Vào thời Nam Tống, đầu làng Nam Hàm, huyện Bình Dư, Hà Nam có một ông lão họ Trương sống bằng nghề bắt chim, ông chỉ có một cậu con trai tuổi còn khá nhỏ. Một ngày kia, con trai ông đột nhiên qua đời. Lão Trương lo nghĩ về già không có chỗ nương tựa nữa, ngày nào cũng khóc lóc thảm thiết không thôi. Ngày thứ ba sau lễ mai táng, trong lúc ông lão đang khóc lóc bên mộ đứa con, ông nghe thấy có tiếng rên trong mộ, ông lão kinh ngạc nói: “Con trai ta đã sống lại rồi!”, rồi mở ngôi mộ ra xem thử, đứa con trai quả nhiên đã sống lại.
Con trai lão Trương sau khi sống lại kể rằng, khi chết bị người giải đến âm ty, cậu đau khổ cầu xin quan âm phủ rằng cha mẹ mình đã già, mong được sống lại phụng dưỡng cha mẹ cho đến cuối đời, làm trọn đạo hiếu của người làm con rồi mới về âm gian, được vậy có chết cũng không hối tiếc. Quan âm phủ thấy hoàn cảnh cậu đáng thương nên nói rằng: “Hôm nay ta cho ngươi trở về, ngươi hãy nói với cha ngươi nếu có thể không sát sinh săn bắn, bắt chim nữa thì có thể kéo dài tuổi thọ cho ngươi!” Lão Trương nghe xong lập tức đem thiêu hủy hết lưới bắt chim cũng như các loại dụng cụ săn bắt khác, rồi dẫn con trai lên chùa bái Phật.
Trong chùa có một vị tăng nhân họ Lữ, tuổi chưa đến 40, dáng người cao lớn. Con trai lão Trương liền hỏi ông rằng: “Chú cũng đã được hồi sinh rồi sao?” Vị tăng nhân họ Lữ nói: “Ta nào đã từng chết bao giờ đâu?” Cậu con trai lão Trương liền kể rằng: “Lúc ở âm gian cháu đã nhìn thấy chú, chú bị trói lên một cây cột đồng ở góc điện, xích sắt trói chân, lính cai ngục dùng gậy đánh tới tấp vào dưới nách chú, máu chảy đầm đìa. Khi được quan âm phủ thả về, cháu từng hỏi lính cai ngục rằng cớ sao chú kia phải chịu tội ở đây? Lính cai ngục nói: Y nhận lời tụng niệm kinh văn cho trai chủ (người bố thí cơm), vậy mà lại bỏ sót rất nhiều phần không niệm, vậy nên phải chịu ác báo này”. Vị tăng nhân họ Lữ nghe xong rất lấy làm kinh hãi, thì ra dưới nách ông bị bệnh lở loét đã ba năm rồi, con trai lão Trương không thể biết chuyện ông bị bệnh được. Tăng nhân họ Lữ từ đó trở đi hàng ngày ở trong phòng thiền tụng niệm thêm kinh văn, ba năm sau vết thương dưới nách mới khỏi hẳn.
Từ những ghi chép lịch sử này, chúng ta có thể thấy hành vi sát sinh quả thật sẽ tạo nghiệp lực, đã tạo nghiệp thì chắc chắn sẽ gặp báo ứng, có thể là hình thức người thân bị giảm tuổi thọ, cũng có thể là hình thức báo ứng khác. Đồng thời âm gian cũng rất coi trọng đạo hiếu của con người, con trai nhà họ Trương chính vì rất coi trọng chữ hiếu mới được quan âm phủ thương xót cho sống lại; tăng nhân họ Lữ vốn là một đệ tử Phật gia, nhận lời niệm kinh cho người khác nhưng lại không thực hiện, vì vậy bị phạt nơi âm phủ, may mà về sau đã bù đắp sửa sai. Đệ tử Đại Pháp ngày hôm nay nhất định phải thực thi thiên chức thần thánh duy hộ Đại Pháp, cứu độ chúng sinh, hoàn thành thệ ước của mình, trước đây làm không tốt, bây giờ nhất định phải bù đắp lại.