Tân Sinh

Phản đối, vạch trần tội ác có phải là “làm chính trị”?

Để có được sự ủng hộ của người dân Đức, thanh trừ người dám phản đối cái ác, chính quyền Hitler đã xây dựng một bộ máy tuyên truyền khổng lồ để tẩy não người dân. Nhưng khi ấy vẫn có những người hùng dám đứng lên chống lại tội ác diệt chủng, bảo vệ chính nghĩa. Những gì họ làm có phải là “làm chính trị” như chính quyền Hitler tuyên truyền không?

Phản đối, vạch trần tội ác có phải là “làm chính trị”?. (Ảnh: t/h)

Thế nào là “làm chính trị”?

Kỳ thực, bản thân khái niệm “chính trị” từ khi xuất hiện đã đi kèm những nội hàm xấu. Tại sao? Bởi “Làm chính trị” là khái niệm liên quan đến phạm trù tranh giành, chiếm hữu quyền lực Nhà nước; ủng hộ hay không ủng hộ chính trị gia này, đảng phái này, biểu hiện thái độ và giành chiến thắng trong cuộc chiến đó bằng vô số con đường, chiêu thức, thủ đoạn khác nhau.

Quyền lực nhà nước khi có trong tay là một quyền lực rất lớn. Quyền lực lại luôn đi kèm với danh vọng, lợi ích… Bởi vậy, khái niệm, hành vi “chính trị”, “làm chính trị” còn có thêm một tầng nội hàm ám chỉ tranh đoạt, thủ đoạn, mưu đồ….

Tuy nhiên khái niệm “làm chính trị” còn trở nên đặc biệt nhạy cảm và có nội hàm rất xấu ở những quốc gia độc tài, nơi tội ác diệt chủng diễn ra như chủ nghĩa phát xít Đức (Nazi), chủ nghĩa hồi giáo cực đoan, chế độ Khmer Đỏ ở Campuchia,… Bản thân những chính quyền độc tài đó là có phạm vào tội ác chống lại loài người, nơi đó “quyền lực nhà nước” rơi vào tay một cá nhân, một tập đoàn có mục đích bất chính, là công cụ để họ thực thi, bao che và “hợp pháp hóa” hành vi, tội ác của họ.

Quyền lực nhà nước trở thành công cụ để đàn áp những người phản đối tội ác của họ. Khi đó chiếc mũ “làm chính trị” được chụp lên những người dám đứng về lẽ phải, dám bảo vệ đồng bào, để tìm cớ cô lập, đàn áp họ. Bởi khi phản đối, vạch trần tội ác của chính phủ, chính phủ đó có nguy cơ bị tước mất “quyền lực” và đổ vỡ vì tội ác của mình.

Khái niệm “Làm chính trị” trở nên nhạy cảm hơn ở những nơi quyền lực nhà nước bị lạm dụng để hành ác – Ví dụ về nhà nước Đức quốc xã của Hitler

Hitler đã tạo ra một chủ nghĩa phát xít với đầy đủ nền tảng lý luận ngụy khoa học. (Ảnh: Internet)

Hitler đã tạo ra một chủ nghĩa phát xít với đầy đủ nền tảng lý luận ngụy khoa học, với khuôn khổ “pháp lý” bảo vệ chủ nghĩa phát xít, diệt trừ tận gốc những người, dân tộc chống lại cái ác. Đó là một bộ máy nhồi nhét, lan tỏa cái ác đồng thời kiểm soát, điều khiển tâm trí của người dân. Một bộ phận lớn người dân Đức – trong thời của Hitler – đã từng bị tẩy não và có suy nghĩ “biến dị” rằng: “Không có Nazi thì không có nước Đức”; “Yêu nước Đức là phải yêu Nazi”…

Nhưng rồi dòng chảy vĩ đại của lịch sử đã cho thấy đạo lý làm người sâu sắc trong mỗi biến cố dù bi hùng hay hoan ca, dù đẫm máu hay tràn đầy tính nhân văn. Sau khi chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt, người dân Đức đã hiểu rằng: nước Đức vĩ đại hơn khi không có Hitler và chủ nghĩa phát xít.

Nước Đức trỗi dậy, trở nên mạnh hơn khi không còn cái ác, khi cái thiện lan tỏa trong lòng người. Yêu nước Đức đúng cách là yêu cái Thiện chân chính, chiểu theo Chân lý, Đạo lý làm người mà ứng xử với bản thân, đồng bào và với vạn vật…

Cả thế giới bên ngoài nước Đức phản đối chủ nghĩa phát xít, phản đối Hitler. Thế nhưng, những người dân Đức phản đối Hitler khi đó lại bị buộc tội là “phản quốc”, là “làm chính trị”. Vậy những cá nhân ấy, những đoàn thể phản đối giết người, phản đối cái ác ấy có phải là “làm chính trị” không? Không phải vậy, phản đối cái ác là cơ điểm của đạo đức làm người, là nền tảng phồn vinh của mỗi quốc gia, dân tộc.

