Khi đu ca Pháp Luân Công ti Trung Quc

Pháp Luân Công đã có mt khi đu khá là êm ti Trung Quc. Đầu tiên, nhiều người coi Pháp Luân Công là một loại khí công với một khả năng đặc biệt tốt cho việc chữa bệnh và tăng cường sức khoẻ. Sau đó, mọi người dần dần nhận ra rằng cốt lõi của Pháp Luân Công không phải chỉ là năm bài tập đơn giản. Mà cốt lõi của Pháp Luân Công là dạy con người trở nên tốt hơn dựa trên nguyên lý “Chân Thiện Nhẫn”.

Tháng 5 năm 1992, khóa học Pháp Luân Công đầu tiên được tổ chức tại thành phố Trường Xuân, vùng Đông Bắc Trung Quốc. Cuối năm đó, tại hội chợ Sức khỏe Đông Phương năm 1992 tại Bắc Kinh, hiệu quả chữa bệnh thần kỳ của Pháp Luân Công đã thu hút sự chú ý của mọi người. Pháp Luân Công đã được trao nhiều giải thưởng nhất tại hội chợ. Năm 1993 Pháp Luân Công một lần nữa tham gia Hội chợ Sức khỏe Đông Phương. Lần này, Pháp Luân Công được nhận “Giải thưởng Khoa học Liên ngành Tiên tiến”, “Giải thưởng Vàng đặc biệt” và Đại Sư Lý Hồng Chí được vinh danh là “Đại sư khí công được quần chúng hoan nghênh nhất”.

Tháng 7 năm 1993, Hội Nghiên cứu Pháp Luân Công Trung Quốc được thành lập.

Từ năm 1992 đến năm 1994, Lý Sư Phụ đã có 54 khóa thuyết giảng về Pháp Luân Công trên toàn lãnh thổ Trung Quốc theo lời mời của các đoàn thể khí công và chính quyền địa phương. Từ 180 học viên tham gia khóa học đầu tiên, trong vài năm ngắn ngủi, chỉ theo phương cách người truyền người, tâm truyền tâm mà đến năm 1998 tại Trung Quốc đã có ít nhất 70 triệu người theo học.

Cảnh luyện công tại Trung Quốc trước 20 tháng 7 năm 1999

Nhiều tạp chí toàn quốc đã đăng tải những câu chuyện về lợi ích về sức khỏe và tinh thần do Pháp Luân Công mang lại. Năm 1993, tờ Công an Nhân dân Nhật báo do Bộ Công an Trung Quốc xuất bản đã đăng một bài báo có tiêu đề “Pháp Luân Công trị bệnh miễn phí cho các cán bộ tiêu biểu của Tổ chức “Bảo vệ Công lý và Giải cứu Người gặp nguy hiểm”. Cuối năm này, Đại sư Lý Hồng Chí nhận được bằng khen của Tổ chức “Bảo vệ Công lý và Giải cứu Người gặp nguy hiểm”. Tờ báo chính thức của Bộ Công an Trung Quốc cũng ca ngợi Pháp Luân Công trong việc “đẩy mạnh tinh thần chống tội phạm truyền thống của người dân Trung Quốc; bảo vệ trật tự an ninh xã hội, và thúc đẩy đạo đức xã hội”.

Tháng 12 năm 1994, cuốn sách chính “Chuyển Pháp Luân” của Pháp Luân Công đã được xuất bản và phân phối bởi Nhà xuất bản Phát thanh và Truyền hình Trung Quốc, thuộc Cục Phát thanh và Truyền hình của Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Lễ xuất bản sách Chuyển Pháp Luân, đã được tổ chức trong thính đường của Bộ Công an. Cũng năm này, Đại sư Lý Hồng Chí đích thân dạy các bài công pháp của Pháp Luân Công và cuốn băng ghi hình do Trung tâm Truyền hình Nghệ thuật Bắc Kinh thuộc Trung tâm Truyền hình Bắc Kinh xuất bản.

Tác dụng chữa bệnh khoẻ người của Pháp Luân Công cũng gây hứng thú cho giới y học và sự quan tâm của Chính phủ. Năm 1998, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc yêu cầu kết hợp khí công và nghiên cứu khoa học dưới sự kiểm soát của Cục Thể thao Nhà nước. Các nhà nghiên cứu y khoa đã tiến hành một cuộc điều tra. Kết quả điều tra thu được từ thành phố Bắc Kinh, thành phố Vũ Hán, địa khu Đại Liên, tỉnh Quảng Đông cùng các địa khu khác, gồm có thành phố Nam Xương, tỉnh Quảng Tây và tỉnh An Huy cho thấy hiu qucha bnh và nâng cao sc khe ca Pháp Luân Công lên ti 97,9%, bình quân mỗi học viên Pháp Luân Công mỗi năm tiết kiệm tiền thuốc men là trên 2.600 nhân dân tệ. 

