Mọi người có thể đã biết về dự ngôn của Phật Thích Ca nói về thời mạt Pháp, ước khoảng 2500 năm sau khi ông Niết Bàn, ông cũng tiết lộ Phật Di Lặc (Metteyya) tương lai sẽ tới truyền Pháp độ nhân. Tuy nhiên trong các dự ngôn của Thần cơ diệu toán Lưu Bá Ôn (Lưu Cơ) sự kiện này còn được nói đến rõ ràng hơn nữa.

Thôi Bi Đồ (Quyển nhị), Lưu Bá Ôn tiên sinh lưu bút: Phật Di Lặc nói: “Sau khi ta tự mình truyền tam tự tam Pháp, tất vạn Pháp quy nhất, Pháp chính càn khôn…”

Trong kho lưu trữ hoàng gia triều Minh có một hội thoại của Lưu Bá Ôn và Minh Thái tổ tiết lộ “Vạn Tổ hạ giới, nghìn Phật lâm phàm” để đắc Pháp này nếu không muốn bị tước hết quả vị và gặp tai kiếp…

Chúng ta có thể nhận ra đây là một sự kiện phi thường trọng đại, liên quan đến an nguy của toàn thể Đại khung Vũ trụ, an nguy của chúng Thần và hết thảy chúng sinh. 

Vậy thời điểm sẽ diễn ra sự kiện đó là khi nào? “Tam tự tam Pháp” đó là Pháp gì và vị Phật Di Lặc truyền Pháp đó rốt cục là ai?

Thichcamauni tiết lộ một số dấu hiệu như khí hậu dị thường, thiên tai nhân họa, dịch bệnh đói kém, đạo đức suy đồi, thời gian ngắn lại… Rồi sau đó ức triệu năm, Di Lặc Phật mới xuất hiện.

Mọi người nghĩ xem, khi đã ở thời mạt kiếp rồi, thì là lúc nhân loại đã không còn đủ tiêu chuẩn tồn tại nữa rồi, liệu có thể duy trì mãi như thế hàng ức triệu năm không? Thichcamauni giảng hàng ức triệu năm đó là do ngài ở hiện tại mà nói về tương lai ngài nhìn thấy trong một không gian khác, mà thời gian ở không gian khác đó nó không giống như thời gian ở không gian địa cầu. Đại Tập Kinh tiết lộ cái mốc 2500 năm kể từ sau khi ngài Niết Bàn để tính cho thời mạt Pháp, chúng ta có thể lấy đó làm tham chiếu. Không nghi ngờ gì nữa, thời điểm mà Lưu Bá Ôn tiên sinh dự ngôn chính là khoảng thời gian hiện nay.

“Tam tự tam Pháp”, hiểu theo nghĩa văn bản thì đó là Pháp lý gói gọn chỉ trong ba chữ mà mỗi chữ trong đó đều là Pháp. Nói “Vạn Pháp quy nhất” là có ý nói về một Pháp rất Lớn (Đại Pháp) đủ để bao hàm các Pháp lý vốn có và đủ uy lực để cứu độ không chỉ con người mà là chúng sinh toàn vũ trụ bao gồm tất cả vô số vương chủ các tầng trời cùng tất cả Thần, Phật trong các cõi giới, vâng, đó phải là một Đại Pháp, đây chính là nội dung căn bản nhất mà Thôi Bi Đồ muốn truyền tải.

Đại Pháp… Đại Pháp đó ở đâu? Ai đã từng nghe về Đại Pháp? A, có điều gì đó dường như là trùng hợp, có phải là hiện nay rất nhiều người đã loáng thoáng nghe được thông tin nọ kia về Pháp Luân Đại Pháp? Nhìn lại một lượt trong khoảng thời gian mấy chục năm trở lại đây chúng ta có thể thấy nổi bật hiện tượng Pháp Luân Đại Pháp, một môn tu luyện chiểu theo các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, Pháp Luân Đại Pháp còn được gọi là Đại Pháp hoặc Pháp Luân Công.

