Đi tìm nguyên nhân đại dịch theo quan điểm Nhân – Quả

Đại dịch viêm phổi Vũ Hán, hay gọi là dịch COVID-19 đang lan tràn như sóng thần ra khắp thế giới. Một vấn đề đặt ra là tình hình dịch bệnh sẽ đi đến đâu? Bài viết ngắn này sẽ đi tìm câu trả lời dựa trên quan điểm của luật nhân quả. Bởi vì bất cứ điều gì cũng vận động theo các quy luật, trong đó nhân quả là một trong những quy luật được nhắc tới nhiều nhất và được thừa nhận rộng rãi nhất trong triết lý truyền thống.

Tại sao virus COVID-19 lại xuất phát từ Trung Quốc? Tại sao Đài Loan, Hong Kong, Việt Nam dù có nguy cơ ban đầu cao nhất thì đến nay tình hình vấn khá ổn? Tại sao chính quyền Trung Quốc chủ yếu đang hỗ trợ hai nước là Iran và Italy và tình hình hai nơi đó lại có diễn biến tệ nhất chỉ sau Trung Quốc?

Chính quyền Trung Quốc trong mấy chục năm qua không ngừng các cuộc bức hại tất cả các nhóm người tại Trung Quốc. Từ những người sở hữu đất đai đến giới trí thức, từ những người có tín ngưỡng đến sinh viên đòi dân chủ… đều bị đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại. Cho đến ngày nay, việc bức hại của ĐCSTQ vẫn đang diễn ra đối với các nhóm người như phật tử Phật giáo Tây Tạng, người Hồi Duy Ngô Nhĩ, người theo Công giáo tại gia, người tu luyện Pháp Luân Công…

Như vậy, xét theo nhân quả, với vô số hành động tàn ác bức hại con người, đặc biệt là người tu luyện thì kết cục diệt vong của ĐCSTQ là không thể tránh khỏi. Vấn đề cần quan tâm là liệu những cá nhân nào, quốc gia nào thể hiện thái độ ủng hộ hay phản đối chính quyền ĐCSTQ. Từ đó có thể hiểu được tương lai của cá nhân đó, quốc gia đó sẽ như thế nào trong quá trình diệt vong của ĐCSTQ.

Đầu tiên phải nói đến là đa số người dân Trung Quốc. Trong quá trình bức hại các nhóm người, vì nghe theo tuyên truyền một chiều của ĐCSTQ mà rất nhiều người đã hùa theo phỉ báng, tố cáo hay thậm chí tham gia bức hại. Biết bao thế hệ học sinh phải trả lời các câu hỏi định sẵn để vu khống, các nhà báo phải viết các bài viết bôi nhọ, các đoàn thể phải kí tên phản đối các nhóm người bị bức hại… Đặc biệt là các cảnh sát phải tham gia bắt người, giam giữ và tra tấn người bị bức hại, các nhà ngoại giao phải tác động lên chính quyền và truyền thông các nước để hiểu sai về các nhoks người bị bức hại. Tàn ác nhất lại chính là nhiều bác sĩ, họ đã trực tiếp tham gia vào việc mổ cướp nội tạng của hàng trăm ngàn người còn sống. Với tất cả những việc làm vô tình hay hữu ý đó,vô số người Trung Quốc sẽ phải chịu quả báo khó có thể vãn hồi.

Trong tất cả các cuộc bức hại dân chúng, ĐCSTQ cũng phải sử dụng đến rất nhiều tiền, đặc biệt là cuộc bức hại Pháp Luân Công, trong nhiều năm, chính quyền Trung Quốc đã sử dụng tới 1/4 GDP vào việc bức hại. Vậy kinh phí bức hại chính quyền Trung Quốc lấy từ đâu? Chính là từ các hoạt động đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Cho nên những cá nhân hay quốc gia đầu tư kinh doanh tại Trung Quốc đã gián tiếp tham gia bức hại. Họ đã gián tiếp cấp tiền cho chính quyền xây dựng thêm nhà tù, cho cảnh sát bắt bớ, tra tấn, cho truyền thông của ĐCSTQ tuyên truyền bôi nhọ, vu khống, cho cả người dân tố cáo người tu luyện để lĩnh thưởng, thậm chí cho các đặc vụ và quan chức ngoại giao để tuyên truyền và gây sức ép lên các chính quyền các nước để bôi nhọ và tham gia bức hại. Tất cả những việc đó cần sử dụng đến rất nhiều tiền.

