Tân Sinh

Tiết lộ bài phát biểu nội bộ đầu tiên trong Hội nghị lần thứ tư của ông Tập Cận Bình

Nội dung bài phát biểu của ông Tập Cận Bình tại cuộc họp lần thứ 2 trong Phiên họp toàn thể lần thứ 4 của Ủy ban Trung ương khóa XIX đã được đưa ra lần đầu tiên với nội dung chủ yếu liên quan đến cái gọi là “tự tin thể chế”và “hiện đại hóa quản lý quốc gia”.

Số đầu tiên năm 2020 của Cầu Thị, một tạp chí của Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã đăng bài phát biểu của ông Tập Cận Bình tại cuộc họp thứ 2 của Phiên họp toàn thể lần thứ 4 của Ủy ban Trung ương khóa XIX.

Trong bài phát biểu của mình, ông Tập Cận Bình cảnh báo toàn Đảng “cần phải tự tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đặc sắc của Trung Quốc, tự tin về lý luận, tự tin về thể chế và tự tin về văn hóa trong mọi thời điểm và trong mọi tình huống”, nhấn mạnh “kiên quyết duy trì và củng cố; hoàn thiện và phát triển hệ thống xã hội chủ nghĩa đặc sắc của Trung Quốc” đồng thời yêu cầu “nghiêm khắc tuân thủ và chấp hành theo chính quyền”.

Nhà quan sát chính trị độc lập của Bắc Kinh, ông Bạch Tín Khứ từng có bài viết chỉ ra sự do dự về chính sách và lập trường của lãnh đạo cao cấp của ĐCSTQ và sự chia rẽ giữa các ban ngành khác nhau ngày càng trở nên công khai. Điều này không chỉ thể hiện ở sự bất đồng quan điểm của Trung ương ĐCSTQ và Hội đồng Nhà nước về việc nên duy trì sự mở cửa thị trường hay chủ nghĩa bảo hộ đối với vốn nhà nước hoặc tư nhân, nó cũng thể hiện ở sự nghi ngờ về thái độ cứng rắn của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại là nên nghe theo quyết định của người nắm quyền tối cao hay phản đối tập trung quyền lực vào một người tối cao, và cảnh giác với sự xuất hiện trở lại của Cách mạng Văn hóa.

Bài viết nói rằng bất kỳ tuyên truyền cao giọng nào của ĐCSTQ về sự tự tin vào lý luận, sự tự tin vào thể chế và sự tự tin vào văn hóa đều không thể che giấu sự hoài nghi đối với hiệu quả cai trị của họ. Và những nghi ngờ đối với năng lực chuyên môn có thể dễ dàng lan sang thành sự hoài nghi về lòng trung thành và cống hiến của các quan chức cấp cao. Nghi ngờ có thể là lý do quan trọng dẫn tới sự dao động chính sách liên tục của lãnh đạo cấp cao Trung Quốc khi gặp phải thất bại trong cuộc thương chiến với Hoa Kỳ .

Trong bài phát biểu của mình, ông Tập  Cận Bình đặc biệt nhấn mạnh việc thúc đẩy hiện đại hóa hệ thống quản lý quốc gia và năng lực quản lý.

Ngày 31/10/2019, phiên họp toàn thể lần thứ tư của Ủy ban Trung ương khóa XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã khép lại và ban hành một thông cáo đặc biệt nhấn mạnh một trong những nhiệm vụ chiến lược chính của Đảng là “kiên trì và hoàn thiện hệ thống xã hội chủ nghĩa đặc sắc của Trung Quốc, và thúc đẩy hiện đại hóa hệ thống quản lý và năng lực quản lý của quốc gia”.

Nhà bình luận chính trị Trần Phá Không nói, “Việc hiện đại hóa hệ thống quản lý nhà nước và năng lực quản trị là một thuật ngữ do Vương Hổ Ninh biên soạn để che đậy đường lối cực tả. Trên thực tế, đó là để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chủ yếu nội dung là để cải chính Đảng”.

