Trung Quốc từ năm ngoái đến nay liên tiếp gặp phải những “đại họa”, từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, biểu tình Hồng Kông, mới đây lại là dịch viêm phổi, khiến xứ Thần Châu bao phủ một màu tang tóc. Là Thần Phật không từ bi với người Trung Quốc, hay trời cao đang thiên vị?
Khi nhìn thấy thảm cảnh mà người Trung Quốc đang phải đối mặt, bất kỳ ai còn chút lòng trắc ẩn cũng động lòng thương xót. Hoàn cảnh của họ nói chính xác là đang đứng bên cạnh bờ vực thẳm: người chết không ai dám chôn, thi thể nhiều đến mức hỏa thiêu không kịp, người sống như ở trong địa ngục chịu biết bao khổ sở và lo sợ. Đối với họ, tai họa dường như ập đến bất ngờ khiến cho người ta không kịp hiểu ra chuyện gì thì đã thấy rất nhiều thương vong. Nhưng nhìn lại quá khứ, chỉ cần trầm tĩnh dùng lý trí mà nhìn, có thể thấy rõ ông trời đã nhiều lần cho người Trung Quốc cơ hội để nhìn ra vấn đề và sửa sai. Chỉ cần họ thẳng thắng đối mặt sự thật và dám sửa sai, ắt hẳn họ sẽ có một tương lai tươi sáng.
Có câu chuyện thế này: Xưa kia có một ông lão, sau khi chết xuống âm phủ gặp Diêm vương, ông trách Diêm vương đã không báo cho ông biết trước về cái chết của mình, giờ lại đột nhiên bắt ông phải chết, khiến ông không kịp chuẩn bị.
Nghe vậy, Diêm Vương đáp: “Khi mắt nhà ngươi hơi mờ hơn trước, là ta đã gửi bức thư đầu tiên; khi tai nhà ngươi lãng, là ta đã gửi bức thư thứ hai; khi chiếc răng đầu tiên của nhà ngươi rụng, là ta đã gửi bức thư thứ ba. Thân thể ngươi ngày càng suy nhược, ngươi không biết ta đã viết bao nhiêu bức thư báo cho ngươi à? Có thể thấy ngươi không dụng tâm chú ý đến bản thân mình, chấp mê bất ngộ. Giờ sao lại nói ta không viết bức thư nào cho ngươi?”.
Câu chuyện này chính là nói với con người một đạo lý: Trước khi đại sự xảy đến, Thần Phật luôn rộng lòng cảnh báo con người, để con người có thể phản tỉnh bản thân, biết sám hối những việc sai sót mà mình đã tạo ra. Còn nếu cứ chấp mê bất ngộ, thì hoàn toàn vô phương cứu chữa.
Ông trời đã cho QUAN CHỨC Trung Quốc một cơ hội
Khi Đại Nhảy Vọt bắt đầu, đây chính là thời kỳ đen tối của nhân dân Trung Quốc. Từ năm 1959 đến năm 1962 là khoảng thời gian “Ba năm Ác nghiệt“. Đầu năm 1961, cả nước Trung Quốc đã có hơn 30 triệu người chết đói, chuyện những người Trung Quốc đổi con cho nhau để ăn thịt chính là xảy ra vào thời kỳ này, người ăn thịt người để sinh tồn đã trở thành tự nhiên.
Nạn đói xảy ra vào thời kì đại nhảy vọt đã đẩy người dân Trung Quốc vào khốn cảnh, sự việc như ăn thịt người đã xảy ra. Ảnh một gia đình trong Nạn đói lớn (1958 – 1961)
Đương thời, Lưu Thiếu Kỳ giữ vai trò chủ tịch nước, là người có quyền lực chỉ sau Mao Trạch Đông, lại rất được Mao trọng dụng. Trong chuyến thị sát về quê nhà, Lưu Thiếu Kỳ tận mắt chứng kiến người thân của mình chịu chết vì đói, khắp nơi hiện rõ khổ nạn tột cùng của nhân dân, điều này đã để lại ân hận to lớn cho Lưu Thiếu Kỳ, ông hạ quyết tâm cần phải nghĩ cách ngăn cản Mao Trạch Đông.
