Tân Sinh

Thần tài từng đảm nhiệm chức vụ phát tán ôn dịch, ai là người miễn nhiễm? Sợ gì dịch bệnh hoành hành, có chăng chỉ sợ tâm mình chẳng ngay. (Ảnh qua Sound of hope) Thần tài từng đảm nhiệm chức vụ phát tán ôn dịch, ai là người miễn nhiễm?

Viêm phổi Vũ Hán đang là cái họa toàn cầu, vậy liệu có hay không một thế lực vô hình đằng sau nó thao túng? Tìm về cội nguồn của văn hóa phương Đông, chúng ta không khó để tìm thấy được những luận cứ tương đồng.

Cổ nhân có câu: “Trên đầu ba thước có Thần minh”, con người sống ở thế gian, vạn sự đều không gì nằm ngoài tầm kiểm soát của chư Thần. Cơm ăn, áo mặc, nơi trú, giờ ngủ nghỉ, thăng quan phát tài, sinh lão bệnh tử… văn hóa Thần truyền cho rằng tất cả đều nằm dưới sự an bài đặc định của chư Thần. 

Ôn Thần có danh tính chuyên phụ trách phát tán ôn dịch khi cần

Trong Thụ Thần Ký có ghi: “Thượng đế dĩ Tam tướng quân Triệu Công Minh, Chung Sĩ Quý các đốc quỷ hạ thụ nhân”, ý là thượng đế sai hai người Triệu Công Minh và Chung Sĩ Quý phụ trách giám sát khi quỷ sai đi bắt hồn người. 

Không chỉ có vậy, hai người này còn phụ trách việc phát tán ôn dịch. Trong cuốn Thái Thượng Đồng Uyên Thần Chú Kinh của Đạo gia có viết: “Lại có Lưu Nguyên Đạt, Trương Nguyên Bá, Triệu Công Minh, Lý Công, Sử Văn Nghiệp, Chung Sĩ Quý, Thiếu Đô Phù các lĩnh ngũ thương quỷ tinh nhị thập vạn nhân, hành ôn dịch bệnh“, tất cả đều có danh tính đầy đủ cộng với bổn phận phát tán dịch bệnh. Đây đều là những điều được ghi rõ trong văn hiến.

Không những vậy, trong văn hiến nhà Hán còn ghi chép những hiện tượng về ôn Thần cũng như dịch bệnh lưu hành năm đó. 

Ngoài ra trong cuốn Tam Giáo Nguyên Lưu Thụ Thần Đại Toàn thời Tùy Đường, cũng có ghi chép những điều tương tự về 5 vị ôn Thần: 

“Tùy Khai Hoàng thập nhị niên (591) hữu ngũ vị ôn Thần kiến… Bạch bào chi thu ôn thần thị Triệu Công Minh. Thị tuế đại ôn, đế nãi lập từ, phong vị tướng quân”. Ý tứ là năm Tùy Khai Hoàng thứ 11 (591) có năm vị ôn Thần… Triệu Công Minh là vị Thần ôn dịch mùa thu mặc áo bào trắng, là Tuế Đại Ôn, hoàng đế lập đền phong vị tướng quân. 

Mỗi một vị Thần ôn dịch đều có bổn phận riêng của mình. (Ảnh: Phạm vi công cộng)

Thần tài Triệu Công Minh trước đây từng đảm nhiệm chức ôn Thần

Có lẽ có nhiều người trong chúng ta không còn lạ lẫm gì với cái tên Triệu Công Minh, đây là cái tên tương đối thân thuộc với nhiều người. Trong cuốn Ngọc Đường Đại Pháp có ghi: “Ngũ bộ chi quỷ, tự thụ tổ sư thệ ước chi hậu, quy tâm chính đạo chi, Triệu Công Minh dĩ Uy Trực Huyền Đàn đại tướng, giai bất phục vị yêu dã“, ý là những con quỷ của Ngũ bộ, sau khi thệ ước với sư tổ, quy tâm chính đạo đã lâu, Triệu Công Minh cho Uy Trực làm Huyền Đàn Đại tướng, thì lũ quỷ đều không làm yêu quái nữa.