Toàn bộ Pháp lý của Pháp Luân Đại Pháp chính là gói gọn trong ba chữ Chân – Thiện – Nhẫn là đặc tính căn bản của Vũ Trụ, được trình bày trong Thiên cổ kỳ thư Chuyển Pháp Luân. Chiểu theo kinh sách của Pháp Luân Đại Pháp thì mỗi chữ Chân, Thiện, Nhẫn đều là Pháp, điều này chẳng phải rất liên quan đến “Tam tự tam Pháp” mà Lưu Bá Ôn tiên sinh đã dự ngôn sao?

Vậy còn “Vạn Pháp quy nhất” là như thế nào? Mọi người có thể tìm hiểu thêm kinh sách Đại Pháp để biết rằng người tu Đạo trong quá khứ trọng điểm là tu Chân, còn người tu Phật thì trọng điểm là tu Thiện. Cá nhân người viết những dòng này cho rằng toàn bộ nội dung của Kinh Thánh Tân Ước trọng điểm ở Nhẫn. Chúa Jesus giảng cho môn đệ về Nhẫn chịu khi bị đánh đập, chìa má ra cho người ta tát, bản thân ông chứng thực đức Nhẫn bằng chính sinh mệnh của mình khi chịu đóng đinh câu rút để cứu chuộc sắc dân Do Thái, đó là sứ mệnh của ông. Kinh Thánh phúc âm Matthew đã viết lại lời Chúa Jesus nói: “Ta được phái xuống trần chỉ để cứu đàn chiên Do Thái bị lạc mà thôi”.

Chân – Thiện – Nhẫn là các giá trị phổ quát của nhân loại, tất cả các Pháp lý tu luyện xưa nay căn bản đều không vượt quá khỏi ba chữ này, người tu luyện Đại Pháp đều biết đó là Tam tự chân ngôn, Lưu Bá Ôn tiên sinh gọi là Tam tự tam Pháp, chúng ta có thể gọi đó là TAM TỰ CHÂN KINH. Pháp Luân Đại Pháp chính là hàm nghĩa “Vạn Pháp quy nhất” mà Lưu Bá Ôn tiên sinh đã dự ngôn.

Rất nhiều truyền thuyết, dự ngôn và kinh điển tôn giáo đều nhắc đến một giai đoạn đặc biệt, đó là thời điểm mà nhân loại phải đối diện với đại kiếp nạn, thiên tai ôn dịch, thanh lọc và đào thải, trước khi bước sang tương lai một kỷ nguyên hoàn toàn mới. Vâng, nó chính là giai đoạn mà chúng ta đang có mặt ở đây, hiện nay. Liên Hiệp Quốc căn cứ theo các nghiên cứu khoa học cũng đã thông báo chúng ta đang phải đối mặt với cuộc Đại hủy diệt lần thứ 6. Khoa học biết được một chút đó thôi, việc cảnh báo là tốt.

Kinh Thánh nói về Cứu Thế Chủ Messiah, Kinh Phật nói về Phật Di Lặc truyền Pháp độ nhân, thế còn những người không ở trong tôn giáo hoặc những người có tín ngưỡng khác nữa thì sao? Họ có cơ hội trong giai đoạn chuyển tiếp này không?

Nhiều người trong giới tu luyện biết rằng Messiah và Di Lặc là hai cách gọi khác của cùng một đấng cứu độ mà thôi. Theo một nghiên cứu từ Đại Học Phúc Đán (Thượng Hải) thì sự khác biệt là do phiên âm khác nhau từ các nền văn hóa khác nhau (Di Lặc – Maitrak – Metteyya – Maitreya – Messiah – Masiah) – Chúng ta có thể hình dung ngài là Chủ của chúng Thần (Thượng Thượng chủ Thánh theo dự ngôn của Lưu Bá Ôn) – Vạn Pháp quy nhất cũng chính là Đại Pháp của ngài với nội hàm Chân – Thiện – Nhẫn, đây chính là ba chữ chân ngôn độ Thần, độ Nhân, độ chúng sinh thiên vũ trong thời mạt Kiếp.