Ông Lý Hằng Thanh, học giả tại Viện Thông tin và Chiến lược Washington tại Hoa Kỳ, nói rằng ĐCSTQ chưa bao giờ tuân thủ luật pháp và chế độ do chính mình đưa ra. Cái gọi là “hiện đại hóa” năng lực quản lý thực sự là để tăng cường lợi dụng công nghệ cao, Internet, nhận diện khuôn mặt… tiến hành kiểm soát, đó là đảo ngược bánh xe lịch sử.

Kênh truyền thông của Anh BBC cũng dẫn lời nhà bình luận Hồng Kông Lưu Nhuệ Thiệu chỉ ra cái gọi là hiện đại hóa năng lực quản lý thực ra là sử dụng các thủ đoạn kinh tế, chính trị, giám sát… để đảm bảo cho sự nắm giữ quyền lực của ĐCSTQ.

Ông Trương, một học giả lịch sử và văn học Bắc Kinh nói với Đài Á Châu Tự do, trong báo cáo của Hội nghị Trung ương 4, cuối cùng là Trung Quốc cho thấy đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để củng cố quyền thống trị của mình: “Đảng lãnh đạo mọi thứ, đây là chủ đề duy nhất và là chủ đề quan trọng nhất của Hội nghị Trung ương 4. Đảng cần phải đi sâu vào các lĩnh vực, đầu tiên là quản lý tự thân đảng, kinh tế, nhà tù, quân đội, v.v., về cơ bản là phát ra mệnh lệnh rõ ràng cho sự bước vào Cách mạng Văn hóa một lần nữa”.

Ngoài ra, học giả Trung Quốc Đặng Duật Văn đã chỉ ra trong bài báo “Danh nghĩa hiện đại hóa quản lý quốc gia để đảng thống trị của Tập Cận Bình”, cái gọi là hiện đại hóa quản lý quốc gia đặc sắc của Trung Quốc là mô hình hay hệ thống nhà nước mới của ông Tập Cận Bình. Hình thức cực quyền này có thể khái quát là đảng đặt trên đất nước, lớn hơn đất nước, đảng và đất nước là một thể, đảng là đất nước. Phản ánh trong các mối quan hệ nội bộ đảng, chính là toàn đảng phục tùng chính quyền trung ương, trung ương phục tùng Tập Cận Bình. ĐCSTQ với toàn bộ hệ thống thể chế và mô hình được hình thành từ khi thành lập, nhất là từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền 7 năm qua, phải hình thành một cuộc cạnh tranh khốc liệt với quốc gia phương Tây với Hoa Kỳ là đại diện 

Ông Lý Hằng Thanh, học giả tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Thông tin ở Washington, Hoa Kỳ, cũng nói với Epoch Times rằng trong báo cáo của Hội nghị Trung ương 4, từ “chủ động tham gia cải cách hệ thống quản lý toàn cầu” cũng phản ánh rằng ĐCSTQ vẫn muốn mang mô hình quản lý của ĐCSTQ đối mặt với thế giới, ý đồ phát triển mở rộng sang các nước khác.

Theo truyền thông Pháp, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Pence và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo cũng đã có bài phát biểu về Trung Quốc, họ đã tiết lộ rằng Hoa Kỳ đã có kế hoạch. Họ đã nhận ra rằng chính quyền ĐCSTQ thù địch với các giá trị phổ quát và thách thức Hoa Kỳ, phát tán mô hình quản lý nhà nước – đảng ra thế giới. Hoa Kỳ đã chính thức phân rõ ĐCSTQ khác với nhân dân Trung Quốc, chỉ ra rằng Hoa Kỳ luôn trân trọng tình hữu nghị với nhân dân Trung Quốc. Chính quyền ĐCSTQ ngày nay không phải là người Trung Quốc. Điều này làm Bắc Kinh vô cùng xấu hổ và tức giận.

Theo NTDVN.COM