Hơn 8 triệu thuê bao điện thoại ở Trung Quốc đã biến mất trong 2 tháng đầu năm 2020. Họ đã đi đâu?
Gần đây, China Mobile công bố một dữ liệu bất thường trong hai tháng qua, với sự sụt giảm khoảng 7.254 triệu người dùng từ Trung Quốc đại lục.
Kể từ năm 1997, China Mobile thường công bố số liệu người dùng hàng tháng. Vào tháng 1/2020, số lượng thuê bao di động của hãng này là 949.415.000, giảm 862.000 so với tháng trước. Đến tháng 2/2020, China Mobile còn 942.621.000 thuê bao, giảm mạnh 7.254.000 so với tháng 1. Như vậy, sau 2 tháng đầu năm, hãng viễn thông lớn nhất Trung Quốc này đã giảm tổng cộng 8.116.000 thuê bao.
Nhìn vào dữ liệu quá khứ, các thuê bao của China Mobile đều tăng hàng tháng. Kỷ lục cao nhất là tăng hơn 4 triệu thuê bao vào tháng 6/2018 và chưa bao giờ giảm cho đến thời điểm trước năm 2020.
Hiện nay, Trung Quốc có 3 hãng viễn thông lớn là: China Mobile, China Telecom và China Unicom. Theo dữ liệu của Statista năm 2018, China Mobile chiếm thị phần áp đảo, với 60% lượng thuê bao toàn Trung Quốc. Trong khi đó, China Telecom và China Unicom, mỗi hãng chiếm khoảng 20% thị phần.
Sự sụt giảm bất thường của China Mobile trùng khớp với thời điểm dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát ở Trung Quốc. Đặc biệt số liệu của tháng 2/2020, Trung Quốc ghi nhận rất nhiều ca nhiễm bệnh và tử vong. Cũng tháng 2 đó, China Mobile mất hơn 7 triệu thuê bao di động.
Nếu chỉ là do nhiễm bệnh và cách ly thông thường thì người dùng vẫn tiếp tục sử dụng điện thoại di động, và thời gian dùng có thể còn tăng cao hơn so với trước khi dịch bệnh. Nếu thuê bao chuyển sang mạng khác thì cũng không thể sụt giảm đột biến như trên. Hơn nữa trong bối cảnh dịch bệnh nghiêm trọng, người dùng sẽ không có tâm trạng chuyển mạng.
Vì vậy, có những ghi vấn, con số trên chính là những người đã tử vong, và họ không thể mang điện thoại của mình sang thế giới bên kia.
Bao nhiêu người chết ở Trung Quốc?
Cho đến nay, chính quyền Trung Quốc công bố con số tử vong do dịch viêm phổi Vũ Hán chỉ hơn 3.000 người. Tuy nhiên có nhiều điểm đáng nghi ngờ về con số này:
-
Hôm 1/2, hãng công nghệ Tencent vô tình công bố con số nhiễm bệnh và tử vong cao bất ngờ ở Trung Quốc.
Cụ thể, trong bản tin “Theo dõi tình hình dịch bệnh”, hãng này liệt kê 154.023 ca nhiễm, cao gấp 10 lần con số do chính quyền công bố. Đồng thời, số tử vong là 24.589 ca, cao gấp gần 100 lần con số của chính quyền lúc đó (300 người chết). Sau đó, hãng này nhanh chóng điều chỉnh số liệu về theo con số của chính phủ.
Và đó mới là đầu tháng 2. -
Đến giữa tháng 2, một bác sĩ ở Vũ Hán tiết lộ có 300 ca tử vong mỗi ngày tại bệnh viện Hỏa Thần Sơn. Bác sĩ này còn cho biết, chỉ 5%-10% số ca tử vong ở đây mới được chẩn đoán chính thức là nhiễm virus corona. Như vậy hơn 90% số ca không được chính quyền thừa nhận và công bố.
Và đó mới là một bệnh viện. -
Ngày 19/2, truyền thông Trung Quốc cho biết đã có 40 “cabin xử lý rác và xác động vật” đã được chi viện cấp tốc cho tâm dịch Vũ Hán. Mỗi cabin này có thể đốt 5 tấn xác chết mỗi ngày.
Ông Minh Cư (MingJu), Giáo sư danh dự Hệ Chính trị Đại học Quốc gia Đài Loan, cho rằng các cabin này là “lò hỏa táng di động”.
Và đó mới là một thành phố.
Một số nguồn tin cho biết, dịch corona ở Trung Quốc vẫn đang căng thẳng. Thượng Hải, Liêu Ninh và Vũ Hán đã xây dựng các bệnh viện dã chiến trong bí mật. Bắc Kinh gần đây mới tuyên bố khởi động lại bệnh viện Tiểu Thang Sơn từ ngày 16/3.
Gần đây một danh sách nhân viên phòng chống dịch bệnh tử vong đã bị rò rỉ trên mạng. Điều kỳ lạ là hầu hết các nguyên nhân tử vong được ghi chú là “làm việc quá sức”, và không có trường hợp nào là do viêm phổi Vũ Hán. Thông tin này trùng hợp với một số nguồn tin nói rằng chính quyền Trung Quốc hạn chế việc xét nghiệm mới và các ca nhiễm dịch mới được coi là cảm lạnh hoặc viêm phổi thông thường.
Hôm 20/3, Thời báo Hoàn Cầu của ĐCSTQ loan tin rằng Trung Quốc có thể phải đối mặt với “làn sóng thứ 2” của dịch viêm phổi Vũ Hán. Họ nói rằng “làn sóng thứ 2” là do người Trung Quốc ở nước ngoài mang bệnh dịch về đại lục. Vậy làn sóng này có thể từ nước ngoài hay từ chính trong nước?