Các quốc gia liên đới với Nhân Quả của chính quyền Trung Quốc.

Hãy điểm qua một số quốc gia có nhiều liên hệ nhất với Trung Quốc: Về đầu tư và giao thương, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, Đức, Úc là những quốc gia có hoạt động đầu tư sản xuất lớn nhất tại Trung Quốc. Riêng Italy trong vài năm qua là quốc gia duy nhất trong nhóm G7 ủng hộ mạnh mẽ chiến lược Vành đai con đường của chính quyền Trung Quốc. Trong các nước cung cấp dầu lớn nhất cho Trung Quốc thì chính quyền Iran thể hiện thái độ ủng hộ mạnh mẽ nhất với chính quyền Trung Quốc.

Sự khác biệt đáng kể nhất ở các quốc gia này là ở thái độ của chính phủ và người dân đối với chính quyền Trung Quốc. Đài Loan, Mỹ và Úc là những quốc gia mà chính phủ và người dân có thái độ phản đối ĐCSTQ mạnh mẽ nhất. Riêng nước Nga, một mặt họ thường đứng “cùng phe” với chính quyền Trung Quốc trong mâu thuẫn với phương Tây. Nhưng khi đại dịch diễn ra, chính phủ Nga là một trong những chính quyền có thái độ dứt khoát nhất khi đóng cửa khẩu rất sớm với Trung Quốc. Nó cho thấy họ hiểu rất rõ bản chất và sự rủi ro trong quan hệ với một chính quyền như ĐCSTQ. Một nước lớn khác có chung biên giới với Trung Quốc là Ấn Độ thì thái độ của chính quyền cũng như người dân Ấn Độ đều là phản đối chính quyền Trung Quốc.

Trong khi đó, các chính quyền Hàn Quốc, Nhật Bản, Italy, Đức thường thể hiện sự ủng hộ chính quyền Trung Quốc, cũng không thể hiện thái độ gì về những hành động sai trái, thậm chí dã man của ĐCSTQ với con người. Đây cũng là những nước đầu tư hàng đầu vào Trung Quốc. Chính phủ các nước này cũng rất e ngại phản ứng của chính quyền ĐCSTQ nên không dám sớm đóng cửa dòng người tới từ Trung Quốc. Riêng Hàn Quốc còn là nơi có số người đi Trung Quốc du lịch ghép tạng nhiều nhất thế giới. Trong khi ĐCSTQ từ lâu đã bị tố cáo là môt cướp nội tạng của hàng chục ngàn người để bán kiếm lời. Như vậy, hàng ngàn người Hàn Quốc và khắp thế giới đã trực tiếp tham gia vào một việc dã man nhất là mổ cướp tạng người.

Riêng Hong Kong, mặc dù chính quyền Hong Kong bị chi phối bởi ĐCSTQ, nhưng thái độ của người dân Hong Kong lại phản ứng quyết liệt với chính quyền Trung Quốc. Pháp, Anh là nơi chính phủ không có thái độ phản đối chính quyền Trung Quốc. Nhưng đó cũng là những nơi mà nhiều chính trị gia thường thể hiện quan điểm phản đối ĐCSTQ bức hại nhân quyền.

Xét theo quy luật nhân quả, thái độ của bất kì chính phủ nào, hay đa số người dân của quốc gia nào với chính quyền ĐCSTQ đều tạo ra “nhân”, đều quyết định sự liên đới hậu quả theo ĐCSTQ. Tất nhiên với hàng trăm quốc gia trên thế giới với quan hệ phức tạp với Trung Quốc, chúng ta khó có thể tìm hiểu và đánh giá hết bản chất thái độ của họ để từ đó dựa vào nhân quả suy đoán diễn biến tại tất cả các quốc gia đó.

