Tân Sinh

Vụ tự thiêu giả ở Thiên An Môn 2001: ĐCSTQ dàn dựng tội ác để đổ tội cho các học viên Pháp Luân Công

Năm 2001, sự kiện 5 người “tự thiêu” tại quảng trường Thiên An Môn đã làm chấn động cả trong ngoài Trung Quốc. Báo chí và đài truyền hình nhà nước Trung Quốc liên tục phát sóng và bình luận về sự kiện này. Tuy đã mất rất nhiều công sức dàn dựng và tuyên truyền, nhưng cuối cùng màn tự thiêu giả cũng bị vạch trần trên trường quốc tế và trở thành cơn ác mộng không cách nào thoát được của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

=> Nhân quả: Hơn 10.000 trường hợp phải nhận quả báo vì đàn áp những người tu luyện

Hình ảnh bộ phim “Lửa giả” phân tích vụ dàn dựng tự thiêu Thiên An Môn do đài truyền hình Tân Đường Nhân sản xuất đã nhận được giải thưởng vinh dự của Liên hoan truyền hình điện ảnh Columbus lần thứ 51 (Sản xuất tháng 1/2002)

Năm 1992, Pháp Luân Công bắt đầu truyền xuất ra ở Trung Quốc và nhanh chóng trở nên phổ biến trên toàn quốc. Trung bình cứ 10 người dân thì có 1 người theo tập Pháp Luân Công. Nhưng lãnh đạo ĐCSTQ lúc bấy giờ là ông Giang Trạch Dân vì đố kỵ với nhà sáng lập Pháp Luân Công và lo sợ sự phát triển nhanh chóng của Pháp Luân Công nên đã phát động chiến dịch bức hại với nhiều phương thức khác nhau, đặc biệt là vận dụng bộ máy truyền thông để tuyên truyền vu khống. Vào thời điểm cao của cuộc bức hại, các kênh truyền thông một chiều tại Trung Quốc Đại Lục đang từ khen ngợi Pháp Luân Công đã chuyển sang phát liên tục 7 giờ trong ngày các tuyên truyền giả dối về Pháp Luân Công, trong đó có tin tức về màn “tự thiêu”.

Cụ thể hơn, ngày 23/1/2001, tức ngày 13 Tết Nguyên đán, tại quảng trường Thiên An Môn đã xảy ra vụ “tự thiêu” của 5 người. Kênh truyền thông của ĐCSTQ đã chọn toàn khung giờ vàng phát sóng vụ việc nhằm vu oan cho Pháp Luân Công, nhưng lại để lộ rất nhiều sơ hở. Mười mấy năm qua, vụ án này vẫn luôn bị xã hội quốc tế nhận định là một màn lừa đảo thế kỷ của ĐCSTQ.

ĐCSTQ dựng nên vụ tự thiêu giả để đổ tội cho các học viên Pháp Luân Công nhằm kích động hận thù của người dân TQ đối với môn tập, để hợp thức hóa cuộc đàn áp tại TQ mà không lo bị chỉ trích

Vụ “tự thiêu” xảy ra không lâu, trên trang web của Pháp Luân Công là Minghui.org đã đăng một báo cáo phân tích tiết mục “Phỏng vấn tiêu điểm” của ĐCSTQ, trong đó có những nghi vấn logic đáng chú ý như sau:

Nghi vấn số 1: Cảnh sát đã đứng chờ sẵn, người “tự thiêu” mới bắt đầu châm lửa

Trong mục “Phỏng vấn tiêu điểm” của truyền thông ĐCSTQ có cảnh, một người trên thân bị bắt lửa khập khiễng đi về phía trước, có 3 người cảnh sát đứng gần anh ta, trong tay cầm sẵn bình cứu hỏa. Người cảnh sát bên trái bắt đầu dập lửa trước tiên, rồi sau đó gần như đồng thời 2 người cảnh sát kia cũng bắt đầu dập lửa. Toàn bộ quá trình từ lúc bắt đầu đến khi lửa bị dập tắt ước chừng chưa đến 2 giây.