Thời điểm đó, toàn thể người dân Trung Quốc cũng rất oán hận Mao Trạch Đông, kể cả những người cận vệ của Mao cũng buông những lời oán trách ngất trời.
Đối với Mao mà nói, uy hiếp trước mắt chính là bị hạ bệ trong Đại hội đại biểu toàn quốc, hoặc là rơi vào cảnh có chức mà không có thực quyền. Lâm Bưu là thân tín Mao đã từng viết trong hồi ký: “Điều mà ông ta [Mao Trạch Đông] lo lắng nhất là trong cuộc biểu quyết có thể chiếm đa số ủng hộ hay không”. Tháng 9/1961, theo Điều lệ Đảng, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cần phải mở “Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9”. Mao phải tìm mọi cách để trì hoãn đại hội lần thứ 9 này.
Ngày 27/1/1962, đây là một ngày đáng được ghi vào trong sử sách. Tại Hội nghị Toàn thể, Lưu Thiếu Kỳ – một con người vốn thận trọng từ lời nói đến việc làm, đã ở ngay trước mặt Mao Trạch Đông, ngay trước mặt 7000 thành viên chủ chốt của chính quyền ĐCSTQ, khẳng khái nói một tràng những lời hoàn toàn trái ngược hẳn với “văn bản thông báo” mà Mao đã cất công chuẩn bị. Lưu Thiếu Kỳ công khai phản đối Mao Trạch Đông, đây là điều mà Mao không bao giờ ngờ tới.
Lưu hiển nhiên có sự ủng hộ của 7.000 cốt cán trong chính quyền, bởi thế Mao không thể ‘đá chọi đá’ với họ được. Mao giả vờ giữa mình với Lưu Thiếu Kỳ không hề bất đồng chính sách, và tuyên bố kéo dài hội nghị. Sau đó Mao đưa Lâm Bưu – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, cũng là người bạn gắn bó từ thuở hàn vi của ông ra hộ giá. Ngày 29/1, Lâm Bưu đứng trước mặt 7.000 thành viên hội nghị đã công khai đứng về phía Mao, khiến cho Mao có cơ hội để cất tiếng nói thay đổi cục diện.
Sau khi Lâm Bưu nói xong, Mao yêu cầu lãnh đạo các tỉnh và bộ quản lý nông nghiệp Trung ương, bộ quản lý kinh tế, nhất loạt lên bục kiểm điểm bản thân, gánh vác trách nhiệm, để giải thoát cho mình.
Ngày 29/1 chính là thời điểm then chốt cho những quan chức của ĐCSTQ, họ đã có 1 lựa chọn sống còn cho tương lai, đó là quyết định lựa chọn trái hay phải – Mao Trạch Đông hay Lưu Thiếu Kỳ. Nhưng rốt cuộc sự thận trọng bảo toàn tính mạng đã đưa đến việc họ “không dám đứng về phía Lưu”. Hiển nhiên là Mao tiếp tục duy trì quyền lực và tiếp tục chính sách cai trị độc ác của mình.
Kết cục bi thảm của Lưu Thiếu Kỳ là điều tất nhiên, ông bị đấu tố không ngừng nghỉ cho đến lúc chết, lúc chết không được khai tên thật, phải mang đi hỏa thiêu ngay trong ngày.
Nếu như lúc đó 7.000 quan chức ĐCSTQ lựa chọn đúng, hoàn cảnh Trung Quốc đã rẽ sang một hướng khác. Mao Trạch Đông sẽ không thể lựa chọn Đặng Tiểu Bình, người dân Trung Quốc đã không phải đối mặt thêm 2 đại nạn trong các thập niên sau đó là chiến tranh biên giới Việt Nam (1979), thảm sát Thiên An Môn (1989), liên quan gián tiếp đến diệt chủng Khmer đỏ.