Một điểm lưu ý theo quan điểm truyền thống là, những quốc gia nào giàu mạnh thì một mặt là phúc phận của họ, mặt khác cũng là Tạo Hóa trao cho họ vai trò lớn hơn trong việc duy trì chính nghĩa, phản đối cái ác, trợ giúp cái thiện. Do vậy, những nước giàu mạnh nếu không thể hiện được vai trò sứ mệnh của mình thì hậu quả họ phải gánh cũng nặng hơn những quốc gia nhỏ, yếu. Điển hình là các quốc gia tây Âu, mặc dù họ là các nước giàu mạnh, nhưng vì lợi ích trong làm ăn với Trung Quốc nên những gì là nhân quyền hay đạo đức họ cũng thường chỉ nói trên miệng.

Ở đây, chúng tôi chỉ phân tích trong giới hạn một số quốc gia điển hình có mối quan hệ và thái độ khá rõ ràng với chính quyền ĐCSTQ. Như vậy, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Italy, Iran là những quốc gia có khả năng cao nhất mà diễn biến dịch bệnh trở nên xấu. Anh, Pháp, Canada nhiều khả năng sẽ có diễn biến không quá tệ, nhưng cũng không dễ dàng. Các nước tây Âu khác nhiều khả năng sẽ gặp khó khăn hơn. Trong khi các quốc gia và lãnh thổ như Mỹ, Đài Loan, Úc, Hong Kong có khả năng cao sẽ có diễn biến dịch không tệ.

Riêng Nước Mỹ, với vai trò “cảnh sát quốc tế” của mình đã không thực sự làm được gì nhiều trong hàng chục năm. Chỉ đến thời tổng thống Donald Trump mới dần thể hiện lại được vai trò đó, đặc biệt là thái độ phản kháng chính quyền Trung Quốc về mọi mặt. Tuy nhiên, sự xâm nhập và chi phối của ĐCSTQ vào trong lòng nước Mỹ đã rất sâu, đặc biệt là giới doanh nghiệp, giới truyền thông và hệ thống các trường đại học. Do đó, các đối tượng này vì lợi ích, vì bị nhầm lẫn các khái niệm giữa ĐCSTQ và đất nước Trung Quốc (hay người dân Trung Quốc) nên đã hỗ trợ rất lớn cho chính quyền ĐCSTQ về nhiều mặt. Như vậy, kết cục của nước Mỹ theo quan điểm nhân quả nhiều  khả năng sẽ không tệ, tuy nhiên cũng không dễ dàng.

Vậy ở Việt Nam thì sao? Tuy rất gần Trung Quốc và chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi ĐCSTQ trong mấy chục năm qua. Trong chính giới thì quan điểm chính thức là ủng hộ, nhưng đa số người dân Việt Nam đều có quan điểm phản đối chính quyền ĐCSTQ. Do vậy, có thể nói với đất nước Việt Nam nói chung thì sự phản đối ĐCSTQ vẫn là thái độ đại diện. Tất nhiên, với những người tu luyện Pháp Luân Công đều hiểu rằng, con số hàng trăm ngàn người Việt Nam bước vào tu luyện Pháp Luân Công cũng mang lại cho gia đình và xã hội phúc khí to lớn. Cùng với Đài Loan là các khu vực có số người tu luyện lớn nhất sau Trung Quốc. Do vậy, mặc dù có thể có những diễn biến phức tạp, nhưng nhìn nhận chung theo nhân quả, diễn biến dịch bệnh tại Việt Nam sẽ không xấu. Không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam, Đài Loan và Hong Kong là các khu vực có nguy cơ cao nhất nhưng cho đến nay tình hình vẫn khá ổn.