Dưới chế độ Phát xít, Oskar Schindler – một ông chủ chuyên thuê người Do Thái làm việc cho nhà máy của mình – trong một lần cố gắng cứu công nhân Do Thái khỏi tay lính Đức quốc xã, đã bị cảnh báo rằng: Nhân từ với người Do thái là phản quốc. Nhưng dù vậy, Schindler đã dùng tới đồng xu cuối cùng của mình để cứu từng mạng sống người Do Thái mà ông có thể. Đến năm 1945, khi ông tiêu đến đồng xu cuối cùng để bảo vệ người Do Thái là các công nhân trong nhà máy của ông, thì cũng là lúc quân đồng minh chiến thắng, chủ nghĩa phát xít của Hittler sụp đổ.

Việc Oscar Schinder phản đối cái ác, phản đối Hitler không phải là phản quốc, mà ngược lại chính là bảo vệ người dân, bảo vệ tổ quốc mình. (Ảnh: t/h)

Vậy Oscar Schindler có phản quốc không? Chủ nghĩa phát xít là một vết nhơ trong lịch sử nước Đức, không có chủ nghĩa phát xít, Đức mới là chính mình, vĩ đại hơn, thông tuệ hơn và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nước Đức hiện đại đứng dậy sau chủ nghĩa phát xít đã chứng minh điều đó. Hiển nhiên, việc Oscar Schinder phản đối cái ác, phản đối Hitler không phải là phản quốc, mà ngược lại chính là bảo vệ người dân, bảo vệ tổ quốc mình.

Oscar Schindler có phải “làm chính trị” như Đức Quốc xã chụp mũ không? Mục đích duy nhất của Oscar Schindler chỉ là cứu người, ông làm một cách lặng lẽ nhưng cương quyết, vị tha và không tranh đoạt bất cứ điều gì thuộc về “quyền lực nhà nước”. Ông chỉ đơn giản là không ủng hộ chế độ độc tài tàn ác của Hitler, nơi đạo đức đã trở nên bại hoại và sự tàn ác được cổ vũ dựa trên nền tảng thuyết vô Thần.

Dù tội ác liên quan tới đảng phái, chính quyền thì phản đối và vạch trần tội ác đó không phải là làm chính trị, vì việc đó không liên quan đến ham muốn quyền lực, mà ngược lại là hành động chính nghĩa, là cơ điểm của đạo đức làm người, là nền tảng phồn vinh của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.

Trong lịch sử và cho đến tận bây giờ, không chỉ Schindler, rất nhiều người đã đứng ra vạch trần cái ác, phản đối cái ác, vì lương tri, đạo đức và trái tim lương thiện hướng đến đồng loại. Ví dụ như các hoạt động chống chủ nghĩa phát xít vào thập kỷ 30-40 của thế kỷ 20, chống chủ nghĩa hồi giáo cực đoan hiện nay tại Trung Đông, chống lại tội ác mổ cướp tạng tù nhân lương tâm tại Trung Quốc trong 26 năm qua…

Cũng giống Schindler, họ không ủng hộ hay mong muốn “hạ bệ” đảng phái nào, chính trị gia nào, họ cũng không định tranh giành hay tước đoạt quyền lực nhà nước nào… Tuy nhiên, tội ác mà họ dám lên tiếng phản đối lại thường liên quan đến một chính trị gia, một tập đoàn chính trị, một đảng phái hoặc thậm chí cả một chính phủ. Bởi khi cái ác bị vạch trần, thì chính phủ, đảng phái, hoặc cá nhân có quyền lực chính trị đó sẽ bị tước đi quyền lực chính trị của mình, thậm chí phải trả giá tại các phiên tòa xét xử tội ác chống lại loài người trên trường quốc tế.

Bởi vậy, phản đối diệt chủng, phản đối tội ác chống lại loài người không phải là “làm chính trị” mà là trách nhiệm làm người, trách nhiệm của lương tâm. Thế giới trở nên tốt đẹp hơn nhờ những tấm lòng lương thiện và dũng cảm như Schindler.

Cuối cùng, chúng ta là ai, chúng ta muốn trở thành ai, chúng ta muốn sống trong một thế giới như thế nào là do chúng ta lựa chọn. Con người, quốc gia, dân tộc yếu đuối hay mạnh mẽ, vĩ đại hay thấp hèn, rốt cuộc là do chính chúng ta lựa chọn…

 

Đàm Liên
Nguồn: Tinhhoa