường
Nếu có ai thấy nghe, đều phát lòng bồ đề
Hết một báo thân này, đồng sanh cõi Cực Lạc.
Ở phần kết thúc, chủ đề từ bi và giác ngộ vẫn còn đó, ngoài ra còn dẫn ra chân lý có lòng từ bi mới có thể giác ngộ, đây chính là tinh thần của Phật giáo Đại thừa.
Hành trình gian khổ của 4 thầy trò Đường Tăng. (Ảnh qua 4399.com)
Nói đến thì thấy chủ đề của Tây Du Ký dường như đơn giản hơn rất nhiều. Nhưng đừng quên rằng, 81 kiếp nạn ở phần giữa của phần mở đầu và kết thúc truyện, có vô số những hiểu lầm và oan ức, trắc trở và trải nghiệm. Giác ngộ chưa bao giờ là một chuyện dễ dàng.
So với ba tác phẩm nổi tiếng kia, thì sự quý báu của Tây Du nằm ở ý chí chịu đựng khó khăn, sự can đảm vượt qua những trắc trở, sự kiên định không thay đổi, đều có được từ trái tim của lòng từ bi và mong muốn giác ngộ, chứ không phải vì ham muốn và sự chấp niệm.
Đây chính là không quên cái tâm ban đầu. Không quên cái tâm ban đầu, mới có sự mở đầu và kết thúc.
Câu chuyện và chủ đề của bốn tác phẩm kinh điển này không giống nhau, nhưng đều không hẹn mà gặp đều giống nhau ở chỗ là cùng đi đến cảnh giới giác ngộ. Đây cũng là một kiểu số mệnh.
Cuộc sống luôn luôn cần được giác ngộ, và những giấc mộng có đẹp đến mấy cũng chỉ là mộng, đến cuối cùng cũng phải tỉnh giấc. Đây là lựa chọn cuối cùng và cũng là cách duy nhất, sự khác biệt giữa con người với nhau, chỉ khác nhau ở chỗ chấp mê sâu hay cạn.