Một sự kiện nhiều người không còn để tâm, đó là việc đóng cửa Triển lãm cơ thể người tại Việt Nam năm 2018. Bản chất của cái gọi là “Triển lãm” ấy, chủ yếu là bắt nguồn từ hoạt động mổ cướp nội tạng của những người tu luyện Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Công ty nước ngoài tổ chức triển lãm này cũng là một công ty Hàn Quốc. Rất nhiều quốc gia trên thế giới vì nhiều lý do đã không thể đóng cửa triển lãm này, nhưng Việt Nam là một trong số rất ít nơi mà nó bị đóng cửa chỉ sau hơn 2 tuần tổ chức. Như vậy, bản chất đằng sau sự kiện này chính là sự phân biệt thiện ác to lớn, và nó cũng tránh cho Việt Nam một sự liên đới với việc làm ác nghiệt nhất trong lịch sử nhân loại: Mổ cướp nội tạng người còn sống.

Kết luận

Những diễn biến trong cuộc đời mỗi con người và xã hội nhân loại đều có nguyên nhân. Cho dù tin hay không tin thì bất cứ một cá nhân nào cũng tự giác hay bất tự giác, đều đang lựa chọn trong diễn biến Thiện – Ác. Trong kết luận ngày 01/03/2020 của Thẩm phán Toà Án nhân dân độc lập tại Luân Đôn về tội ác mổ cướp nội tạng của của chính quyền ĐCSTQ có đoạn: ““Phán quyết của tòa án xác nhận rằng tất cả mọi người hoặc tất cả các tổ chức nào có sự tương tác theo bất kỳ cách nào với CHND Trung Hoa (ĐCSTQ) đều cần phải nhận ra rằng họ đang tương tác với một quốc gia tội phạm”.

Ngay cả trong những ngày này, khi đại dịch đang lan tràn thì chính quyền ĐCSTQ vẫn tiếp tục thể hiện ra bản chất Giả Ác Đấu của nó. Một mặt nó không ngừng phong tỏa thông tin về dịch bệnh và phô trương vai trò như cứu tinh của người dân trong và ngoài nước, chuyển hướng dư luận bằng cách đổ lỗi cho Mỹ gây ra dịch bệnh (Giả). Mặt khác nó dùng tất cả các biện pháp phi nhân đạo trong phòng chống dịch bệnh, sẵn sàng đánh đổi tính mạng của người dân lấy sự duy trì quyền lực (Ác). Đồng thời nó cũng sử dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế cực đoan nhất với người dân Trung Quốc, ngăn chặn thông tin từ tất cả các nguồn trong và ngoài nước về dịch bệnh, đặc biệt là thông tin phê phán ĐCSTQ (Đấu)

Rất nhiều dự ngôn trong lịch sử đều cho thấy đến một thời kì, nhân loại sẽ phải đối diện với một đại nạn. Theo quy luật nhân quả, đại nạn ấy cũng không thể tự nhiên xuất hiện, mà nó phải xuất phát từ các việc sai lầm về đạo đức của nhân loại. Sự xuất hiện, lớn mạnh và sự tác động đa chiều của ĐCSTQ với toàn thế giới chính là yếu tố làm cho rất nhiều quốc gia, rất nhiều cá nhân vì lợi ích hay bị cưỡng chế mà làm ra các việc sai lầm, hay ít nhất thì không phân biệt nổi nó là kẻ Ác. Do vậy, kết cục không mong đợi của nhân loại là điều rất khó khăn để vượt qua. 

Ở một góc độ khác, mỗi sinh mệnh cũng đều có tính độc lập và cũng phải tự chịu trách nhiệm về bất kì hành động nào của bản thân. Do vậy với mong muốn để nhiều người có sự lựa chọn phân biệt thiện ác, từ đó có được tương lai tốt đẹp, bài viết này cũng là một góc nhìn tham khảo. Chúc tất cả quý vị có sự lựa chọn đúng đắn và có tương lai tốt đẹp.

Hoa Liên