Tuy nhiên, quảng trường Thiên An Môn không có sẵn bình cứu hỏa. Vì vậy, bình cứu hỏa của 3 người cảnh sát có thể đến từ 2 nguồn: một là bình cứu hỏa được trang bị trên xe cảnh sát IVECO, hai là trong Đại Lễ đường Nhân dân. Thông thường, một chiếc xe IVECO không thể trang bị cùng lúc đến 3 bình cứu hỏa, xe nhỏ thì trang bị 1 bình nhỏ, xe lớn thì trang bị 2 bình là nhiều. Như vậy, 3 bình cứu hỏa này nếu lấy ra từ xe cảnh sát thì cũng phải là từ những chiếc xe khác nhau. Ngoài ra, một người “tự thiêu” trên quảng trường Thiên An Môn là việc vốn chưa có tiền lệ, cảnh sát không thể thấy ai đó đổ nước gì lên người thì liền lập tức chạy đi tìm bình cứu hỏa ngay, trừ phi biết trước đó là xăng và người này định làm gì. Như vậy, theo logic chỉ khi người này bắt đầu châm lửa, thì 3 người cảnh sát mới bắt đầu có phản ứng. 3 người từ những địa điểm khác nhau, chạy đến xe hoặc chạy vào Đại Lễ đường Nhân dân để lấy bình cứu hỏa rồi chạy đến chỗ người “tự thiêu”, rút chốt bảo hiểm bình và bắt đầu dập lửa. Trong cảnh quay cho thấy xe cảnh sát gần nhất cách người “tự thiêu” chưa đến 10 mét, còn các xe khác đều cách xa hơn 10 mét. Vậy mà họ gần như có mặt tại hiện trường cùng lúc trong tay cầm sẵn bình cứu hỏa, toàn bộ quá trình từ lúc họ bắt đầu có phản ứng đến chạy đi lấy bình cứu hỏa cách đó hơn 10 mét và quay lại chỗ người “tự thiêu” không quá 10 giây.

Một điều phi logic nữa là cảnh quay cho thấy khi người thứ nhất bắt đầu dập lửa, thì 2 người kia không phải từ nơi khác chạy đến mà đã đứng sẵn sàng ở 2 bên người “tự thiêu” và hầu như đồng thời dập lửa. Trong khoảng 2 giây, ngọn lửa được dập tắt. Điều này cho thấy, cảnh sát phải đến nơi cầm sẵn bình cứu hỏa rồi người “tự thiêu” này mới bắt đầu châm lửa để được dập tắt tức thì.

Nghi vấn số 2: Bình cứu hỏa từ đâu có?

Trong cảnh quay xuất hiện hai bình cứu hỏa, còn có một cái quay lưng lại ống kính, không nhìn thấy. Bình cứu hỏa trong cảnh quay là giống với loại bình cứu hỏa cỡ lớn chữa cháy ở các tòa nhà, độ dài ước chừng bằng một cánh tay của người lớn, còn loại bình cứu hỏa lắp ở loại xe khách cỡ nhỏ như IVECO là loại tương đối nhỏ, đại khái chỉ dài cỡ cẳng tay của người lớn. Vậy thì những bình cứu hỏa cỡ lớn này từ đâu mà ra?

Câu trả lời có thể là trong Đại Lễ đường Nhân dân hoặc trong các công trình khác ở quảng trường; hoặc là Cảnh sát trước đó đã chuẩn bị sẵn sàng rồi. Nếu là trong Đại Lễ đường Nhân dân thì không kịp trong thời gian ngắn như vậy 3 cảnh sát đã chạy đi lấy và quay lại chỗ người “tự thiêu” nhanh đến thế. Cho nên những bình cứu hỏa này chỉ có thể là được chuẩn bị sẵn từ trước. Nếu như lập luận rằng cảnh sát trước đó đã biết có người muốn tự thiêu, và trên xe đã chuẩn bị sẵn bình cứu hỏa, thì vẫn không thể giải thích được vì sao cả 3 người cảnh sát lại đứng sẵn đúng vị trí trước đã, sau đó mới bắt đầu dập lửa.