Ông trời đã cho NGƯỜI DÂN Trung Quốc một cơ hội
Ngày 15/4/1989, cựu Tổng bí thư ĐCSTQ Hồ Diệu Bang đã qua đời vì một cơn đau tim. Từ tang lễ đó, hàng trăm ngàn sinh viên và người dân đã chiếm Quảng trường Thiên An Môn để biểu tình thúc đẩy cải cách dân chủ.
Triệu Tử Dương, Tổng bí thư ĐCSTQ lúc đó được coi là một nhà cải cách cởi mở, ủng hộ đối thoại với sinh viên. Đặng Tiểu Bình sau đó đã bí mật sai Giang Trạch Dân thiết kế và chỉ đạo vụ thảm sát Thiên An Môn. Quân đội và xe tăng đã tiến vào Bắc Kinh đợi lệnh.
Triệu Tử Dương sau sự kiện Thảm sát Thiên An Môn đã bị giam lỏng cho đến khi qua đời, mộ của ông cho đến nay vẫn bị canh phòng nghiêm ngặt vào ngày giỗ. (Ảnh: NTDTV)
Đêm 3/6, Đặng chính thức ra lệnh đàn áp bằng quân đội, đây thực sự là ngày khó quên đối với người dân Trung Quốc. Quảng trường bị đóng kín cửa khiến cho sinh viên bên trong không có đường thoát thân, bên ngoài quân lính và xe tăng tiến vào nổ súng điên cuồng giết hại những người dân tay không tấc sắt.
Người Trung Quốc hoàn toàn chấn động và chìm ngập trong khủng bố. Lúc này đây, người dân Trung Quốc có 2 lựa chọn: trái hay phải – hoặc là đứng về lãnh đạo độc tài Đặng Tiểu Bình, hoặc là đứng về phía Triệu Tử Dương. Nhưng lúc này họ lại tiếp tục lựa chọn giải pháp an toàn, đứng về phía bạo quyền để giữ an toàn cho bản thân. Điều này đã quyết định cục diện chính trị và tương lai của người dân Trung Quốc những năm sau đó cho đến tận hôm nay. Triệu Tử Dương sau đó bị giam lỏng, ước tính hơn 10.000 sinh viên đã chết oan trên quảng trường Thiên An Môn, sau sự kiện đó người dân còn tin theo lời vu khống của ĐCSTQ nói rằng sinh viên đã thực hiện cuộc biểu tình bạo loạn. Hàng năm, chỉ có người Hồng Kông và Đài Loan tổ chức lễ tưởng niệm cho các sinh viên đã bị sát hại. Ngày nay, các thế hệ sinh viên Trung Quốc phần lớn đều không biết về sự kiện này hoặc chỉ biết dựa trên sự tuyên truyền của ĐCSTQ.
Người Đài Loan làm mô hình bóng tái hiện bức ảnh nổi tiếng trong sự kiện Thiên An Môn, tưởng niệm 30 năm sau thảm sát. (Ảnh: chanfamilynz)
Hoàn cảnh của người Trung Quốc khi đó rất giống với hoàn cảnh của Liên Xô năm 1991. Gorbachev tuyên bố thực thi những cải cách dân chủ đã tạo ra tiếng nói đối lập trong lớp lãnh đạo Liên Xô lúc bấy giờ. Kết quả dẫn đến việc phe cứng rắn bên trong bộ máy lãnh đạo Xô-viết tiến hành Vụ đảo chính quân sự tháng 8/1991 trong nỗ lực nhằm loại bỏ Gorbachev khỏi cơ cấu quyền lực và ngăn chặn sự ký kết hiệp ước liên bang. Sau đó dưới sự kêu gọi của Tổng thống Nga Yeltsin, hàng trăm ngàn người dân Nga đã tạo ra 1 cuộc biểu tỉnh lớn, thị uy đường phố vây quanh lực lượng đảo chính, khuyên họ đứng về phía nhân dân. Kết quả là người dân giành thắng lợi và Liên Xô rẽ sang thời kỳ dân chủ.