 

Điều tra kể trên cũng phát hiện trạng thái tinh thần và tâm lý của người được điều tra có cải thiện rất lớn, tâm tính cải biến tốt, đạo đức nâng cao, điều hòa bản thân. Thông qua tu luyện, đa số học viên đã bỏ những thói quen không tốt như thuốc lá, uống rượu và đánh bạc. Y học hiên đại đối với vấn đề này, trên cơ bản là không có biện pháp hiệu quả.

Giám đốc Ủy ban Thể thao Nhà nước đến thành phố Trường Xuân để nghiên cứu tình hình của Pháp Luân Công vào tháng 5 năm 1998

Tháng 3 năm 1995, Đại sư Lý Hồng Chí được mời thuyết giảng tại Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp như là biểu trưng cho văn hóa truyền thống Trung Hoa. Sự kiện này đánh dấu việc hồng truyền Pháp Luân Đại Pháp ra nước ngoài.

Khi Pháp Luân Công trở nên phổ biến

Mặc dù đã tạo nên một xu thế thân tâm lành mạnh, nhân tâm hướng thiện, đạo đức thăng hoa, nhưng ngay khi Pháp Luân Công trở nên phổ biến hơn, thì nỗi khiếp sợ và cảm giác đề phòng nguy hiểm rình rập, vốn đã ăn vào bản chất của ĐCSTQ càng trở nên lớn hơn. Với bản chất “giả – ác – đấu” – đấu với Trời, đấu với Đất, đấu với con người, từ trước đến nay ĐCSTQ luôn coi bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nào cũng đều là những kẻ thù tiềm ẩm, luôn lo sợ ai lớn ai mạnh sẽ gây nguy hiểm tới sự sinh tồn của nó. Vì thế ngay từ năm 1994, những nhân viên công an mật của ĐCSTQ đã thâm nhập vào Pháp Luân Công, nhưng họ không thể tìm được một lỗi nào, và một số thậm chí còn bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công một cách nghiêm chỉnh. Số người tập luyện Pháp Luân Công lên đến 70 – 100 triệu người chỉ trong vài năm ngắn ngủi, vượt quá cả số lượng đảng viên của ĐCSTQ lúc đó, thì thử hỏi tâm lý sợ hãi, bất an của ĐCSTQ sẽ đến mức nào?

Sự lớn mạnh và ảnh hưởng của Pháp Luân Công cũng đã kích thích đến cả tâm đố kỵ mạnh mẽ của Giang Trạch Dân (người đứng đầu ĐCSTQ lúc ấy).

Nói đến Giang Trạch Dân, người ta đều biết đến như một người rỗng tuếch nhưng lại tự phụ, đố kỵ và nhỏ mọn. Ví dụ, Viện bảo tàng tàn tích văn hóa Hà Mỗ Độ tỉnh Triết Giang là một địa danh văn hóa và lịch sử quan trọng được nhà nước bảo tồn. Đầu tiên, Kiều Thạch (Cu chtch quc hi Trung Quc) ký chữ ký lưu niệm cho viện bảo tàng. Tháng 9/1992, Giang Trạch Dân nhìn thấy chữ ký của Kiều Thạch khi ông ta đến thăm viện bảo tàng và ông ta tối xầm mặt lại. Những người đi theo rất lo lắng, vì họ biết rằng Giang không thể chịu được Kiều Thạch và rằng Giang thích khoe khoang đến mức ông ta đi đến đâu cũng viết lưu niệm. Do vậy, vào tháng 5/1993, với cái cớ là nâng cấp, viện bảo tàng đã phải thay chữ ký của Kiều Thạch bằng chữ ký của Giang trước khi tái khánh thành.