Nghi vấn số 3: Vương Tiến Đông ngồi đả tọa không đúng tư thế của người tu Pháp Luân Công

Trong cảnh quay của Đài truyền hình Trung ương, một người nam tên là “Vương Tiến Đông” dùng tư thế ngồi của Pháp Luân Công để “tự thiêu”, dựa vào đó để chứng minh người này là người tập Pháp Luân Công. Nhưng người tập Pháp Luân Công cho biết, tư thế ngồi khoanh chân của Vương Tiến Đông hoàn toàn không phải là phương thức đả tọa của Pháp Luân Công. Yêu cầu của Pháp Luân Công là ngồi kiết già, chí ít thì cũng phải là bán già, chỉ có người vừa mới học hoặc người có khó khăn đặc biệt, thì mới miễn cưỡng dùng cách khoanh chân.

Báo cáo của Tân Hoa Xã nói cả nhà Vương Tiến Đông từ năm 1996 đã bắt đầu “say mê Pháp Luân Công”. Tuy vậy người tập Pháp Luân Công đều cho rằng, một người đã tu luyện trên 4 năm mà vẫn chỉ có thể ngồi khoanh chân, là vô cùng khó tin.

Pháp Luân Công yêu cầu người tập ngồi kiết già (như hình bên trái), còn Vương Tiến Đông chỉ ngồi dạng khoanh chân (phải).

Nghi vấn 4: Chết do tự thiêu hay bị đánh?

Chiếu chậm cảnh quay tại hiện trường của CCTV cho thấy, cô Lưu Xuân Linh là bị cảnh sát đánh chết.

Nghi vấn số 5: Phóng viên đài truyền hình quả là quá may mắn

Phóng viên đài truyền hình quả là quá may mắn khi bắt được rõ nét cảnh “tự thiêu” trong chốc lát và đột ngột như vậy, đặc biệt là những cảnh quay cự ly gần có góc quay từ mặt đất. “Càng khéo” là máy quay cách hiện trường “tự thiêu” không đến 20 mét.

Trong băng ghi hình sự kiện thảm sát Thiên An Môn có cảnh một người chặn trước đoàn xe tăng, và xe tăng muốn vượt qua bên hông của người này, nhưng đó là từ trên lầu ở đằng xa mà quay, hình ảnh rất không rõ nét. Phóng viên lúc đó cố ý ở trước ống kính nói: “Xin hãy chú ý cảnh quay quý giá sau đây”, họ biết có thể quay được cảnh quay ở hiện trường trong thời gian chốc lát thế này không dễ dàng gì. Còn người quay vụ tự thiêu lại “vừa khéo” ở hiện trường, “vừa khéo” cách người tự thiêu không đến 20 mét, “vừa khéo” máy quay phim đang ở trạng thái chờ sẵn (standy), nếu không trong thời gian mấy giây từ lúc châm lửa đến lúc dập lửa, người quay phim hoàn toàn không có thời gian để điều chỉnh máy quay.

Cách giải thích hợp lý hơn cho điều này là, người quay phim đã chuẩn bị tới quảng trường để quay cảnh “tự thiêu” từ trước.

Nghi vấn số 6: Vì sao chính quyền Trung Quốc lại tịch thu băng ghi hình tại hiện trường của phóng viên quốc tế?

Khi nguồn gốc những cảnh quay cận cảnh bị chất vấn, đương cục Bắc Kinh từng tuyên bố cảnh quay cận cảnh là do phóng viên của CNN quay được. Tuy nhiên, người phụ trách quốc tế của CNN đã lập tức phủ nhận cách nói này, cho rằng khi bắt đầu xảy ra sự việc thì người quay phim của họ bị bắt bớ, thiết bị quay phim cũng bị tịch thu.

Vì sao phải giam giữ phóng viên quốc tế, tịch thu băng ghi hình quay phim hiện trường? Vì sao không cho phóng viên của CNN báo cáo sự thật chân thực lúc đó? Vì sao không để phóng viên CNN ra mặt chứng minh báo cáo của Tân Hoa Xã?