Nếu như trước đó, người dân Trung Quốc cũng có thể làm được như người dân Liên Xô, thì hoàn cảnh của Trung Quốc đã khác hẳn với hôm nay. Người Trung Quốc có thể có một cuộc sống tươi đẹp hơn, có thể tự làm chủ cho tương lai người dân không bị những lãnh đạo độc tài kiểm soát một cách ngột ngạt.
Đây thực sự là một cơ hội cho người dân Trung Quốc, nhưng họ đã không đón nhận.
Ông trời đã cho TẤT CẢ người Trung Quốc thêm một cơ hội …
Sau sự kiện đàn áp Thiên An Môn, có một sự kiện khác còn đáng kinh sợ hơn cũng xảy ra tại quảng trường này. Những năm 1980, 1990, phong trào tập khí công trở nên nở rộ tại Trung Quốc. Nhưng nổi bật nhất là môn tu luyện Pháp Luân Công. Người dân Trung Quốc sau bao năm bị chèn ép về tinh thần trong môi trường chính trị khắc nghiệt, họ thực sự muốn tìm kiếm một con đường tâm linh để giải thoát những bế tắc trong tinh thần. Vì thế khi vừa được truyền ra công chúng năm 1992, Pháp Luân Công đã được toàn dân Trung Quốc tiếp nhận nồng nhiệt.
Điểm đặc biệt của Pháp Luân Công chính là dung hòa được những bất đồng trong các tầng lớp nhân dân. Người dân chỉ cần chú trọng đề cao tâm tính, không phải lo xuất hiện bất kỳ mâu thuẫn nào với phương thức sinh hoạt hiện tại, hay mâu thuẫn chính trị đối với nhà cầm quyền, dù họ ở bất kể giai tầng nào. Một lượng lớn những người theo tập, dù là đảng viên hay thường dân, sẽ cải biến thành những người tốt và tốt hơn nữa. Có thể đứng ngay tại vị trí của bản thân trong xã hội mà tự thay đổi chính mình. Điều này đối với chính quyền Trung Quốc, thực sự là chỉ có lợi.
Người cầm quyền nhà nước Trung Quốc khi đó là Giang Trạch Dân cũng đã tận mắt chứng kiến lợi ích tốt đẹp này. Một câu chuyện có thật là vào năm 1998 xảy ra trận lũ lớn, Giang Trạch Dân khi đang thị sát ở một con đê thì chợt nhìn thấy một nhóm người đang tình nguyện làm việc hết sức chăm chỉ. Giang Trạch Dân rất đắc ý, nói với những người đi theo: “Những người này nhất định là đảng viên Đảng Cộng sản”, rồi cho người tới hỏi. Kết quả nhận được câu trả lời đây là những học viên tập Pháp Luân Công. Lửa đố kỵ bốc lên, Giang Trạch Dân sầm mặt lại rồi quay đầu bỏ đi. Chính sự đố kỵ của Giang đã dẫn Trung Quốc đi vào vòng xoáy cũ: Vu khống và đàn áp chính người dân của mình.
Bịt miệng, giết người và dùng bạo lực trấn áp là tình cảnh diễn ra đã hơn 20 năm mà học viên Pháp Luân Công phải chịu. (Ảnh: AP)
Khác với cuộc đàn áp người Hồi giáo ở Tân Cương, Phật tử Tây Tạng, và người biểu tình ở Hồng Kông, cuộc đàn áp Pháp Luân Công diễn ra trên toàn Trung Quốc.
Vào ngày 20/07/1999, lúc ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Công, khắp nơi ở nước này đều diễn ra cảnh bắt người trắng trợn. Lúc đó về phương diện dư luận, các đài truyền hình trên toàn quốc đều phát sóng tiết mục bôi nhọ Pháp Luân Công suốt 24/24h. Người tạo ra tiết mục đó chính là Triệu Trí Chân – tổng biên tập kênh “Ánh sáng của Khoa học Kỹ thuật” của đài truyền hình Vũ Hán. Vậy liệu ekip tạo ra chương trình bôi nhọ đó có phải là thuộc đài truyền hình Vũ Hán?