Giang Trạch Dân nghe nói Mao Trạch Đông có “bốn tập sách gồm các bài viết sâu sắc và uy quyền”, còn tuyển tập các tác phẩm của Đặng Tiểu Bình có “lý thuyết mèo” với một mùi vị có tính thực tiễn. Giang Trạch Dân vắt kiệt óc mới chỉ có thể ra được ba câu nhưng ông ta nói rằng đã đưa ra học thuyết “Ba đại diện”. Nó được xuất bản thành một cuốn sách và được ĐCSTQ quảng bá tại tất cả các cấp chính quyền, nhưng nó chỉ có thể bán được là vì mọi người buộc phải mua nó. Tuy nhiên các đảng viên vẫn không tôn trọng Giang Trạch Dân một chút nào. Họ truyền nhau những lời bàn tán về quan hệ của ông ta với một ca sĩ, các tình tiết đáng xấu hổ về việc ông ta hát bài “O Sole Mio” khi đi công tác nước ngoài, và việc ông ta chải đầu trước mặt Vua Tây Ban Nha. Trong khi người sáng lập Pháp Luân Công là Ông Lý Hồng Chí, người được sinh ra là một người dân bình thường, giảng bài, hội trường chật kín các giáo sư, chuyên gia và các sinh viên Trung Quốc du học ở nước ngoài. Nhiều người có học vị tiến sĩ, thạc sĩ đã bay hàng ngàn dặm đến để nghe các bài giảng của ông. Khi Ông Lý giảng một cách hùng hồn trên bục giảng trong nhiều giờ đồng hồ, ông không phải dùng bất kỳ một lời ghi chép trên giấy nào. Sau đó, bài giảng có thể được chép lại trên giấy và được xuất bản thành sách. Tất cả những điều này là không thể chịu được đối với một người như Giang Trạch Dân.

Giang Trạch Dân sống một cuộc sống cực kỳ lãng phí, đầy dục vọng và hủ bại. Ông ta tiêu 900 triệu nhân dân tệ (hơn 110 triệu đô la Mỹ) để mua một chiếc máy bay xa xỉ để dùng cho riêng mình. Giang thường rút tiền từ các công quỹ, khoảng hàng chục tỷ, để cho con trai ông ta làm ăn. Ông ta đưa bà con họ hàng và những kẻ bợ đỡ mình lên làm ở các chức vụ cao cấp trên cả cấp bộ trưởng, và ông ta viện đến cả các biện pháp cực đoan và liều lĩnh để che đậy việc tham nhũng và các tội ác của phe cánh tay chân ông ta. Với tất cả những lý do này, Giang sợ uy lực đạo đức của Pháp Luân Công, và ông ta lại càng sợ rằng các đề tài về thiên đường, địa ngục, và nguyên lý thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo mà Pháp Luân Công đề cập đến là sự thật trên thực tế.

Như vậy, lòng ham muốn quyền độc tài, sự tàn bạo, đố kỵ và nỗi sợ “Chân Thiện Nhẫn” là những lý do để Giang Trạch Dân và ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công. Do đó, khi Pháp Luân Công trở nên phổ biến, thì ĐCSTQ đã mài sẵn con dao đồ tể của nó rồi.

Cuộc bức hại: Một số mốc thời gian

1996

Để bắt đầu châm ngòi cho cuộc đàn áp, ngày 17 tháng 6 năm 1996, tờ Quang Minh Nhật Báo đã vi phạm “Ba Hạn chế”, một chính sách của nhà nước đối với khí công (có nghĩa là nhà nước không “ủng hộ, can thiệp hay lên án” các hoạt động khí công), và đăng một bài báo lăng mạ những tư tưởng của Pháp Luân Công. Sau đó, những chính trị gia xuất thân từ ngành công an và với danh hiệu là “những nhà khoa học” liên tục tấn công Pháp Luân Công. Ngày 24 tháng 7, ban tuyên truyền của ĐCSTQ đưa ra thông báo cấm xuất bản sách của Pháp Luân Công, khi đó vốn là một trong các cuốn sách bán chạy nhất trong nước.

1997

Vào đầu năm 1997, La Cán, Bí thư Ban Chính trị và Pháp luật của Ban chấp hành Trung ương ĐCSTQ đã lợi dụng quyền lực của mình và ra lệnh cho Cục Công an thực hiện một cuộc điều tra trên toàn quốc đối với Pháp Luân Công với mục đích tìm kiếm tội chứng, chuẩn bị cho cuộc bức hại nhưng các bộ phận trên toàn quốc báo cáo lên là không tìm được bằng chứng nào. Sau đó La Cán đã ra thông tư số 555 – “Thông báo về việc bắt đầu một cuộc điều tra đối với Pháp Luân Công” thông qua Cục 1 của Bộ Công an (còn gọi là Cục An ninh Chính trị). Đầu tiên ông ta buộc tội Pháp Luân Công là một “tà giáo” và sau đó ra lệnh cho các Sở Công an trên toàn quốc điều tra một cách có hệ thống đối với Pháp Luân Công, sử dụng các nhân viên mật để thu thập chứng cớ. Cuộc điều tra đã không tìm thấy chứng cớ nào để hỗ trợ cho sự buộc tội của ông ta.

