Vạn vật đều phải trải qua quá trình “sinh, lão, bệnh, tử”; đó là quy luật cho chúng sinh trong tam giới. Vào thời kỳ không có Phật trụ thế, trước khi Phật Di Lặc đản sinh đã giao phó nhiệm vụ khai hóa chúng sinh cho Địa Tạng Bồ Tát.

dia-tang-bo-tatĐịa Tạng Bồ Tát nhận nhiệm vụ giáo hóa chúng sinh trước khi Phật Di Lặc đản sinh. (Ảnh: Internet)

Hiện tại, khắp nơi trên thế giới thiên tai nhân họa dồn dập, khi bạn bè gặp mặt nhau trò chuyện, luôn có người oán than rằng xã hội hỗn loạn, chính phủ quản lý kém cỏi, tin tức lại càng khiến người ta không dám xem, bạo hành trẻ em, giết người vì tình, lừa gạt, ngoại tình, chém giết người qua đường… Rất nhiều người đang tự hỏi, xã hội này bị làm sao vậy, chúng ta có thể làm được gì đây?

Thói đời suy bại xuất phát từ việc lòng người thay đổi, những người của thế hệ trước luôn tin tưởng vào nhân quả báo ứng, tin rằng có thiên đàng và cũng có địa ngục. Thời đại đổi thay, những ý kiến này dần dần bị chối bỏ, hoặc bị cho là mê tín dị đoan và bị lên án kịch liệt.

Phim điện ảnh Hàn Quốc “Thử thách thần chết: Giữa hai thế giới” sản xuất năm 2017 đã một lần nữa nhắc nhở chúng ta về sự tồn tại của địa ngục, chỉ là địa ngục trong phim “cô đọng” lại thành bảy tầng, có chút khác biệt so với “mười tám tầng địa ngục” được lưu truyền rộng rãi trong tôn giáo.

Nói đến địa ngục, rất nhiều người nghĩ đến Địa Tạng Bồ Tát với câu nói nổi tiếng: “Địa ngục vị không, thệ bất thành Phật”, nghĩa là địa ngục chưa trống không, thề không thành Phật. Trong “Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện” có ghi chép rằng, vạn vật đều phải trải qua quá trình “sinh, lão, bệnh, tử”; Phật Thích Ca Mâu Ni còn phải trải qua niết bàn để thành tựu Phật Như Lai. Vào thời kỳ không có Phật trụ thế, trước khi Phật Di Lặc đản sinh đã giao phó nhiệm vụ khai hóa chúng sinh cho Địa Tạng Bồ Tát.

Những điều trong “Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện” được giảng rất rõ ràng dễ hiểu, được lưu truyền rộng rãi. Trong đó, “Phẩm thứ năm: Danh hiệu của địa ngục”, Phổ Hiền Bồ Tát đã hỏi về các tình huống dưới địa ngục, Địa Tạng Bồ Tát trả lời tỉ mỉ, lấy đó mà nhắc nhở chúng sinh không nên gieo nhân ác mà giáng xuống địa ngục chịu khổ. Dưới đây là một đoạn trích trong “Phẩm thứ năm: Danh hiệu của địa ngục”:

Phổ Hiển Bồ Tát thưa cùng ngài Địa Tạng Bồ Tát rằng: “Thưa nhân giả, xin ngài vì thiên long tứ chúng và tất cả chúng sinh hiện tại và vị lai, nói về thế giới Sa Bà, cùng Diêm Phù Đề và tội khổ chúng sinh, nói về những thọ báo, những danh hiệu của địa ngục, cùng với những quả báo không lành, giúp chúng sinh trong thời mạt pháp biết về những quả báo đó”.

Địa Tạng Bồ Tát nói: “Thưa nhân giả, nay tôi nương thần oai của Phật, cùng với sức mạnh của Ngài, nói về danh hiệu của địa ngục, cùng với những ác báo đó.

Thưa nhân giả, phía Đông Diêm Phù Đề có ngọn núi, tên gọi Thiết Vi, núi sâu thẳm, không có ánh sáng của Mặt Trời và Mặt Trăng.

Có địa ngục lớn tên là Cực Vô Gián, cũng có địa ngục tên là Đại A Tỳ, lại có địa ngục,tên gọi Tứ Giác; lại có địa ngục tên gọi Phi Đao; lại có địa ngục tên gọi Hỏa Tiễn; lại có địa ngục tên gọi Giáp Sơn; lại có địa ngục tên gọi Thông Thương; lại có địa ngục tên gọi Thiết Xa; lại có địa ngục tên gọi Thiết Sàng; lại có địa ngục, tên gọi Thiết Ngưu; lại có địa ngục tên gọi Thiết Y; lại có địa ngục tên gọi Thiên Nhẫn.

Lại có địa ngục tên gọi Thiết Lư; lại có địa ngục tên gọi Dương Đồng; lại có địa ngục tên gọi Bảo Trụ; lại có địa ngục tên gọi Lưu Hỏa; lại có địa ngục tên gọi Canh Thiệt; lại có địa ngục tên gọi Tỏa Thủ; lại có địa ngục tên gọi Thiêu Cước; lại có địa ngục tên gọi Đạm Nhãn; lại có địa ngục tên gọi Thiết Hoàn; lại có địa ngục tên gọi Tranh Luận; lại có địa ngục tên gọi Thiết Phu; lại có địa ngục tên gọi Đa Sân”.