Những năm cuối thập niên 90, chính quyền Trung Quốc đã thực hiện một cuộc khảo sát, họ thấy rằng số người theo tập Pháp Luân Công ở các công viên trên toàn quốc ước tính khoảng 100 triệu người. Vào thời điểm ấy, dân số Trung Quốc là gần 1,3 tỷ người. Tức là cứ 13 người thì có 1 người tập. Nghĩa là ở bất cứ nơi nào của Trung Quốc cũng có thể tận mắt chứng kiến sự ôn hòa và vô hại của phong trào Pháp Luân Công. Mỗi người dân Trung Quốc lúc ấy đều tối thiểu có một người trong gia đình hoặc dòng họ theo tập Pháp Luân Công. Điều này cũng có nghĩa là bất kỳ người dân Trung Quốc nào cũng có thể làm nhân chứng bào chữa cho người tập Pháp Luân Công.
Nhưng rốt cuộc họ lại đứng về phía chính quyền tàn bạo, kết quả là dẫn đến cuộc đàn áp chưa từng có trong lịch sử. Trong nhiều năm qua, chính những người đồng bào của họ đã bị bắt giữ phi pháp, tra tấn, bỏ tù, mổ cướp nội tạng… Những tội ác cùng cực như vậy xảy ra ngay bên cạnh nhưng nhiều người vẫn làm ngơ như không biết. Họ còn đồng lõa với chính quyền Trung Quốc đi tố cáo những người tập Pháp Luân Công. Việc làm này chính là đổ thêm dầu vào lửa.
Nếu lúc đó, người dân Trung Quốc có thể nói lên tiếng nói chính nghĩa, đứng về phía đồng bào vô tội của mình, thì những thảm cảnh sau đó đã không có cơ hội xảy ra, đất nước Trung Quốc sẽ chuyển mình ngoạn mục theo một hướng mà không ai có thể tưởng tượng được. Đó chính là một lượng lớn người dân sẽ tuân theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn, khiến cho đạo đức được phục hồi, tình trạng trị an cũng sẽ tốt, quan chức cũng biết tự kiềm chế bản thân, kinh tế cũng theo đó phát triển.
Thế nên, sự kiện 20/7/1999 chính là ông trời đã cho người dân Trung Quốc một cơ hội để lựa chọn. Người dân Trung Quốc có quyền đi theo con đường hoàn toàn khác biệt: không thay đổi thể chế, chỉ cải biến lòng người.
Đáng tiếc là người dân Trung Quốc lại một lần nữa bỏ lỡ cơ hội.
Ông trời đã cho TẬP CẬN BÌNH một cơ hội
Từ năm 2012, Tập Cận Bình bắt đầu tiếp quản quyền lãnh đạo ĐCSTQ. Trong quá trình ông từng bước nắm quyền hành, có rất nhiều sự tình ly kỳ xảy ra.
Phe đối lập là Giang Trạch Dân đã không dưới 10 lần ám sát hụt Tập Cận Bình, nhưng mỗi lần Tập đều thoát nạn, có những lúc thoát chết gần trong gang tấc. Điển hình như vụ nổ Thiên Tân ngày 12/8/2015. Theo một nguồn tin nội bộ từ NTDTV, kế hoạch ban đầu là sau khi các quan chức cấp cao Trung Quốc ra về từ một cuộc họp tại Bắc Đới Hà, Hà Bắc, một vụ nổ sẽ xảy ra giữa tuyến đường sắt nối Thiên Tân và Hà Bắc. Tuy nhiên, Tập Cận Bình được báo trước nên đã thay đổi lộ trình vào phút chót, điều này đã khiến phe Giang phải mau chóng cho nổ nhà kho nhằm phi tang chứng cứ.
Lửa tiếp tục lan ra và cháy dữ dội sau vụ nổ năm 2015, lấy đi sinh mạng của hàng trăm người. Vụ nổ Thiên Tân nằm trong kế hoạch ám sát Tập Cận Bình, ông đã được cho cơ hội sống sót và thực hiện những điều nên làm vì người dân Trung Quốc. (Ảnh: Getty)
Ngày 6/2/2012, Vương Lập Quân đã chạy đến lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô và tiết lộ rất nhiều tài liệu cơ mật về nội tình ĐCSTQ. Theo Epoch Times, phần lớn là các tài liệu về cuộc đàn áp Pháp Luân Công, đồng thời Vương cũng khai báo về kế hoạch lật đổ Tập Cận Bình của Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang.
