Nhân kỷ niệm 30 năm sự kiện Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp những người biểu tình ở trong và xung quanh Quảng trường Thiên An Môn, Quốc hội Mỹ hôm thứ Ba (4/6) đã tổ chức buổi điều trần công khai vạch trần bản chất phi nhân tính của chế độ Trung Quốc.

Nancy-Pelosi

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi tại buổi điều trần hôm 4/6. (Ảnh do Epoch Times chụp màn hình video)

Ủy ban Điều hành về Trung Quốc của Quốc hội (CECC) và Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos đồng tổ chức buổi điều trần tại Quốc hội Mỹ với chủ đề: “Thiên An Môn 30 năm: Đánh giá sự Tiến hóa của Đàn áp tại Trung Quốc”.

Mặc dù chế độ Trung Quốc đã đang cố gắng xóa bỏ lịch sử về cuộc biểu tình và thảm sát Thiên An Môn năm 1989, nhưng Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói tại buổi điều trần rằng tên tuổi của những người biểu tình ôn hòa “được ghi nhớ và sự hy sinh của họ được công nhận. Sự hy sinh của họ không chỉ cho bản thân họ mà đó là sự hy sinh cho nền dân chủ khắp thế giới.”

Nghị sĩ Jim McGovern, Chủ tọa buổi điều trần đã nói rằng sự kiện Thiên An Môn là một bước ngoặt: Trung Quốc đã bỏ lại nền dân chủ và đi tới chủ nghĩa độc tài.

Ông McGovern cho những người tham dự buổi điều trần xem hình ảnh về buổi thắp nến tưởng niệm tại Quảng trường Victoria tại Hồng Kông, nơi hàng chục nghìn người dân đang tôn vinh những người đã mất đi mạng sống của họ tại Quảng trường Thiên An Môn và các cuộc nổi dậy khác trên khắp Trung Quốc. Sự kiện thắp nến tưởng niệm này diễn ra cùng thời gian với buổi điều trần tại Quốc hội Mỹ.

Ông McGovern khẳng định rằng mặc dù Mỹ lên án cách đối xử tàn bạo của chế độ Trung Quốc chống lại người dân của họ, nhưng “chúng ta cực kỳ ngưỡng mộ người dân Trung Quốc, văn hóa và lịch sử của họ.”

Trong khi nhiều nơi trên thế giới tổ chức kỷ niệm 30 năm sự kiện Thiên An Môn, thì tại Trung Quốc Đại Lục, ĐCSTQ đã cấm các hoạt động tưởng niệm và kỷ niệm công khai sự kiện này. Ngoài ra, chính quyền Trung Quốc duy trì giám sát và ngăn chặn bất cứ đề cập nào tới thảm sát Thiên An Môn trên mạng trực tuyến và tiến hành nhũng nhiễu, bắt giữ những người cố gắng tưởng niệm sự kiện.

Nancy Pelosi: Những người đã hy sinh cho nền dân chủ tại Trung Quốc sẽ không bao giờ bị lãng quên

Là thành viên của CECC và cũng là nhân chứng về sự kiện, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã khai chứng và đánh giá lại sự tham gia của bà trong sự kiện 30 năm trước và một số Đạo luật mà Quốc hội Mỹ đã thông qua sau sự kiện Thiên An Môn để bảo vệ sinh viên và những người ủng hộ đấu tranh dân chủ tại Trung Quốc.

“Hôm nay, chúng ta nhớ lại vụ thảm sát tàn bạo mà chính quyền Trung Quốc đã thực hiện chống lại chính người dân của họ 30 năm trước. Chúng ta nhớ lại sự dũng cảm của những sinh viên, công nhân và người dân đã phản kháng ôn hòa chế độ áp bức để yêu cầu nền dân chủ và nhân quyền mà họ xứng đáng được nhận,” bà Pelosi nói.

Bà Pelosi cho biết bà cảm thấy buồn khi bà quay lại Trung Quốc vài năm sau sự kiện và đã nói về sự kiện đó với sinh viên tại các trường đại học, nhưng phần lớn họ không hề biết sự kiện đó là gì. “Chế độ Trung Quốc đàn áp hoàn toàn những gì đã xảy ra tại Quảng trường Thiên An Môn, cũng như người đàn ông một mình đứng trước một chiếc xe tăng… Mặc dù sự dũng cảm của những người biểu tình Trung Quốc được toàn thế giới tôn kính, nhưng những người trẻ ở Trung Quốc lại không biết gì về họ.”

