Tình trạng sức khỏe của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un gần đây đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông. Mới đây, tạp chí Foreign Policy của Hoa Kỳ đã đăng một bài viết cho rằng chế độ độc tài cha truyền con nối hiếm khi kéo dài quá ba thế hệ, và sự sụp đổ chế độ ở Triều Tiên rất có thể sẽ xảy ra.

Vào ngày 15/4, Kim Jong Un đã không xuất hiện trong lễ kỷ niệm 108 năm ngày sinh của ông nội, cố Chủ tịch Kim Il Sung. Đây là sự kiện thường niên quan trọng nhất ở Triều Tiên mà trước đây Kim Jong Un chưa bao giờ vắng mặt.

Sự việc này đã làm dấy lên những suy đoán về tung tích và tình trạng sức khỏe của ông. Tờ Daily NK có trụ sở tại Seoul dẫn lời các nguồn tin của Triều Tiên nói rằng Kim Jong Un đã trải qua ca phẫu thuật tim vào ngày 12/4 và hiện đang hồi phục. Hãng CNN của Mỹ dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết Kim Jong Un đang trong tình trạng nguy kịch .

Lần xuất hiện cuối cùng của Kim Jong Un là vào ngày 11/4, khi ông chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị của đảng cầm quyền, Đảng Lao động. Kể từ đó đến nay, ông không còn xuất hiện, cũng không tham gia vào lễ kỷ niệm thành lập quân đội Bắc Triều Tiên vào ngày 25/4. Theo một số thông tin truyền thông, thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên đã bắt đầu xuất hiện tình trạng hoảng loạn mua sắm, và người dân địa phương đang mua nhu yếu phẩm chuẩn bị cho trường hợp bất thường xảy ra. Gần đây, các tin đồn về bệnh tình nguy kịch của Kim Jong Un rộ lên khắp nơi.

Oriana Skylar Mastro, trợ lý giáo sư nghiên cứu an ninh tại Đại học Georgetown và là học giả thường trú tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, đã nêu trong bài viết trên tạp chí Foreign Policy rằng: các quan chức Hoa Kỳ và giới tình báo đã nhận được thông tin liên quan về tình trạng sức khỏe của Kim Jong Un, nhưng với tính chất khép kín của Bắc Triều Tiên, không thể đánh giá chính xác mức độ nghiêm trọng về tình trạng sức khỏe của Kim Jong Un.

Bài báo nói rằng nếu Kim Jong Un qua đời hoặc thành người thực vật, điều này sẽ đe dọa nghiêm trọng tới chính quyền của gia tộc họ Kim. Tính chất cha truyền con nối của chính quyền Bắc Triều Tiên có nghĩa là sự ổn định trong nội bộ phần lớn phụ thuộc vào việc nhà lãnh đạo mới có thể kế nhiệm thuận lợi, và người kế nhiệm có khả năng là một trong những thành viên của vương triều Kim gia.

Bà Mastro nói rằng bà phát hiện ra điều này trong nghiên cứu gần đây của mình về tất cả các chế độ chuyên chế kế thừa kể từ Thế chiến II, việc chuyển giao quyền lực đặc biệt khó khăn trong gia tộc thống trị độc tài. Thường rất khó để tìm một nhà lãnh đạo vừa có năng lực vừa có thể giành được sự ủng hộ của giới tinh hoa Bắc Triều Tiên, bởi vì phạm vi ứng cử viên bị hạn chế. Do đó, cuộc khủng hoảng thừa kế là điều bình thường. Bà Mastro nói rằng kể từ Thế chiến II, không có chính quyền gia tộc độc tài nào có thể chuyển giao quyền lực tới lần thứ 3.

Tình hình hiện tại ở Bắc Triều Tiên rất nghiêm trọng. Kim Jong Un không có người kế vị rõ ràng. Sự bất ổn ở Triều Tiên sẽ có tác động ngay lập tức và lâu dài đối với sự cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về khu vực này. Nếu có điều gì đó xảy ra với Kim Jong Un, 4 sự kiện sau đây đáng được chú ý.

1. Nếu chính quyền Bắc Triều Tiên sụp đổ, nó sẽ sụp đổ sớm

Một đặc trưng chung của chế độ độc tài gia tộc là sự sụp đổ nhanh chóng và thường bất ngờ. Hầu hết các chính quyền thất bại sẽ hoàn toàn tan rã  trong vòng chưa đầy một năm kể từ những dấu hiệu đầu tiên của cuộc khủng hoảng.