Sự việc Vương Lập Quân công khai đầu thú chính là một quả bom chính trị, khiến tình thế chính trường Trung Quốc hoàn toàn đảo ngược. Tập Cận Bình khởi động chiến dịch đả hổ diệt ruồi, từng bước chặt mất vây cánh của phe Giang Trạch Dân. Sự việc sau đó liên tục tiến triển thuận lợi, các hạ thủ đắc lực của Giang đều bị thanh trừ, những đầu sỏ tội ác như Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng chỉ còn như cá nằm trên thớt, số phận hoàn toàn nằm trong tay Tập Cận Bình định đoạt.
Ngày 22/8/2015, trên mạng Internet xuất hiện tin đồn cùng tấm hình Giang Trạch Dân bị bắt và giải đi.
Tấm ảnh Giang Trạch Dân bị áp giải từng khiến dân mạng xôn xao.
Ngay sau sự kiện này, người dân Trung Quốc không hề xuất hiện sự kháng cự hay bất mãn, mà ngược lại còn biểu đạt thái độ hả dạ, cầu mong đó là sự thật. Kết quả sự việc này cho thấy điều gì? Việc bắt giữ Giang chính là hợp lòng dân, Tập hoàn toàn thuận lợi khi làm điều đó. Đây là một cơ hội trời ban cho Tập Cận Bình, chỉ cần Tập Cận Bình bắt giữ Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng, món nợ máu của ĐCSTQ đối với người dân sẽ được lật lại, hiển nhiên Tập sẽ trở thành anh hùng trong mắt người dân. Nhưng rốt cuộc Tập Cận Bình đã không làm điều này.
Căn bản Tập Cận Bình vẫn còn ảo tưởng vào ĐCSTQ, vẫn tin rằng vừa có thể dùng ĐCSTQ để duy trì quyền lực, vừa có thể thực hiện “giấc mộng Trung Hoa”, tương đồng với việc thỏa hiệp với phe Giang để cho cục diện của ĐCSTQ không đi đến sụp đổ. Nhưng mọi thứ đã không xảy ra như ông ta nghĩ. Rốt cuộc ông đã đánh rơi cơ hội vào thời điểm then chốt nhất mà ông trời trao cho ông. Kết quả, hoàn cảnh của Tập hiện nay mà nói đã là cực kỳ nguy hiểm rồi.
Người Trung Quốc nhiều lần bỏ qua cơ hội, lưới trời siết chặt
ĐCSTQ từ khi nắm quyền đã phá hủy viên ngọc Trung Hoa 5.000 năm, nay lại tiếp tục hủy hoại các thế hệ tương lai.
Mọi thứ dường như đang ở tình thế không gì có thể ngăn được ĐCSTQ, thì nước Mỹ lại xuất hiện một Tổng thống Donald Trump. Có thể nói trên thế giới này ông là nhân vật duy nhất có thể chặn đứng chính quyền Trung Quốc. Người dân Trung Quốc vẫn đang ngơ ngác chưa hiểu tại sao, mọi thứ hôm qua vẫn bình thường, hôm nay bỗng đổi thành một trạng thái khác. Đòn thuế quan và các lệnh trừng phạt đối với tập đoàn Trung Quốc chính là một cú tát vào thể diện và lợi ích của người dân Trung Quốc.
ĐCSTQ bấy lâu nay đã dùng sự xảo quyệt của chính nó để xâm nhập vào điểm yếu của các nền kinh tế khác, biến người dân vô tình trở thành những con trùng độc hút hết máu mủ của các nền kinh tế phương Tây. Điều này đã khiến cho các mối quan hệ thương mại trở nên bất công và lấn sâu vào các nền kinh tế phương Tây. Mỹ và các nước phương Tây đã thể hiện sự hiếu khách vốn có của mình mà không đả động gì đến hành vi của ĐCSTQ. Họ mong rằng một khi nền kinh tế mạnh lên, Trung Quốc sẽ thay đổi và tuân thủ luật.