1998-1999

Cảnh sát đã ngăn cản việc luyện tập Pháp Luân Công hàng ngày vào buổi sáng tại các công viên, đồng thời lục soát nhà riêng của các học viên Pháp Luân Công tham gia tổ chức các nhóm.

Các phương tiện truyền thông Nhà nước tiếp tục công kích Pháp Luân Công. Pháp Luân Công chỉ đáp lại những chỉ trích bằng các cuộc đến thăm, tổ chức thỉnh nguyện ngoài trời, tới các tờ báo hoặc đài truyền hình địa phương để giải thích Pháp Luân Công là gì và làm rõ những điều tiếng về Pháp Luân Công. Những sự kiện này đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Thiên Tân, Quảng Châu, và một số thành phố lớn khác.

Tháng 4, năm 1999

Ngày 11 tháng 4 năm 1999, Hà Tộ Hưu, tâm phúc của La Cán, đã phát biểu bài viết vu khống, miệt thị Pháp Luân Công và khí công nói chung trên tạp chí Cao đẳng Thiên Tân, cố ý gây chuyện thị phi, trải thảm cho ông ta thăng tiến. Các học viên Pháp Luân Công địa phương đã tập trung tại Thiên Tân, yêu cầu tờ báo gỡ bỏ những thông tin sai lệch, vãn hồi những tổn hại gây ra cho danh tiếng của Pháp Luân Công. Mặc dù việc tập trung là ôn hòa, vào ngày 23 và 24 tháng 4, cảnh sát chống bạo động đã được điều tới, 45 học viên đã bị bắt và một số đã bị đánh đập. Khi các học viên yêu cầu các nhà chức trách Thiên Tân thả những người đã bị bắt thì được cho biết là lệnh bắt đến từ Bắc Kinh; và được bảo rằng nếu họ muốn kiến nghị thì họ phải lên thủ đô.

Ngày 25, tháng 4, năm 1999

Vào ngày hôm sau, 25 tháng 4, hơn 10.000 học viên từ Bắc Kinh, gần Thiên Tân, và các thành phố khác trong vùng đã tập trung bên ngoài Văn phòng Kháng cáo Trung ương tại Bắc Kinh. Ở đây có thể nói thêm rằng, so với khoảng 100 triệu học viên Pháp Luân Công khi đó, người này muốn đi Bắc Kinh thỉnh nguyện, người kia cũng muốn đi Bắc Kinh thỉnh nguyện, thì con số 10.000 học viên không hề lớn chút nào (Tỉ lệ 1/10.000).

Văn phòng Kháng cáo nằm liền bên phải của Trung Nam Hải, là nơi ở của các lãnh đạo ĐCSTQ. Hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công yên lặng chờ đợi bên ngoài con đường phía Tây và phía Bắc Trung Nam Hải, không có tiếng ồn ào huyên náo, không có sự kích động căm phẫn, lại càng không bị tắc nghẽn, chen lấn xô đẩy. Đa số mọi người đều yên lặng đọc “Chuyển Pháp Luân”. Các học viên đã giữ cho các lối vào, ra, và các lối đi bộ thông thoáng sạch sẽ, ngay cả đầu lọc thuốc lá mà cảnh sát ném xuống đất họ cũng đều dọn dẹp sạch sẽ (theo tường thuật của truyền thông phương Tây).

Các học viên yêu cầu thả những học viên đã bị bắt tại Thiên Tân, bãi bỏ lệnh cấm phát hành các sách Pháp Luân Công, và họ có thể tiếp tục việc tập luyện của mình mà không có sự can thiệp của Chính quyền.

Các học viên thỉnh nguyện ôn hoà, trật tự và được thủ tướng Chu Dung Cơ tiếp đón, giải quyết thỉnh cầu

Sau đó, Thủ tướng Chu Dung Cơ đã gặp mặt các đại diện của Pháp Luân Công tại văn phòng Thủ tướng. Buổi tối, nhân viên công tác Hiệp hội nghiên cứu Pháp Luân Công ra ngoài nói với mọi người rằng sự kiện ở Thiên Tân sẽ hoà giải trong hoà bình, chính phủ Thiên Tân sẽ phóng thích vô điều kiện các học viên Pháp Luân Công đã bị bắt, chính phủ Trung ương chưa hề can thiệp vào hoạt động luyện công của quần chúng. Vào cuối ngày, những học viên đã bị bắt tại Thiên Tân đã được thả và đám đông đã giải tán một cách trật tự.