Nghi vấn số 7: Sau khi bỏng diện rộng, hơi sức nói chuyện vẫn đầy đủ

Trong tiết mục “Phỏng vấn tiêu điểm” có chiếu cảnh bác sĩ mô tả tình hình người “tự thiêu” bị bỏng, nói rằng khí quản đã bị bỏng, cần phải rạch yết hầu để làm phẫu thuật. Mọi người đều biết, trên thân người bắt lửa, nhiệt độ của luồng khí xung quanh thân thể rất cao. Lúc này người ta hô hấp thì hít vào luồng khí nóng bỏng, tất nhiên sẽ bị bỏng lưỡi, thanh đới, khí quản. Cho nên bác sĩ nói không sai.

Nhưng trên truyền hình lại cho thấy, Vương Tiến Đông ngồi tại hiện trường, lửa đã bị dập rồi, nhưng lại có thể nhiều lần hô lớn một câu gì đó để khiến người khác cho rằng ông là người tập Pháp Luân Công. Bé gái nằm trên mặt đất cũng thanh âm trong trẻo. Gồm cả những cảnh quay ở bệnh viện sau này, cả ông Vương Tiến Đông và bé gái đều thanh âm rõ ràng, hơi sức đầy đủ, hầu như không có dấu hiệu rằng thanh đới, khí quản bị tổn hại. Sau khi bị bỏng diện rộng, không những không hôn mê, mà còn nói chuyện với hơi sức đầy đủ, điều này không kỳ quặc sao?

Tân Hoa Xã đưa tin: “Bé gái 12 tuổi Lưu Tư Ảnh toàn thân bị bỏng diện tích đến 40%, đầu, mặt bị bỏng cấp 4, hai mí mắt bị lật ra ngoài, hô hấp khó khăn, khuôn mặt, hai tay cơ bản bị hủy hoại. Những người khác như Hác Huệ Quân, Vương Tiến Đông cũng đều có tổn thương về hít thở và bị bỏng nghiêm trọng…” Vậy mà, Trần Quả và Lưu Tư Ảnh với thân bị tổn thương nghiêm trọng như vậy lại vẫn có thể nói chuyện với phóng viên trong bản tin của Tân Hoa Xã. Một vị bác sĩ ở Mỹ xem xong báo cáo này liền cười lên và nói rằng: “Sau khi phẫu thuật bị rạch khí quản, thì người ta tuyệt đối không thể trong thời gian ngắn như vậy mà khôi phục được khả năng nói chuyện. Hoặc là Tân Hoa Xã nói dối, hoặc là có kỳ tích y học.”

Nghi vấn số 8: Pháp Luân Công chỉ rõ người luyện công không được sát sinh, tự sát là có tội

Chỉ có thể nói rằng một là những người “tự thiêu” này không phải là người tu luyện Pháp Luân Công một cách chân chính, hai là đạo diễn của màn kịch này cũng không phải là người hiểu rõ pháp lý của Pháp Luân Công. Theo website Minghui.org, trong cuốn sách chỉ đạo tu luyện chính Chuyển Pháp Luân của Pháp Luân Công, nhà sáng lập đã nói rõ rằng không được sát sinh. Điều này không chỉ bao gồm không được giết người, mà còn không được giết cả động vật cũng như sinh mệnh khác. Và trong bài giảng tại Sydney năm 1996, nhà sáng lập Pháp Luân Công đã từng nói “tự sát là có tội”. Cũng có nghĩa là, cho dù là sát sinh hay tự sát, trong Pháp Luân Công đều là điều bị cấm chỉ.