Phật Di Lặc, bồ tát,

Bức tranh vẽ Đại Tạng Vương Bồ Tát cùng 10 đại phán quan dưới âm phủ vào thế kỷ thứ 10. (Ảnh: wikipedia)

Ngài Địa Tạng Bồ Tát nói rằng: “Thưa nhân giả, trong núi Thiết Vi, có những địa ngục như vậy, nhiều vô số kể.

Lại còn có địa ngục Kiếu Hoán, địa ngục Bạt Thiệt, địa ngục Phẫn Niệu, địa ngục Đồng Tỏa, địa ngục Hỏa Tượng, địa ngục Hỏa Cẩu, địa ngục Hỏa Mã, địa ngục Hỏa Ngưu, địa ngục Hỏa Sơn, địa ngục Hỏa Thạch, địa ngục Hỏa Sàng, địa ngục Hỏa Lương, địa ngục Hỏa Ưng, địa ngục Cự Nha, địa ngục Bác Bì, địa ngục Ẩm Huyết, địa ngục Thiêu Thủ, địa ngục Thiêu Cước, địa ngục Đảo Thịch, địa ngục Hỏa Thất, địa ngục Thiết Thất, địa ngục Hỏa Lang.

Những địa ngục như thế, trong đó còn có địa ngục nhỏ, hoặc một, hoặc hai, hoặc ba, hoặc bốn, thậm chí trăm ngàn, trong đó danh hiệu không giống nhau”.

Địa Tạng Bồ Tát nói với Phổ Hiền Bồ Tát: “Thưa nhân giả, đó đều do chúng sinh trong cõi Diêm Phù Đề làm ác mà ra, nghiệp báo chính là như thế. Nghiệp lực rất lớn, có thể sánh ngang với núi Tu Di, sâu như biển lớn, có thể ngăn chặn thánh đạo.

Chúng sinh đừng coi khinh tội nhỏ, cho là không có tội, quả báo sau khi chết đều phải nhận dù chỉ mảy may. Tình thân phụ tử, mỗi người một con đường, ngay cả khi có gặp nhau, cũng khó mà chịu thay được. Nay ta nương nhờ oai Phật, nói về tội báo địa ngục, mong nhân giả tạm nghe lời đó”.

Phổ Hiền Bồ Tát nói: “Tôi từ lâu đã biết về ba ác đạo, mong nhân giả nói, để tất cả chúng sinh làm ác trong thời mạt pháp này, nghe thấy lời nhân giả, sẽ quy hướng về Phật”.

Địa Tạng Bồ Tát nói: “Thưa nhân giả, tội báo địa ngục, chính là như vầy.

Hoặc có địa ngục kéo lưỡi của tội nhân, để trâu bò cày lên đó. Hoặc có địa ngục lấy tim của tội nhân, cho Quỷ Dạ Xoa ăn. Hoặc có địa ngục vạc dầu sôi sùng sục, nấu thân thể tội nhân. Hoặc có địa ngục đốt đỏ trụ đồng, để tội nhân ôm. Hoặc có địa ngục dùng lửa đỏ đuổi theo tội nhân. Hoặc có địa ngục luôn luôn lạnh lẽo. Hoặc có địa ngục toàn là phẫn niệu. Hoặc có địa ngục lao gai chông sắt. Hoặc có địa ngục toàn là giáo lửa. Hoặc có địa ngục chỉ đập vai lưng. Hoặc có địa ngục nung đốt tay chân. Hoặc có địa ngục rắn sắt cuốn cắn. Hoặc có địa ngục xua chó sắt cắn. Hoặc có địa ngục cho kéo lừa sắt.

Thưa nhân giả, những tội báo này, các tầng địa ngục, có trăm ngàn loại khổ sở, đơn giản là đồng là sắt, là đá là lửa, bốn vật này, do chúng sinh làm ác mà ra. Nếu nói về tội báo địa ngục, mỗi một ngục đều vô cùng khổ sở, huống chi là nhiều ngục . Nay tôi nương nhờ oai Phật vì nhân giả hỏi mà nói thế. Nếu như nói thêm, kiếp này cũng khó nói hết”.
Địa Tạng Bồ Tát nhắc nhở thế nhân, trong mỗi một địa ngục còn có trăm ngàn loại khổ sở khác, huống chi có rất rất nhiều địa ngục. Nếu như nói thật tỉ mỉ, thì dù phải tiêu hao hết cả một kiếp, cũng chưa chắc nói hết.

Phật Di Lặc, bồ tát,

Cảnh địa ngục, được vẽ vào triều Thanh, vào khoảng cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. (Ảnh: internet)

Nhân quả báo ứng là có thật, làm điều ác tất gặp báo ứng, Vô Gián địa ngục một khi bước vào thì ngày rời khỏi sẽ vô cùng xa vời, có thể gọi là pháp trường và nhà tù lớn nơi âm giới. Người xưa nói “trên đầu ba thước có thần linh”, làm bất cứ chuyện xấu gì cũng không thể giấu giếm, trốn tránh được sự phán xử cuối cùng của sinh mệnh.