“Chúng ta phải ghi nhớ, vì Trung Quốc vẫn cố gắng phủ nhận câu chuyện này. Như nhà văn Liu Xun đã viết ‘lời nói dối được viết bằng mực không thể che đậy sự thật được viết bằng máu!’”

Bà Pelosi nói một trong những trừng phạt tàn bạo nhất mà chế độ Trung Quốc thực hiện với những tù nhân chính trị là nói rằng “không có ai nhớ tới các người và tại sao các người lại ở đây.” Nhưng “chúng tôi muốn chắc chắn rằng những tù nhân này biết: Họ không bao giờ bị lãng quên. Tại Quốc hội Mỹ, tên tuổi của họ được ghi nhớ và sự hy sinh của họ được công nhận. Sự hy sinh của họ không chỉ cho bản thân họ mà đó là sự hy sinh cho nền dân chủ khắp thế giới.”

Vào ngày 21/6/1989, hai tuần sau Thảm sát Thiên An Môn, Quốc hội Mỹ đã giới thiệu một biện pháp lưỡng đảng và đã thông qua Đạo luật Cứu trợ Nhập cư Trung Quốc Khẩn cấp để giúp các sinh viên Trung Quốc đang đối mặt với bức hại tại Mỹ. Sau đó, Đạo luật Bảo vệ Sinh viên Trung Quốc cũng đã được Quốc hội Mỹ thông qua.

“Việc thông qua các Đạo luật trên là quan trọng vì chính quyền Trung Quốc đã quay phim tất cả các cuộc biểu tình tại Mỹ để họ sẽ có thể trừng phạt các sinh viên tham gia, không chỉ ở Trung Quốc mà ở cả đây, bằng cách vươn cách tay của họ tới ngăn chặn biểu đạt tự do tại Mỹ,” bà Pelosi nói.

Nghị sĩ Mỹ đã tới Quảng trường Thiên An Môn để ủng hộ người dân Trung Quốc

Hai năm sau vụ thảm sát, một số nghị sĩ Dân chủ và Cộng hòa, trong đó có bà Pelosi đã đứng tại Quảng trường Thiên An Môn với băng-rôn ghi “Hướng tới những người đã chết vì nền dân chủ tại Trung Quốc”. Sau đó, các nghị sĩ Mỹ này đã bị Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) truy đuổi. Một số nghị sĩ Mỹ đã bị tấn công và thước phim họ quay tại Quảng trường Thiên An Môn đã bị cảnh sát cưỡng chế tịch thu, bà Pelosi kể lại.

Ba mươi năm sau Thảm sát Thiên An Môn, mặc dù thế giới chứng kiến Trung Quốc đã thay đổi về kinh tế, nhưng hồ sơ đàn áp nhân quyền của họ không có chuyển biến. Các nhóm thiểu số như tín đồ Phật giáo Tây Tạng, người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, các nhà báo độc lập, các luật sư nhân quyền, những người ủng hộ dân chủ, tín đồ Công giáo và người tu luyện Pháp Luân Công và các nhóm đức tin khác đã bị tước bỏ phẩm giá, công lý và nhân quyền.

“Nếu chúng ta không nói về nhân quyền tại Trung Quốc vì lo ngại kinh tế, chúng ta sẽ mất tất cả thẩm quyền đạo đức để nói về nhân quyền tại bất kỳ nơi nào khác trên thế giới,” bà Pelosi nói.

Bà Pelosi nói thêm rằng nhân quyền và thương mại không thể tách rời. “Đó là lý do tại sao năm 1993, chúng tôi đã làm việc theo Đạo luật Mỹ – Trung để bất kỳ sự mở rộng tình trạng thương mại nào với Trung Quốc phải gắn với việc chính quyền Trung Quốc cải thiện nhân quyền. Năm 1994, chúng tôi đã thúc giục Quốc hội giới hạn vị thế Quốc gia Ưu tiên Nhất đối với các sản phẩm do PLA sản xuất vì đây là thủ phạm vụ thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn.

Bà Pelosi nói ngày nay trong khi chính phủ Mỹ làm việc về các hiệp định thương mại với các nước khác, Quốc hội vẫn tiếp tục khẳng định rằng bất kỳ chính sách nào đều phải gắn với nhân quyền. “Người Mỹ phải thể hiện sự cam đảm đạo đức trong việc sử dụng đòn bẩy của chúng ta để không chỉ bảo đảm thương mại công bằng tại thị trường Trung Quốc mà còn phải đạt bước tiến về nhân quyền tại Trung Quốc.”