Bà Mastro nói rằng chính quyền của gia tộc họ Kim kéo dài quá lâu thế này được xem là điều phi thường trong lịch sử. Kể từ Thế chiến II, 12 trong số 18 chế độ độc tài gia tộc đã sụp đổ và chính quyền này kéo dài trung bình 32 năm. Vậy mà bất chấp nạn đói, khủng hoảng kinh tế, các lệnh trừng phạt quốc tế, hạn chế ngoại thương và hai lần chuyển giao quyền lực, chính quyền Bắc Triều Tiên vẫn tồn tại và hiện nó đã tồn tại hơn 70 năm.

Tuy nhiên, bà Mastro cho rằng điều này không có nghĩa là vương triều nhà Kim sẽ không sụp đổ. Việc Kim Jong Un có chỉ định người kế nhiệm hay không không thành vấn đề. Ứng cử viên có khả năng nhất là em gái ông Kim là Kim Yo Jong, điều này là chưa từng có đối với chính quyền cha truyền con nối chuyên chế.

2. Hoa Kỳ đã chuẩn bị cho hai tình huống

Hoa Kỳ từ lâu đã lên kế hoạch quân sự cho hai tình huống chính có thể xảy ra: Triều Tiên phát động một cuộc tấn công vào Hàn Quốc và sự sụp đổ của chính quyền Bắc Triều Tiên. Hoa Kỳ tiến hành nhiều cuộc tập trận quân sự chung với Hàn Quốc mỗi năm để kiểm tra và rèn luyện chuẩn bị cho tình huống chiến tranh xảy ra. Liên minh này rất mạnh và cả hai nước không ngừng nâng cao hiệu quả liên hiệp tác chiến.

Sự sụp đổ của vương triều nhà Kim sẽ gây xáo trộn ở Triều Tiên. Có thể có nhiều yếu tố kích hoạt tình trạng hỗn loạn: thiếu lương thực gây ra vấn đề tị nạn, rối loạn chính trị, chính quyền biến động dẫn tới nội chiến hoặc chính biến.

3. Hoa Kỳ cần đảm bảo rằng vũ khí hạt nhân của Triều Tiên không rơi vào tay các chính phủ lưu manh

Bà Mastro cho rằng nếu chính quyền Bắc Triều Tiên giải thể, Hoa Kỳ và Hàn Quốc sẽ đối mặt với nhiều thách thức. Nhưng việc đảm bảo và hủy bỏ vũ khí hạt nhân, cùng các thiết bị liên quan sẽ là ưu tiên hàng đầu.

Một phần quan trọng trong chiến lược ứng phó với vũ khí hủy diệt hàng loạt của Bắc Triều Tiên là ngăn chặn các tài liệu hạt nhân, vũ khí và công nghệ độc quyền lan ra bên ngoài bán đảo Triều Tiên vào tay nước khác. Trong trường hợp Bắc Triều Tiên sụp đổ, Hoa Kỳ có thể tìm cách thiết lập một tuyến phong tỏa trên khắp đất nước để ngăn chặn tài liệu hạt nhân rơi vào tay các những kẻ lưu manh và các tổ chức khủng bố khác.

4. Can thiệp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)

Ngoại giới phần lớn cho rằng nếu chính quyền Bắc Triều Tiên sụp đổ, ĐCSTQ sẽ can thiệp. Nếu có một cuộc xung đột lớn trên Bán đảo Triều Tiên, ĐCSTQ có thể tiến hành can thiệp quân sự quy mô lớn nhằm mở rộng ảnh hưởng khu vực. Các tuyên bố và các đợt diễn luyện quân sự gần đây của ĐCSTQ cũng cho thấy ĐCSTQ đang đẩy mạnh việc chuẩn bị can thiệp.

Do ưu thế vị trí địa lý, ĐCSTQ cũng có thể tiếp cận các cơ sở hạt nhân của Bắc Triều Tiên nhanh hơn quân đội Hoa Kỳ hoặc Hàn Quốc. ĐCSTQ cũng có thể nhận được những cảnh báo sớm từ Triều Tiên, cho phép họ chuẩn bị trước. Do đó, Hoa Kỳ cần phải thay đổi các giả thuyết của mình, suy xét kỹ trường hợp sau khi có dấu hiệu bất ổn ở Bình Nhưỡng, quân đội Trung Quốc có thể xuất hiện trên bán đảo Triều Tiên, để từ đó có biện pháp đối phó kịp thời.

 

Theo Epoch Times