Tuy nhiên, trong khoảng vài giờ sau đó, Giang Trạch Dân đã phản đối việc Thủ tướng Chu Dung Cơ làm dịu bớt tình hình, và tuyên bố rằng nếu Đảng không thể đánh bại Pháp Luân Công thì Đảng sẽ trở thành một “trò cười” (Báo cáo)

Và cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 sau đó đã trở thành cái cớ “Bao vây Trung Nam Hải” để Giang Trạch Dân và ĐCSTQ phát động đàn áp Pháp Luân Công.

Ngày 10, tháng 6, năm 1999

Phòng Xử lý Vấn đề Pháp Luân Công” thuộc Ban chấp hành Trung ương ĐCSTQ được thành lập. Vì nó được thành lập vào ngày 10 tháng 6 nên nó được gọi là “Phòng 610”. Sau đó, các phòng 610 đã được thiết lập trên toàn quốc ở tất cả các cấp chính quyền, từ cao nhất cho đến thấp nhất, chuyên phụ trách tất cả các vấn đề liên quan đến việc đàn áp Pháp Luân Công. Phòng 610 về mặt hình thức là chịu trách nhiệm trực tiếp trước Hội đồng Nhà nước nhưng trên thực tế nó là một tổ chức Đảng được phép tồn tại ngoài khuôn khổ của nhà nước và chính phủ Trung Quốc, không phải chịu bất kể giới hạn của luật pháp, quy định hay chính sách quốc gia nào. Nó là một tổ chức toàn quyền rất giống với Gestapo của Đức Quốc xã có mọi quyền lực vượt trên cả các hệ thống luật pháp và tòa án, sử dụng các nguồn lực của đất nước một cách tùy ý. Phòng 610 sau đó đã trở thành công cụ chính để bắt giữ, tra tấn, và giết hại các học viên Pháp Luân Công.

Từ tháng 7, năm 1999

Từ lần tập hợp thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 đến giữa tháng 7, các học viên trên toàn Trung Quốc đã bị theo dõi và bị thẩm vấn bởi những công an mật, qua đó Đảng đã thu thập danh sách các học viên và thực hiện những bước chuẩn bị cuối cùng cho lệnh cấm tiếp theo.

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, cảnh sát bắt đầu bắt các học viên được cho là những người tổ chức chủ chốt. Bắt đầu từ 22/07/1999, ngày thứ ba của chiến dịch bắt giữ các học viên Pháp Luân Công trên toàn quốc, những phương tiện thông tin đại chúng do ĐCSTQ kiểm soát bắt đầu một cuộc oanh tạc dữ dội tổng lực tuyên truyền chống Pháp Luân Công. Xe tuyên truyền phát thanh đi vòng quanh các đường phố và các khuôn viên đại học khuyến cáo mọi người rằng tập Pháp Luân Công là bất hợp pháp. Trong điều khoản của lệnh cấm, việc phản đối lệnh cấm cũng bị cấm.

Tháng 10, năm 1999

Các học viên Pháp Luân Công đã tiến hành một cuộc họp báo bí mật cho các phương tiện truyền thông nước ngoài tại Bắc Kinh, mục đích là phơi bày cuộc đàn áp mà họ đang phải đối mặt. Vào cuối buổi họp báo, những người tham dự đã bị bắt. Cô Đinh Yến, một học viên đã tham gia phát biểu tại buổi họp báo, sau đó đã bị tra tấn đến chết tại nhà giam.

Chủ tịch Giang thúc đẩy việc thông qua pháp chế để bào chữa cho lệnh cấm Pháp Luân Công đã đưa ra trước đó. (Tổ chức theo dõi nhân quyền – Human Rights Watch Báo cáo)

Mùa đông năm 1999-2000

Cùng với hàng loạt cuộc bắt giữ vẫn tiếp diễn và những bản báo cáo đầu tiên nổi lên việc những học viên bị tra tấn đến chết trong tù, các học viên Pháp Luân Công trên toàn Trung Quốc tiếp tục lên Bắc Kinh để thỉnh nguyện với Chính quyền và khẩn khoản yêu cầu thế giới giúp đỡ bằng cách thiền định hoặc giương các biểu ngữ trên Quảng trường Thiên An Môn. Các biểu ngữ thường chỉ nói đơn giản rằng: “Pháp Luân Đại Pháp Hảo” (“Falun Dafa hao”).