“Chúng ta không thể cho phép những lợi ích kinh tế tại Trung Quốc làm chúng ta mù quáng trước những bất công đạo đức mà Trung Quốc đã gây ra,” bà Pelosi khẳng định.

Marco Rubio: Mục tiêu của ĐCSTQ chưa bao giờ thay đổi

Marco-Rubio

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio tại buổi điều trần hôm 4/6. (Ảnh do Epoch Times chụp màn hình video)

Nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio, đồng chủ tịch CECC, đã nói trong buổi điều trần rằng nền dân chủ không chỉ giới hạn ở một quốc gia, một khu vực hay một nền văn hóa, mà nó thuộc về tất cả loài người.

Ông Rubio nói buổi điều trần này đang “tôn vinh những sinh mệnh đã bị thay đổi không thể chối bỏ bởi những sự kiện ngày hôm đó: Những người đã bị chết, bị bỏ tù, bị tra tấn; và những người mất đi cha, mẹ, con cái; và những người mà những người thân yêu của họ vẫn đang mất tích và chưa được tìm thấy.”

“Hôm nay chúng ta phải thừa nhận ĐCSTQ vẫn đang tiếp tục lạm dụng nhân quyền và chính quyền [Trung Quốc] vẫn đang chống lại chính người dân của họ,” ông Rubio nói.

“Chúng ta phải thừa nhận cạnh tranh địa chính trị giữa độc tài và tự do, giữa nền dân chủ và chuyên chế.”

“Các quy tắc về tự do, dân chủ và tự trị không chỉ là những quy tắc của Mỹ. Đó là những quy tắc của nhân loại mà không chiếc xe tăng, không sự tra tấn, không hành vi khủng bố nào và thậm chí ngay cả ĐCSTQ có thể xóa bỏ được,” ông Rubio nói.

“Mỹ và các quốc gia của thế giới tự do nên yêu cầu chính quyền Trung Quốc cho phép thảo luận công khai về các sự kiện của ngày hôm đó và thả vô điều kiện những người đã bị bắt giữ vì tưởng niệm sự kiện này… Chúng ta phải tiếp tục sử dụng các cơ hội như thế này để nói ra câu chuyện thật về Thảm sát Thiên An Môn. Sự kiện đó đã tiết lộ với toàn thế giới bản chất thực sự của ĐCSTQ,” ông Rubio nhấn mạnh.

Nghị sĩ Rubio nói rằng nhiều thập kỷ qua, các nghị sĩ Mỹ đã giả định sai về việc Trung Quốc tham gia tích cực vào thế giới văn minh sẽ khuyến khích chế độ này thực thi và chấp nhận tự do và tôn trọng nhân quyền. “Ngày nay chúng ta nhìn thấy chính quyền Trung Quốc ngày càng hung hăng, đàn áp hơn trong đối nội, trọng thương hơn trong chính sách thương mại và kinh tế, ngày các phủ nhận các chuẩn mực quốc tế, và ngày càng quyết đoán hơn trong việc xuất khẩu mô hình độc tài của họ ra toàn cầu.”

“Mục tiêu của ĐCSTQ vẫn chính xác giống như 30 năm trước: Duy trì quyền lực độc tôn của Đảng Cộng sản trong nước bằng giám sát đại chúng và dữ liệu, bằng bắt giữ tùy tiện, tra tấn và bạo lực. ĐCSTQ ngày nay đang sử dụng công nghệ để duy trì quyền lực… Công nghệ giám sát mà ĐCSTQ đã đang xuất khẩu tới các nước khác nghe giống như khoa học viễn tưởng, nhưng nó đang xảy ra,” ông Rubio nói.

Chris Smith: Không có chỗ đứng ở giữa

Chris-Smith

Dân biểu Dân chủ Chris Smith tại buổi điều trần hôm 4/6. (Ảnh do Epoch Times chụp màn hình video)

Dân biểu Chris Smith, thành viên của CECC, đã nói rằng Mỹ không nên thúc đẩy thương mại với chính quyền độc tài Trung Quốc vì điều đó sẽ mang tới cho họ nhiều tiền hơn nữa để đàn áp dân chủ.

“Quý vị hoặc là đứng về phía Người đàn ông chống xe tăng, hoặc là đứng về phía xe tăng. Không có chỗ đứng ở giữa,” ông Smith nói.