Không phải ai cũng tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, Pháp lý của Đại Pháp là có ích với tất cả chúng sinh, người không tu luyện chỉ cần hiểu nghĩa bề mặt của tam tự chân ngôn Chân – Thiện – Nhẫn cũng đủ có phúc lành, người tu có thể chiểu theo đó mà đề cao cảnh giới, sinh mệnh cao tầng nhờ đó mà được chính lại, vạn sự vạn vật nhờ Đại Pháp mà sinh tồn.

Lịch sử là từng trang tiếp nối, nhưng có vẻ như vẫn chưa đủ cho chúng ta nhận ra, chính tà xưa nay cùng tồn tại, tai ương dành cho những kẻ cứng đầu.

Jesus chịu căng mình trên thập giá cũng một phần là do sự đố kỵ của Do Thái giáo, tự nhận là chính thống, họ không thừa nhận Phúc Âm của ông, còn đóng đinh ông lên thập giá. Sắc dân này kể từ đó ly tán tang thương cho đến khi Israel lập quốc mấy chục năm nay, trong khi những điều Chúa Jesus truyền dạy từ lâu đã được lưu truyền ra toàn thế giới.

Khi Thích Ca Mâu Ni truyền Pháp của ngài, Bà La Môn giáo cũng đang là tín ngưỡng chính thống thời bấy giờ, họ cũng không ngừng mỉa mai, xuyên tạc và phỉ báng giáo lý của ông, coi ông là một tà sư ngoại đạo. Phật giáo, vì một lý do đặc biệt, sau đó đã không còn chỗ đứng ở Ấn Độ, xứ này từ đó đến nay vẫn chìm trong nghèo đói và lạc hậu, nhưng tinh thần Phật giáo sớm đã vượt ra khỏi biên vực Ấn Độ rất xa rồi.

Những bài học lịch sử vẫn còn nguyên giá trị, khi Pháp Luân Đại Pháp được truyền rộng ra cho công chúng tại Trung Quốc năm 1992, đến năm 1999 cũng đã vấp phải đàn áp khủng bố của Đảng cộng sản, sự phỉ báng, xuyên tạc và vu khống không chỉ ở Đại lục mà ở mức độ toàn cầu. Nhiều triệu người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc bị giam giữ bất hợp pháp, bị tra tấn man rợ như thời trung cổ, hàng triệu người bị mổ cướp nội tạng, tội ác kinh khiếp không ai đủ sức tưởng tượng nổi. Rồi sao? Pháp Luân Đại Pháp càng ngày càng phổ biến khắp nơi trên thế giới còn Trung Cộng càng ngày càng suy sụp, khủng hoảng và bế tắc, sự diệt vong của nó chỉ còn là trong một sớm một chiều.

Hỏi có bao nhiêu người tỉnh táo nhận ra Đại Pháp của Vũ Trụ đang được truyền giảng ở thế gian? Bao nhiêu người có gan bước vào tu luyện để trở về nguồn cội chân thực của sinh mệnh, bất chấp hỏa mù dư luận gây nhiễu loạn tinh thần? Bao nhiêu người hiểu được rằng các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn chính là cơ điểm tuyển chọn sinh mệnh sang tương lai Kỷ nguyên mới?

Không phải ai cũng tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, chỉ cần có nhận thức đúng đắn về Pháp Luân Đại Pháp và ghi nhớ ba chữ Chân – Thiện – Nhẫn, bất kể bạn theo tôn giáo nào, bất kể bạn tín ngưỡng điều gì thì bạn vẫn có cơ hội trong giai đoạn chuyển tiếp đặc biệt này. Hãy ghi nhớ ba chữ chân ngôn Chân – Thiện – Nhẫn, giữ vững trong tâm trí của bạn, điều đó đủ để bạn an toàn khi thế gian xảy ra đại kiếp nạn, ôn dịch, thiên tai và bước tới tương lai một kỷ nguyên tươi sáng.

Vô Cố Nhân

>>> Điều Kỳ Diệu này có thể bạn chưa biết