Nếu như trước đây nguy cơ [về việc] “không được tiếp cận dòng vốn của Hoa Kỳ” đối với Trung Quốc chỉ là [vấn đề] đàm luận, hiện giờ đã trở thành mối đe dọa thực sự.
Trong hơn hai thập kỷ qua, các công ty Trung Quốc đã không hề bận tâm về việc được các cơ quan giám sát Phố Wall “điều chỉnh”. Họ được miễn áp đặt các tiêu chuẩn kế toán và được hưởng lợi từ dòng vốn khổng lồ của Hoa kỳ. Điều này tốt cho cả hai bên, đặc biệt là Trung Quốc.
Ngày trước, các doanh nghiệp đầu tư của Hoa Kỳ đã đổ dồn vào các công ty Trung Quốc. Các công ty Trung Quốc thật sự được đối xử như “khách mời đặc biệt” của Phố Wall. Giờ đây, thị trường vốn của Hoa Kỳ sẽ chấm dứt rót vào các công ty Trung Quốc, những thực thể mà sẽ nhanh chóng cạnh tranh với [nếu không nói là tiêu diệt] các đối thủ Hoa Kỳ và đồng thời làm giàu cho những người cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Kết thúc việc Trung Quốc được ‘ăn theo’’ hưởng lợi
Việc ĐCSTQ xử lý sai lầm trong giai đoạn đầu của sự bùng phát dịch viêm phổi Vũ hán, đã cho phép virus này xâm nhập vào thế giới và đang hủy hoại nền kinh tế thế giới, kết hợp với sự căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa Bắc Kinh và Washington, chính quyền Tổng thống Trump thấy rằng không thể để Trung Quốc “ăn theo” hưởng lợi nữa.
Chẳng hạn, theo Ủy ban Đánh giá Kinh tế Mỹ-Trung, tính đến tháng 2/2019, đã có 156 công ty Trung Quốc với tổng định giá 1,2 nghìn tỷ USD được niêm yết trên các sàn giao dịch của Hoa Kỳ. Nhưng trong số này có hơn 100 công ty không cho phép kiểm toán định kỳ theo quy định của Đạo luật Sarbanes-Oxley năm 2002 (SOX).
Từ nay trở đi, họ sẽ phải tiến hành việc kiểm toán theo quy định.
Khởi đầu, Đạo luật SOX được đưa ra để bảo vệ các nhà đầu tư khỏi sự gian lận lớn do Enron, WorldCom và nhiều doanh nghiệp khác gây ra, trong đó các cổ đông hoặc đã bị mất hầu hết, hoặc bị mất tất cả các khoản đầu tư của họ. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, điều tương tự cũng đã xảy ra với các nhà đầu tư của Hoa Kỳ vào các công ty lừa đảo của Trung Quốc được niêm yết trên sàn giao dịch Hoa Kỳ. Điển hình gần đây nhất có Công ty Cà phê Luckin của Trung Quốc. Một số nhà quan sát thậm chí còn cho rằng các công ty Trung Quốc được niêm yết trên các sàn giao dịch của Hoa Kỳ phần lớn đều là lừa đảo.
Rõ ràng là, việc Tổng thống Trump khẳng khái khẳng định quyền kiểm toán của các nhà quản lý Hoa Kỳ đối với các công ty Trung Quốc là một động thái cần thiết để bảo vệ các nhà đầu tư của Hoa Kỳ. Nếu không kiểm toán, các cơ quan quản lý của Hoa Kỳ sẽ không biết liệu các công ty Trung Quốc, các tài sản, lợi nhuận và cách quản lý của họ hoặc thậm chí cả sản phẩm của họ có [tồn tại] thật hay không.
Tuy nhiên, nó [kiểm toán] có thể sẽ là một công cụ phá vỡ hầu hết các công ty Trung Quốc niêm yết tại Hoa Kỳ. Trung Quốc không có sự so sánh giữa các hệ thống quản lý, do đó, không có tiêu chuẩn kế toán tuyệt đối cũng như không có các cơ chế giám sát khác. Mặc dù vậy, nếu không tuân thủ luật pháp mới, các công ty Trung Quốc sẽ bị loại khỏi sàn giao dịch Hoa Kỳ.
Nói tóm lại, trong nhiều năm được “ăn theo” hưởng lợi và được thoải mái tiếp cận thị trường vốn của Hoa Kỳ, các công ty Trung Quốc đã lạm dụng đặc quyền này.
Tuy nhiên, sự “đãi ngộ” này đang thay đổi.
Alibaba bị loại khỏi sàn chứng khoán New York NYSE?
Trên thực tế, gần đây, Tổng thống Trump đã nói với bình luận viên Maria Bartiromo của Fox News rằng, đối với công ty bán lẻ khổng lồ trên internet Alibaba (có trụ sở tại Trung Quốc và là công ty mẹ của South China Morning Post), thì việc yêu cầu tuân thủ Quy tắc kiểm toán SOX là không đủ, mà cần phải đưa tên Alibaba ra khỏi Phố Wall. Ông Trump dự đoán rằng, công ty này sẽ tìm cách chuyển đến London hoặc Hồng Kông.
Tổng thống Trump đã đang thiết lập chính sách mới cho tương lai.