Các phương tiện truyền thông quốc tế đã nhiều lần chụp được những hình ảnh cảnh sát chụp lấy những người đang ngồi thiền trên quảng trường và đánh họ ngã xuống đất trước khi bắt họ mang đi. (Báo cáo)

Tháng 1, năm 2001

Vào ngày 21 tháng 01 năm 2001, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã dàn dựng một nhóm người tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn và tuyên truyền với công chúng rằng họ là các học viên Pháp Luân Công và vu khng cho nhng ngưi tp Pháp Luân Công có xu hưng tt để kích động lòng thù hận của công chúng đối với Pháp Luân Công, qua đó “biện minh” cho chính sách đàn áp trong tâm trí nhân dân. Hình ảnh của vụ “tự thiêu” được đưa tin trên toàn thế giới với tốc độ chưa từng có thông qua Tân Hoa Xã. Nhưng ngay sau đó, vụ “tự thiêu” đã xuất hiện ngày càng nhiều nghi vấn bởi vì theo các nguyên lý của Pháp Luân Công thì hành động tự sát được coi là tội ác. Nhiều cuộc điều tra đã được thực hiện bởi tờ Washington Post và một số tờ báo khác, khi phân tích băng hình quay chậm đoạn video do ĐCSTQ thực hiện đã bộc lộ quá nhiều sở hở. Vụ việc đó cho đến nay đã bị nhiều tổ chức quốc tế phê phán, bao gồm cả Tổ chức phi chính phủ Giáo dục Quốc tế và Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc có trụ sở tại Giơ-ne-vơ, vì nó là hành động do chính phủ dàn dựng nhằm để lừa gạt nhân dân. Trong khi thẩm vấn, một thành viên của tổ làm chương trình truyền hình đó đã công nhận rằng một số cảnh phát trên CCTV trên thực tế là đã được quay lại sau này. Bphim tài liu “La gi” phân tích skin xy ra vào chiu ngày 23 tháng 1 năm 2001 trên qung trưng Thiên An Môn ti Bc Kinh, vch trn vla di thế kca ĐCSTQ đã đot gii thưng Liên hoan phim Quc tế Columbus ln th51, mt trong nhng gii thưng đin nh uy tín nht thế gii.

Tháng 11, năm 2002

Ông Hồ Cẩm Đào bắt đầu chính thức kế nhiệm sự lãnh đạo từ Giang, mặc dù vậy Giang và những người ủng hộ trung thành đã từng tham gia đàn áp Pháp Luân Công – chủ yếu là La Cán, Chu Vĩnh Khang, Lưu Kinh, Lý Lam Khánh, và Tăng Khánh Hồng – vẫn tiếp tục thúc đẩy chiến dịch đàn áp.

Tháng 3, năm 2006

Một phụ nữ đã từng làm việc trong một bệnh viện ở Trung Quốc và một nhà báo Trung Quốc đã bước ra để tiết lộ rằng hàng nghìn học viên Pháp Luân Công tại Tô Gia Đồn, thuộc vùng đông bắc, đã bị giết hại do hoạt động mổ cắp nội tạng. Những bằng chứng từ cuộc điều tra đã tăng lên trong những tuần tiếp theo, một bác sĩ quân đội Trung Quốc đã bước ra tiết lộ rằng những sự việc tàn bạo này đã xảy ra trên khắp đất nước (xem thêm tại Mổ cắp nội tạng).

Tháng 7, năm 2006

David Kilgour, cựu Thư kí liên bang của Canada và David Matas, luật sư nhân quyền quốc tế đã đưa ra một báo cáo cùng với dẫn chứng chỉ rõ rằng hoạt động mổ cắp nội tạng các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc đã xuất hiện rộng hơn nhiều so với những suy nghĩ trước đây

Cô Anne, vca cu bác sphu thut đã ly đi giác mc ca 2.000 hc viên Pháp Luân Công còn sng, là mt trong nhng ngưi đu tiên phơi bày ti ác cưng bc thu hoch ni tng.

Thông tin sai lệch và tuyên truyền giả dối là trọng tâm trong chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công

Thông tin sai lệch và tuyên truyền giả dối là những biện pháp chủ yếu được ĐCSTQ sử dụng trong chiến dịch tiêu diệt Pháp Luân Công. Trước khi bỏ tù hàng trăm nghìn người và tra tấn, giết hại những người dân vô tội, ĐCSTQ cần phải thay đổi cách nghĩ của công chúng. ĐCSTQ phải thuyết phục 1,3 tỷ người dân Trung Quốc rằng những người bạn bè, hàng xóm, thành viên trong gia đình của họ tập luyện Pháp Luân Công là nguy hiểm và không đáng được cảm thông hay thương xót.