Nhưng đến khi Trump lên nắm quyền, ông chỉ đơn giản là đuổi ĐCSTQ ra khỏi bàn thương lượng và đóng sập cánh cửa, không cho họ tiếp tục hành vi gian lận kinh tế như trước nay vẫn làm. Điều này tạo ra hiệu ứng dây chuyền là các doanh nghiệp nước ngoài lũ lượt xách hành lý rời khỏi Trung Quốc.
Bấy lâu nay người ta vẫn xem Trung Quốc là đại công xưởng của thế giới. Người Trung Quốc có một câu nói rất ngạo mạn: Trung Quốc hắt hơi, phương Tây sổ mũi. Ý nói là Trung quốc chính là nguồn nhân công giá rẻ của thế giới. Nếu như không thuê nhân công Trung Quốc nữa, các doanh nghiệp phương Tây sẽ phải ngậm ngùi ngắt cầu giao điện mà đóng công xưởng, như vậy nền sản xuất của các công ty phương Tây sẽ thiếu nguồn cung nghiêm trọng. Nếu Trung Quốc thiệt hại 1, các công ty châu Âu và Mỹ sẽ thiệt hại đến 10. Vì vậy họ vẫn tin rằng các công ty nước ngoài sẽ ngoan ngoãn phục tùng chính phủ Trung Quốc. Nhưng ông Trump đã buộc người Trung Quốc phải thay đổi suy nghĩ.
Người xưa có câu “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”.
Khi các doanh nghiệp nước ngoài vừa rút khỏi Trung Quốc, thì như một sự an bài, dịch bệnh cũng ập đến Trung Quốc. Nói một cách tâm linh là khi những người nước ngoài vừa kịp thoát thân thì người dân Trung Quốc phải đóng cửa chịu nạn một mình. Ứng với câu nói “họa vô đơn chí”, rất nhiều tai ương đã đồng loạt kéo đến với người dân Trung Quốc.
Những hành động tà ác mà ĐCSTQ đối xử với người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ, người biểu tình Hồng Kông và học viên Pháp Luân Công, nay lại được áp dụng lên chính người dân Trung Quốc.
- Đeo mặt nạ: Chính quyền ĐCSTQ cấm người Hồng Kông đeo mặt nạ che mặt, hiện nay người Trung Quốc phải đeo khẩu trang để ngừa lây nhiễm dịch bệnh.
Trái: Cảnh sát Hồng Kông dưới sự chỉ đạo của ĐCSTQ bắt người người dân đang đeo khẩu trang phòng hơi cay; Phải: Nhân viên an ninh Trung Quốc bắt bớ người dân không đeo khẩu trang. (Ảnh: TH)
- Vắt kiệt tài chính: Để bức hại các tín đồ tôn giáo, ĐCSTQ đưa ra chiến lược tấn công vào tài chính, trong đó bao gồm phong tỏa tài sản, xúi giục và tạo áp lực buộc ông chủ đuổi việc nhân viên là người tu luyện, vu khống tội danh không có để bắt giữ chủ doanh nghiệp là người tu luyện. Cho đến nay, các dòng tiền tháo chạy khỏi thị trường chứng khoán Trung Quốc, tình hình kinh tế Trung Quốc lâm vào khốn cảnh đến nỗi trong tình cảnh dịch bệnh vẫn ép doanh nghiệp hoạt động. Người dân Vũ Hán mắc bệnh, dẫu có tiền cũng không tìm được giường bệnh, không tìm được điều kiện chăm sóc y tế phù hợp, không mua được thực phẩm. Trong khi đó, người nông dân thì hoa quả thu hoạch lại đổ đống thối rửa không bán được.