Mới chỉ là khởi đầu…
Quỹ Hưu trí Liên bang trị giá 50 tỷ USD là một ví dụ điển hình. Tổng thống Trump gần đây đã thuyết phục các nhà quản lý I-Fund của Chương trình “Thrift Savings Plan” [quỹ dành cho người hưu trí] không cấp hoặc thu hồi vốn từ các công ty có trụ sở tại Trung Quốc Đại lục. Kết quả là quỹ này đã thu hồi được 4 nghìn tỷ USD từ các công ty của Trung Quốc.
Ngoài ra, còn có nhiều ví dụ khác về động thái tấn công các công ty Trung Quốc của Tổng thống Trump.
Ngày 12/5/2020, Trung tâm chính sách và pháp lý quốc gia (NLPC) đã chính thức yêu cầu BlockRock, công ty chuyên cố vấn đầu tư lớn nhất thế giới của Hoa Kỳ, thoái vốn khỏi 137 công ty Trung Quốc hiện đang được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ. Trong thư gửi Chủ tịch và Giám đốc điều hành Larry Fink, NLPC lưu ý rằng tất cả các công ty này “đều hoàn toàn chịu sự ảnh hưởng và kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)”.
Chính quyền Tổng thống Trump có thể sẽ còn mạnh tay hơn nữa. Họ đang xem xét việc trao quyền cho các công dân Mỹ để khởi kiện Trung Quốc về các thiệt hại liên quan đến đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Điều đó có thể bao gồm các yêu sách đòi Trung Quốc bồi thường vì thiệt hại nhân mạng, mất tài sản, mất việc làm, mất cơ hội kinh doanh và những đau khổ khác [mà]người dân Hoa Kỳ đang phải gánh chịu. Các biện pháp trừng phạt và cấm du lịch cũng đang được cân nhắc, cũng như việc hạn chế các khoản cho vay từ ngân quỹ của Hoa Kỳ cho các doanh nghiệp tại Trung Quốc Đại Lục hoặc do người Trung Quốc sở hữu.
Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Trump, Thượng viện Hoa Kỳ cũng đang hành động. Kể từ ngày 20/5/2020, Thượng viện đã thông qua Đạo luật Trách nhiệm đối với các công ty nước ngoài, nhằm buộc các công ty Trung Quốc tuân thủ tất cả các luật chứng khoán của Hoa Kỳ. Nguyên tắc chỉ đạo là [đòi hỏi] “sự minh bạch” của công ty, điều dường như không tồn tại trong các tổ chức kinh doanh của Trung Quốc.
Rõ ràng, các biện pháp này có mục đích tổng thể là loại Trung Quốc ra khỏi thị trường vốn, bảo vệ các nhà đầu tư và thị trường việc làm của Hoa Kỳ. Đây cũng được xem là “đòn trừng phạt” dành cho ĐCSTQ vì các chính sách lạm dụng thương mại và nguồn vốn của Hoa Kỳ, cũng như việc chính quyền này đã để virus Corona Vũ Hán lây lan thành đại dịch toàn cầu, gây họa loạn và gieo rắc khổ đau trên toàn thế giới.
London ‘Không mời gọi’
Có thể ngay cả London cũng không còn là vùng đất tuyệt vời cho các công ty Trung Quốc. Ngay trước đại dịch viêm phổi Vũ hán, cuộc khủng hoảng Hong Kong đã làm gia tăng sự căng thẳng giữa London và Bắc Kinh. Mối quan hệ tài chính giữa London và Thượng Hải cũng đang ngày càng rạn nứt.
Hơn nữa, ở mức 2,4 nghìn tỷ USD, sàn giao dịch London chỉ là một phần nhỏ của sàn giao dịch Phố Wall với giá trị trên 30 nghìn tỷ USD. Do đó, tính thanh khoản ở London không đáp ứng được nhu cầu và thói quen của Bắc Kinh. Hơn nữa, tại thời điểm này, mối quan tâm của giới đầu tư hầu như không đặt vào các công ty Trung Quốc.
Các công ty Trung Quốc có thể sẽ tìm thấy cơ hội niêm yết tại quê nhà. Với tính thanh khoản cao hơn và yêu cầu niêm yết dễ dàng hơn so với London, cả hai sàn giao dịch Hong Kong và Thượng Hải đều hấp dẫn hơn đối với các công ty Trung Quốc.
Nhưng lựa chọn này cũng đi kèm với rủi ro. Khi Bắc Kinh càng tăng cường đàn áp Hong Kong, thì các công ty của Trung Quốc càng ít có cơ hội tiếp cận được dòng vốn của phương Tây tại thị trường Thượng Hải.
Liệu ông Trump sẽ thành công trong việc “loại” Trung Quốc ra khỏi thị trường Phố Wall?
Theo Thượng nghị sĩ Marco Rubio, “Nếu muốn tiếp cận với thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, các công ty Trung Quốc phải tuân thủ luật pháp và quy định của Hoa Kỳ về trách nhiệm và phải minh bạch về tài chính”.
Theo xu hướng hiện tại và nếu Tổng thống Trump tái đắc cử sau cuộc bầu cử tháng 11/2020, thì khả năng này có thể sẽ trở thành hiện thực.
Theo The Epoch Times