Bắt đầu từ 22/07/1999, ngày thứ ba của chiến dịch bắt giữ các học viên Pháp Luân Công trên toàn quốc, những phương tiện thông tin đại chúng do ĐCSTQ kiểm soát bắt đầu một cuộc oanh tạc dữ dội tổng lực tuyên truyền chống Pháp Luân Công. Hãy lấy Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) có trụ sở ở Bắc Kinh làm ví dụ. Trong những tháng còn lại của năm 1999, CCTV phát 7 tiếng đồng hồ mỗi ngày những đoạn băng được dàn dựng trước nhằm truyền bá những lời vu khống bịa đặt về Pháp Luân Công. Những người sản xuất những chương trình này bắt đầu bằng cách bóp méo và làm giả những lời giảng của Ông Lý Hồng Chí là người sáng lập Pháp Luân Công rồi sau đó xen thêm vào những trường hợp của cái gọi là tự tử, giết người, và tử vong do từ chối điều trị y tế. Họ đã làm mọi điều họ có thể làm để bôi nhọ và bịa đặt về Pháp Luân Công và người sáng lập. ĐCSTQ sau đó dùng các phương tiện thông tin đại chúng để kích động sự thù hận trong công chúng đã bị họ lừa gạt để bào chữa và tìm kiếm sự ủng hộ cho chiến dịch đàn áp đẫm máu này.

Hơn 2000 tờ báo, hơn 1000 quyển tạp chí, và hàng trăm đài phát thanh và truyền hình địa phương dưới quyền kiểm soát tuyệt đối của ĐCSTQ đã trở nên quá tải vì chiến dịch tuyên truyền bôi nhọ tổng lực chống Pháp Luân Công. Những chương trình tuyên truyền này còn được truyền bá xa hơn nữa tới tất cả các nước khác thông qua các cơ quan thông tấn của chính phủ Trung Quốc như Tân Hoa Xã, Dịch vụ Tin tức Trung Quốc, Cơ quan thông tấn Trung Quốc Hồng Công, và các phương tiện thông tin đại chúng khác ở hải ngoại do ĐCSTQ kiểm soát. Dựa trên thống kê chưa đầy đủ, chỉ trong vòng 6 tháng, hơn 300 nghìn bài báo và chương trình nhằm vào việc bôi nhọ Pháp Luân Công đã được xuất bản hoặc phát đi trên sóng phát thanh và truyền hình, đầu độc tâm trí của vô số người bị họ lừa gạt.

Tại các Sứ quán và Lãnh sự quán của Trung Quốc ở hải ngoại, một số lượng lớn các tập truyền đơn, đĩa CD, và ấn phẩm phê phán và giả vờ “vạch trần” Pháp Luân Công đã được trưng bày. Các mục đặc biệt đã được thiết lập trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc để phê phán và “vạch trần” Pháp Luân Công. Hơn nữa, tại hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) vào cuối năm 1999 tổ chức ở Niu-Di-lân, Giang Trạch Dân đã hoàn toàn thêu dệt những lời giả dối và phân phát các cuốn sách nhỏ phỉ báng Pháp Luân Công cho tất cả các nguyên thủ quốc gia của hơn 10 nước tham gia hội nghị. Ở Pháp, Giang Trạch Dân đã vi phạm Hiến pháp Trung Quốc khi gọi Pháp Luân Công là một “tà giáo” khi nói chuyện với các hãng tin quốc tế nhằm “bôi nhọ thanh danh [các học viên Pháp Luân Công]”.

Đám mây đen của cuộc đàn áp bóp nghẹt cả đất nước Trung Quốc. Phải kể đến là cái gọi là vụ “tự thiêu” trên quảng trường Thiên An Môn (đã nói đến ở trên), được dàn dựng vào tháng 01/2001, đã được đưa tin trên toàn thế giới với tốc độ chưa từng có thông qua Tân Hoa Xã để vu vạ cho Pháp Luân Công.