Triệu Công Minh trước khi làm Thần Tài từng làm qua ôn Thần, quản lý ôn dịch nhưng tới khi “Phong Thần Diễn Nghĩa”, chư Thần trong tam giới đại chiến, ôn Thần Triệu Công Minh được sắp đặt lại vị trí, chuyển sang làm Thần tài. 

Ôn dịch phát tán, ai thoát được nạn

Tuy nói ôn dịch là do ôn Thần phát tán nhưng không phải ai cũng lây nhiễm. Lương Triêu Đào trong cuốn Chân Cáo Hiệp Sương Kỳ có ghi chép việc Thiên đế lệnh cho ôn Thần Triệu Công Minh không được tổn hại đến một vị lão nhân đức cao vọng trọng, nguyên văn: 

Thiên đế cáo sĩ hạ trủng trung trực khí ngũ phương chư Thần Triệu Công Minh đẳng, mưu quốc công vị Giáp Ất niên như thiên tuế, sinh trực thanh chân chi khí, tử quản quan cung, tiễn thân minh minh tiềm ninh trùng hư, tịch xích chư cấm kỵ, bất đắc vong vị hại khí“. 

Ở đây có thể thấy chỉ cần làm người thiện lương có đức hạnh thì dù gặp hoàn cảnh nào cũng không sợ phương hại đến bản thân, luôn được trời cao bảo hộ.

Tranh về các vị thần hộ gia đình” của họa sĩ dân gian Bắc Kinh Zhou Peichun vào cuối triều đại nhà Thanh. (Miền công cộng)

Sống trong vùng dịch nhưng thân được miễn nhiễm

Tương truyền trong những năm Tấn Vũ Đế, Tư Mã Đàm, Hàm Ninh (275 – Tháng 4/280) ở Tây Tấn xảy ra đại ôn dịch. Trong hoàn cảnh bạo phát ấy có người nọ tên là Dữu Cổn, trong nhà có một người anh và một người em bị trúng ôn dịch qua đời, người anh thứ hai tên là Dữu Bì cũng đang trong cảnh nguy kịch. Dữu Bì khuyên em hãy bỏ mặc mình để cùng cha mẹ và người khác mau chóng rời đi nơi khác. Tuy nhiên dù anh trai nói thế nào Dữu Cổn cũng không nghe, anh ta ân cần sắp xếp cho cha mẹ và mọi người rời đi nơi khác tránh dịch, còn mình thì quyết tâm ở lại ngày đêm chăm sóc cho anh. 

Không chỉ hết lòng chăm sóc người anh bị bệnh, Dữu Cồn còn tận tình nhang khói linh cữu cho hai người – anh và em ruột – đã chết, thủ tròn đạo nghĩa.

Trăm ngày qua đi, ôn dịch đã ngừng, người nhà cũng lần lượt trở về. Điều khiến cho mọi người kinh ngạc đó là Dữu Bì không những không chết mà bệnh cũng khỏi, còn Dữu Cổn càng bình an vô sự, không hề bị lây nhiễm dịch. Mọi người đều nói: “Người này không phải người thường, có thể giữ vững cương vị mà người khác không thể giữ vững, có thể kiên định làm điều mà người khác không thể làm”. Tuy nhiên Dữu Cổn chỉ đáp rằng: “Ôn dịch tuy rất đáng sợ, nhưng so với nỗi sợ cốt nhục phân ly thì không có gì đáng nói”.

Cũng nhờ vậy mà già trẻ gái trai lớn bé trong thôn biết được, ôn dịch tuy đáng sợ nhưng người tốt mệnh sẽ tốt. Ôn dịch tuy vô tri nhưng lại hữu nhãn, tìm tùy người mà nhiễm. 