- Truy bắt người: Để tránh sự áp bức của ĐCSTQ, rất nhiều người Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ, học viên Pháp Luân Công và cả người Hồng Kông phải sống cảnh lưu vong. Và để ứng phó tình hình lây lan dịch bệnh, ĐCSTQ lại thành lập đội khăn đỏ (Hồng tụ chương), một phiên bản Hồng Vệ binh để đi bắt bớ người nghi nhiễm bệnh, người không đeo khẩu trang, khủng bố tinh thần những người có ý định rời khỏi nhà trong thời điểm cách ly.
Đội khăn đỏ đi lùng bắt, tố cáo những người nghi nhiễm hoặc những người không đeo khẩu trang, khủng bố tinh thần các gia đình có ý định “trốn trại”. (Ảnh: NTDTV)
- Bức tử người còn sống khỏe mạnh: Đây là tội ác phản nhân loại mà ĐCSTQ đã triển khai, họ mổ sống (không tiêm thuốc mê) để lấy nội tạng người khỏe mạnh đem kinh doanh thu lợi. Sự việc thê thảm này lại tiếp diễn khi những người nhiễm bệnh nặng thoi thóp chờ chết sẽ được đưa vào lò hỏa táng sống, từ lò thiêu phát ra những tiếng hét bi thảm. Liệu có ai còn nhớ những cái xác bị mổ cắp nội tạng đã bị phi tang trong những lò hỏa thiêu tương tự như thế.
- Cầm tù người vô tội: Người Vũ Hán hiện nay đang bị cầm tù ngay trong nhà của chính mình.
- Bịt miệng người lên tiếng trước những bất công: Nhiều nhân viên y tế, người dùng mạng, nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền đã bị bắt giữ vì đưa sự thật về tình hình dịch bệnh corona.
- Con nhỏ mồ côi phải chứng kiến cha mẹ, người thân lần lượt qua đời vì nhiễm bệnh dịch, những đứa trẻ đăng tin lên mạng cầu cứu nhưng tuyệt vọng. Tình cảnh này không khác gì tình cảnh của những đứa trẻ có cha mẹ bị bức hại, trở thành trẻ vô gia cư không thân không thích.
Tranh vẽ của họa sĩ Trần Tiểu Bình tái hiện câu chuyện có thật: Một cô bé có cha mẹ bị bức hại đến chết, cô bé ôm hài cốt của cha mẹ và di vật cuối cùng của cha là chiếc áo khoác. (Tranh vẽ Falundafa Art)
- Trại tập trung và trại cưỡng bức lao động: Đây là nơi giam giữ những nhà bất đồng chính kiến và tù nhân lương tâm. Hiện nay nó được dựng lên để “giam giữ” những người nhiễm virus corona.
Trái: Trại tập trung Tân Cương được tiết lộ trong một tài liệu điều tra. Phải: Bệnh viện dã chiến Lôi Thần Sơn, với các phòng cho bệnh nhân được xây dựng như những container biệt giam. (Ảnh: TH)
Dịch bệnh lần này chính là một lần cơ hội nữa để người dân Trung Quốc thức tỉnh, và nhìn ra điều đã đẩy họ vào khốn cảnh của ngày hôm nay. Bởi im lặng trước cái ác là đồng lõa với tội ác, sự im lặng của họ đã khiến cái ác biến thành tự nhiên, và chính họ giờ đây phải chịu nhận hệ quả từ một hệ thống quan chức quan liêu, hủ bại. Chính quyền vì giữ gìn “không khí lễ tết” mà che giấu dịch bệnh, trung ương quy trách nhiệm cho địa phương, đem dê thế tội; quan chức địa phương thì đổ lỗi cho chính quyền, công khai các văn bản mật tố người lãnh đạo. Trong ứng phó dịch bệnh là sử dụng những biện pháp bạo lực, khủng bố tinh thần. Một điều kinh khủng hơn là rất nhiều bằng chứng còn cho thấy virus gây dịch bệnh là sản phẩm do chính con người tạo ra.
Câu chuyện lịch sử về thiên tai nhân họa trước giờ vẫn luôn là lời cảnh tỉnh. Nhân quả không phải để hù dọa mà là biển chỉ đường để tìm về thiện lương.