Trong khi tuyên truyền bịa đặt những lời giả dối, ĐCSTQ cũng đã làm tất cả những gì họ có thể làm với quyền lực trong tay để ngăn cản những thông tin đúng sự thực không đến được tới nhân dân. Nó không ngừng bịt miệng các bản tin ở nước ngoài về các hoạt động của Pháp Luân Công cũng như những lời thanh minh hợp lý của các học viên Pháp Luân Công. Tất cả các quyển sách của Pháp Luân Công đã bị tiêu hủy hết không còn lại gì. Các biện pháp cực đoan đã được sử dụng để ngăn chặn không cho các hãng tin nước ngoài phỏng vấn các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc, bao gồm cả việc trục xuất cả các nhà báo ra khỏi Trung Quốc, gây sức ép với các hãng tin nước ngoài, hay bắt buộc họ phải giữ im lặng bằng cách đe dọa sẽ cấm họ không được hoạt động ở Trung Quốc.

Đối với những học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc cố gắng gửi ra nước ngoài những sự thực về Pháp Luân Công và những tài liệu ghi lại sự đàn áp vô nhân đạo của chính phủ Trung Quốc, ĐCSTQ cũng áp dụng các biện pháp cực kỳ tàn bạo để ngăn chặn và đàn áp họ. Lý Diễm Hoa, một phụ nữ khoảng 60 tuổi sống ở thành phố Đại Thạch Kiều tỉnh Liêu Ninh. Bà bị cảnh sát bắt cóc khi đang phân phát những tài liệu sự thực về cuộc đàn áp Pháp Luân Công ngày 01/02/2001 và bị cảnh sát đánh đập đến chết. Để che đậy những tội ác của họ, cảnh sát nói rằng bà bị chết là do “bị Pháp Luân Công mê hoặc”.

Riêng ở Trường Đại học Tổng hợp Thanh Hoa, hơn một chục giảng viên và sinh viên bị phạt tù rất nặng vì phân phát tài liệu sự thực về Pháp Luân Công. Sau khi vạch rõ sự thực về việc cô Nguỵ Tình Diễm, một học viên Pháp Luân Công và là sinh viên cao học của Đại học Tổng hợp Trùng Khánh bị hãm hiếp trong khi bị giam giữ, bảy học viên Pháp Luân Công ở Trùng Khánh đã bị kết án những án tù rất nhiều năm. (https://9binh.com/diendan/cuu-binh-5-giang-trach-dan-va-dcstq-cau-ket-voi-nhau-dan-ap-phap-luan-cong.html)

Cựu tổng bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân là người đã phát động, bày mưu, và chỉ đạo cuộc đàn áp tà ác. Giang Trạch Dân đã sử dụng hết quyền lực, vị trí, các biện pháp kỷ luật và các cơ chế của các phong trào chính trị của ĐCSTQ để khởi động cuộc đàn áp Pháp Luân Công này. Ông ta phải chịu trách nhiệm cho tội ác lịch sử này. Mặt khác, nếu không có ĐCSTQ thì Giang Trạch Dân sẽ không thể phát động và thực hiện cuộc đàn áp tà ác này. Trong khi tấn công “Chân Thiện Nhẫn”, Giang Trạch Dân và ĐCSTQ đã tạo cơ hội cho sự giả dối, tà ác, bạo lực, đầu độc, tàn bạo và tham nhũng hủ bại phát triển tràn lan. Những thứ kéo theo là sự xuống dốc tràn lan của chuẩn mực đạo đức ở Trung Quốc ảnh hưởng đến tất cả mọi người.

Đạo Trời sẽ không dung tha cho những kẻ thực hiện cuộc đàn áp vô nhân đạo chống lại những người rất tốt tin theo “Chân Thiện Nhẫn”. Những hành động tà ác của Giang Trạch Dân và ĐCSTQ cũng sẽ trở thành một bài học sâu sắc và bất hủ cho loài người.

Bình An tng hp t:

1) http://vn.minghui.org/news/18232-cuoc-buc-hai-cac-moc-thoi-gian.html

2) http://vn.minghui.org/news/86189-bien-nien-su-cac-moc-lich-su-quan-trong-trong-thoi-gian-hong-truyen-phap-luan-dai-phap-ra-cong-chung.html

3) https://9binh.com/diendan/cuu-binh-5-giang-trach-dan-va-dcstq-cau-ket-voi-nhau-dan-ap-phap-luan-cong.html

4) http://vn.minghui.org/news/21444-phap-luan-cong-va-nhung-loi-ich-suc-khoe.html

5) http://vn.minghui.org/news/22242-su-that-ve-phap-luan-cong-hieu-qua-chua-benh-va-nang-cao-suc-khoe-len-toi-979.html

6) http://vn.minghui.org/news/78658-tu-thien-tuong-kim-co-thay-duoc-tien-trinh-keo-dai-cua-tu-luyen-chinh-phap-5.html