Nghi vấn số 9: Tốc độ đăng tin nhanh bất thường, nội dung trước sau không đồng nhất

Tân Hoa Xã từ trước giờ đối với việc đăng tin tức nhạy cảm đều cần phải kiểm duyệt chặt chẽ qua nhiều bước, thậm chí duyệt đến 5-6 lần, nhưng đối với sự kiện “tự thiêu” ở Thiên An Môn, thì chỉ 2 giờ đồng hồ sau khi sự kiện phát sinh đã đăng bản tin tiếng Anh, tốc độ nhanh chóng như thế, khiến người ta sinh nghi, dường như bản tin đã được viết xong từ trước. Một tuần sau, tờ “Nhân dân Nhật báo” đăng bài chi tiết hơn nữa, đáng chú ý là trong bài báo này, số người tự thiêu đã tăng từ 5 người lúc trước lên đến 7 người, một trong số đó là bé Lưu Tư Ảnh mới chỉ 12 tuổi.

Sau khi những điểm nghi vấn trong bài báo này bị phơi bày, phía ĐCSTQ thì luôn gắng sức vá víu các chỗ sơ hở, mục “Phỏng vấn tiêu điểm” cũng 3 lần theo sát báo cáo tình huống mới nhất của những người “tự thiêu”. Trong khi đó, điều tra từ phía Pháp Luân Công cũng không ngừng phát hiện ra nhiều điểm nghi vấn hơn nữa. Chẳng hạn, phần mặt và đầu của Vương Tiến Đông nhiều chỗ bị bỏng độ 3, nhưng bộ tóc dễ bén lửa nhất lại không hề hấn gì. Đồng thời, chai nhựa Sprite chứa đầy xăng dưới ngọn lửa cũng không sao; nhân vật “Vương Tiến Đông” nhiều lần xuất hiện trên Đài truyền hình Trung ương với khuôn mặt có sự khác nhau rất lớn. Ngoài ra, “Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công” đã ủy thác cho Phòng thí nghiệm Ngôn ngữ của Đại học Quốc lập Đài Loan tiến hành giám định so sánh ngữ âm của bên thứ ba cho rằng, nhân vật “Vương Tiến Đông” xuất hiện ở tập 1, tập 2 và tập 3 của mục “Phỏng vấn tiêu điểm” của Đài truyền hình Trung ương không phải là cùng một người.


Vương Tiến Đông bị cháy trụi quần nhưng tóc và chai nhựa đựng xăng không hề suy suyển gì

Hàng loạt kênh truyền thông quốc tế lên tiếng

Bất chấp những nỗ lực của cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân trong việc gây sức ép, mua chuộc giới truyền thông quốc tế để không can thiệp và không đăng sự thật về Pháp Luân Công, hàng loạt tờ báo có lương tri vẫn dũng cảm phơi bày sự việc này.

Ngày 14/8/2001, tổ chức Phát triển Giáo dục Quốc tế (IED) đã thông báo công khai tại cuộc họp Liên Hiệp Quốc rằng: “Cuộc điều tra của chúng tôi cho thấy chính quyền ĐCSTQ thật sự đã dàn dựng vụ tự thiêu và giết những người này để bôi nhọ Pháp Luân Công. Tuy nhiên, chúng tôi đã có được một video phân tích vụ tự thiêu cho thấy rõ ràng rằng chế độ ĐCSTQ đã chỉ đạo và dàn dựng toàn bộ sự việc.”

Bài viết trên báo Châm ngôn khoa học Kitô giáo (The Christian Science Monitor) dẫn lời người phát ngôn Pháp Luân Công ở nước ngoài nói, Pháp Luân Công cấm chỉ giết người, “tự thiêu” là trò lừa của chính quyền ĐCSTQ tạo ra. Tin tức của hãng AP cũng dẫn lý luận của Pháp Luân Công nói Trung Quốc đưa tin nhằm phỉ báng tổ chức này.