Dữu Cổn chính là bá phụ của hoàng hậu, Hồi nhỏ ông đã vô cùng hiếu kính cha mẹ, yêu thương huynh đệ. Đương thời những người chú, bác của ông đều sống trong cảnh quyền cao, phú quý, tuy nhiên ông vẫn giống cha mình khi xưa, luôn chọn cách sống thanh đạm, tự mình gieo trồng lương thực để nuôi sống gia đình. Gặp năm mất mùa, cả nhà ông không có nổi một hạt gạo để ăn, người khác nhường cơm cho ông, ông đều nói ăn rồi. Trong nguy nan không màng sống chết, nguyện một đời vì người khác mà sống, đối diện với ôn dịch lại vẫn cứ một lòng cởi mở. 

Ôn dịch tuy vô tri nhưng lại hữu nhãn, tìm tùy người mà nhiễm. (Ảnh NTD Việt Nam tổng hợp từ phim Tam Tự Kinh)

Ôn thần kính người hiếu đạo

Tháng 3 năm Thuận Trị thứ 11 (năm 1654), khu vực Thành Đông của kinh thành xảy ra đại dịch. Dịch bệnh bùng phát và lây lan nhanh chóng. Có những gia đình chết hết toàn bộ nhân khẩu, có những con ngõ chỉ còn lại vài người sống sót. Mọi người đều cảm thấy kinh sợ, thân tâm run rẩy. Ai ai cũng đều tránh xa khu vực Thành Đông, không một ai dám đi qua. Thậm chí ngay cả những người thân thiết nhất cũng không dám đến thăm hỏi bệnh tình của bệnh nhân.

Con dâu gia đình họ Cố ở Thành Đông là Tiền thị – vợ của Hùng Lễ. Trước khi dịch bệnh hoành hành, cô có việc phải về nhà mẹ đẻ. Trong thời gian ở nhà mẹ đẻ, cô nghe nói bố mẹ chồng bị nhiễm bệnh dịch, sau đó lây sang các con. Cả nhà có 8 người bệnh tình nghiêm trọng, nằm bẹp trên giường, chỉ biết phó mặc cho mệnh Trời.

Tiền thị biết tin lập tức thu dọn hành lý để trở về ngay, tuy nhiên cha mẹ cô lại không đồng ý. Tiền thị nói với cha mẹ rằng: “Người ta lấy vợ vốn là để phụng dưỡng cha mẹ. Giờ đây, cha mẹ chồng bị bệnh nặng như thế mà con không về, vậy thì có khác gì loài cầm thú đâu?”

Cha mẹ khuyên can thế nào đi nữa cũng không ngăn được, Tiền thị một mình lên đường về nhà chồng.

Người con dâu hiếu thuận đó đã nhanh chóng quay trở về nhà. Khi cô vừa bước vào nhà thì ông Cố bỗng nhiên nghe thấy tiếng quỷ nói: “Chúng Thần đều bảo hộ cô con dâu hiếu thuận này trở về, chúng ta mau chóng trốn đi, nếu không sẽ bị trừng phạt không nhẹ đâu”.

Thế là cha mẹ chồng cô và cả nhà đều thoát khỏi dịch bệnh. Y học gia nghiên cứu bệnh dịch có thành tựu đời Thanh là Lưu Khuê (hiệu Tùng Phong) nói: “Tà không thể xâm phạm chính được, hiếu có thể cảm động Trời, quả đúng là phương thuốc tốt trừ dịch bệnh”.

Đối diện với ôn dịch rất nhiều người lo lắng, trăm phương ngàn kế tìm cách phòng ngừa khiến cho thân hao, chí tổn, đêm ngày không được nghỉ. Tuy nhiên trời cao có mắt, người thiện lương phân minh, dám đứng về lẽ phải, sống lấy thiện tâm làm gốc ắt có thể vượt qua được kiếp nạn này. Có câu:

Sợ gì dịch bệnh hoành hành,

Có chăng chỉ sợ tâm mình chẳng ngay.

 

Theo soundofhope.org