Cựu lãnh đạo sinh viên: Phải đối mặt với chế độ Trung Quốc trước khi họ quá mạnh và quá muộn

Wuer-Kaixi
Cựu lãnh đạo sinh viên Thiên An Môn 1989 Wuer Kaixi tại buổi điều trần hôm 4/6. (Ảnh do Epoch Times chụp màn hình video)

Wu’er Kaixi, nhà bình luận chính trị và một trong những lãnh đạo đạo sinh viên sự kiện Thiên An Môn 1989, sau đó đã trốn chạy sang Hồng Kông và sống ở hải ngoại, cũng đã có mặt tại phiên điều trần của Quốc hội Mỹ hôm 4/6.

Kaixi nói rằng vào năm 1989, ông 21 tuổi, hoạt động tuần hành trên các tuyến phố Bắc Kinh và chiếm giữ Quảng trường Thiên An Môn không chỉ nhận được sự ủng hộ của người dân Trung Quốc mà cũng nhận được sự hưởng ứng của toàn thế giới. “Rõ ràng quý vị đã cảm thấy chúng tôi đấu tranh cho thứ giống với quý vị đã từng đấu tranh cho và vì cuộc sống,” ông Kaixi nói.

Tuy nhiên, ông Kaixi nói tiếp: “Lịch sử đã ghi lại rằng đây không phải là con đường cho Trung Quốc tại thời điểm đó… ĐCSTQ đã điều động xe tăng và binh lính tới thảm sát người dân… Nó vẫn tiếp tục cai trị kể từ đó bằng họng súng, gieo rắc sợ hãi và dối trá.”

“Chúng tôi đã bị phản bội. Sự ủng hộ mà chúng tôi đã có không kéo dài, và số phận của những nhà hoạt động dân chủ Trung Quốc chúng tôi đã bị bỏ rơi. Việc nhắc tới [Thảm sát] Thiên An Môn trở thành một sự bất tiện cho các nhà lãnh đạo của các nền dân chủ thế giới.”

“Các lãnh đạo thế giới ngày nay không chịu trách nhiệm cho những sai lầm của những người tiền nhiệm. Nhưng nếu quý vị phớt lờ những bài học của quá khứ và tiếp tục nhìn theo cách khác hơn là buộc ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm cho tội ác của họ, thì nó sẽ là quá muộn để nói hoặc làm bất cứ điều gì về nó,” ông Kaixi nhấn mạnh.

Cựu lãnh đạo sinh viên Trung Quốc cũng chỉ trích cố Tổng thống George H.W. Bush vì không chỉ đã phải mất bốn ngày sau sự kiện thảm sát mới lên án sự tàn bạo đó, mà ông ta còn bí mật tới thăm Bắc Kinh không lâu sau đó.

“Chiến tranh Lạnh, kéo dài bốn thập kỷ, đã kết thúc. Lợi ích quốc gia mà Tiến sĩ Kissinger tự hào tuyên bố ông ta đang bảo vệ đã hết hạn. Nhưng chính sách này vẫn duy trì và Tiến sĩ Kissinger đã được Bắc Kinh coi là một trong những người bạn tốt nhất của họ, và đã trở nên giàu có nhờ môi giới ủng hộ tiếp cận thị trường Trung Quốc cho các công ty Mỹ,” ông Kaixi nói.

Ông Kaixi cho hay: “Tôi đã chờ đợi rất lâu để Mỹ nhận ra rằng có một cái gì đó sai về cơ bản với bức tranh này. Có lẽ bây giờ một tổng thống xuất thân từ doanh nhân cuối cùng mới nhận ra điều đó? Nền dân chủ không phải là tôn giáo hay một bộ các tiêu chuẩn, đó là một tiến trình thực tiễn, sinh động, liên tục được chắt lọc và cải tiến.”

Ông Kaixi kết luận phát biểu khai chứng của mình khi nói: “Tôi thực sự muốn tin rằng các nhà lãnh đạo thế giới, bao gồm những người ở đây hôm nay, đủ thông minh để không lặp lại những sai lầm của ngày hôm qua. Tôi tin quý vị có lòng dũng cảm để đối mặt với Trung Quốc trước khi họ quá mạnh hoặc quá muộn. Điều này, cuối cùng, sẽ khiến cho sự hy sinh đẫm máu của chúng tôi tại Thiên An Môn 30 năm trước đáng giá.”

Theo The Epoch Times