Tổng biên tập tạp chí Động Hướng (Hồng Kông) Trương Vĩ Quốc từng có bài viết nói:“Vụ án mạng lớn thế này, vốn do cơ quan tư pháp thụ lý điều tra, thậm chí sau khi tòa án xét xử mới có kết luận, vậy mà cơ quan ngôn luận của chính quyền Bắc Kinh đã vượt lên trước tiến hành dùng dư luận để định tội, làm cho người ta cảm thấy nội tình vụ án không hề đơn giản”. Ông nói: “Truyền thông đi trước, trái với kỷ luật tuyên truyền. Theo phóng viên đài VOA đưa tin, sau khi Tân Hoa Xã đưa tin về ‘vụ tự thiêu tại Thiên An Môn’, vị phóng viên này đã gọi điện đến công an thành phố Bắc Kinh, và Bộ công an để xác nhận sự thực và hỏi họ có bình luận gì về sự kiện này, cả hai người trực ban của 2 cơ quan này đều nói không biết, không rõ về sự kiện này. Ngay cả người trực ban cũng không rõ về vụ tự thiêu này, vậy mà Tân Hoa Xã lại đăng tin này trước tiên. Việc này vi phạm ‘kỷ luật tuyên truyền’ của chính ĐCSTQ đưa ra.”

Thân phận người tự thiêu trên quảng trường Thiên An Môn cũng được một nhà sản xuất của kênh truyền hình CNN đặt ra nhiều nghi vấn. Khi đó cô cũng có mặt tại hiện trường, về việc đứa trẻ 12 tuổi Lưu Tư Ảnh dưới sự thúc giục của mẹ mà tiến hành “tự thiêu” được chính quyền Trung Quốc đưa tin, cô nói lúc đó không nhìn thấy có đứa trẻ nào trong số những người “tự thiêu”. Một số nhà quan sát ở nước ngoài nói, chính quyền Trung Quốc không cho phép phóng viên nước ngoài đến bệnh viện để phỏng vấn người tự thiêu, phóng viên cũng không thể tiếp xúc với người nhà của những người tự thiêu.

Phóng viên Philip Pan của tờ báo The Washington Post đưa tin: “Chính quyền Bắc Kinh từ chối yêu cầu xin phỏng vấn của phóng viên đối với Lưu Tư Ảnh và 3 người khác đang nằm tại bệnh viện; một quan chức thành phố Khai Phong cho biết, chỉ có người của CCTV và Tân Hoa Xã mới được tiếp xúc với họ, người thân và đồng nghiệp của họ (người ‘tự thiêu’); khi đến nhà Lưu Xuân Linh phỏng vấn, có một người đàn ông nói từ trong cửa vọng ra, ‘tất cả đều giao cho chính quyền phát ngôn’.”

Tờ báo The Age của Úc trong một bản tin của mình, đã đưa ra nghi vấn, nếu cảnh sát không biết trước, sao lại mang theo dụng cụ cứu hỏa. Nơi gần nhất để lấy dụng cụ cũng phải đi một đoạn mất mấy chục phút, nhưng trong vòng 90 giây, họ mang tới một lượng lớn dụng cụ; cũng trong bản tin này, một phóng viên châu Âu nói: “Trước giờ tôi chưa từng thấy công an tại quảng trường Thiên An Môn mang theo dụng cụ cứu hỏa đi tuần, tại sao hôm đó lại ngược lại? Nơi xảy ra vụ ‘tự thiêu’ cách Đại lễ đường nhân dân khoảng 20 phút đi lại, nếu họ về đó lấy thiết bị cứu hỏa rồi nhanh chóng đến hiện trường thì e là đã muộn.”

Tờ Thời báo Tài chính (Financial Times) ở Anh khẳng định: “Không có bất cứ bằng chứng nào chứng minh người ‘tự thiêu’ là người của Pháp Luân Công.”

Hãng tin Reuters cho hay: “Bắc Kinh đang lợi dụng hình tượng thân thể bị thiêu cháy đáng sợ làm vũ khí mới nhất trong cuộc chiến truyền thông với Pháp Luân Công.”

Cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ đã dần đi đến hồi kết khi sự thật được phơi bày ra trước toàn thể người dân thế giới. Tại Trung Quốc, những người từng tích cực tham gia bức hại Pháp Luân Công như Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, v.v.. cũng rớt đài từng người từng người một thông qua chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của ông tập Cận Bình. Thậm chí mới đây nhất, lệnh cấm xuất bản sách Pháp Luân Công cũng đã được giải trừ.

Minh Ngọc
Theo Trithucvn.net

>> Tại sao ĐCS Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công?