“Từ vạn cổ cổng trời khai mở, mấy người đến mấy người trở về?”. Tuy đây là câu nói rất đơn giản, nhưng trong nó lại hàm chứa rất nhiều thiên cơ?

-troi-khai-mo-may-nguoi-den-may-nguoi-tro-ve“Từ vạn cổ cổng trời khai mở, mấy người đến mấy người trở về?” – hai câu mở đầu trong “Mai hoa thi”. (Ảnh: Shen Yun)

“Từ vạn cổ cổng trời khai mở, mấy người đến mấy người trở về?“, đây là hai câu mở đầu trong “Mai hoa thi” của tác giả Thiệu Ung thời Tống Triều Trung Quốc. Những dự ngôn chính xác về các sự kiện lớn của Trung Quốc từ thời Tống Triều cho đến hiện nay trong “Mai hoa thi”, khiến người phải thán phục tài năng cũng như phẩm đức của Thiệu Ung tiên sinh. Trình Hạo Tăng là một trong những người sáng lập ra trường phái duy tâm đời nhà Tống, sau khi gặp Thiệu Ung đã tán tụng rằng: “Thiệu Ung, một bậc nội thánh ngoại vương, học thức phi phàm!”.

Ngay từ phần mở đầu của “Mai hoa thi”, hai câu thơ với khí thế hùng hồn, ý vị sâu xa – “Từ vạn cổ cổng trời khai mở, mấy người đến mấy người trở về?”. Câu nói rất đơn giản nhưng lại hàm chứa biết bao thiên cơ? Rốt cuộc thế giới này có luân hồi hay không? Câu hỏi này đã làm biết bao thế hệ nhân loại phải nhức nhối, cho đến tận ngày nay, dù có vận dụng khoa học kỹ thuật hiện đại cũng không thể tìm ra được đáp án thỏa đáng.

Tuy nhiên, nhân loại vẫn là đang vận dụng trí huệ mà họ được thiên thượng ban cho để tiếp túc thăm dò khám phá lĩnh vực thần bí này.

Lúc ban đầu, những bác sĩ tâm lý học, những nhà thôi miên, khi giúp những người bệnh nhớ lại những ký ức bị lãng quên, cho họ vào trạng thái mê man và hồi tưởng về những gì đã trải qua trong cuộc đời. Theo đó, họ phát hiện ra một bí mật lớn của con người trên thế gian – bí mật về luân hồi.

Khi bệnh nhân được nhà thôi miên chỉ dẫn, đã hồi tưởng lại được kiếp trước của mình, thậm chí là những kiếp trước đó nữa. Trong những kiếp trước đó, chúng ta có thể đã từng là quốc vương, kỵ sĩ, thường dân, hoàng hậu, công chúa, nhân sĩ tôn giáo, v.v…

Ở trong quá trình lịch sử của nền văn minh, mỗi thời điểm đều có dấu vết của sự tồn tại của chúng ta. Thậm chí chúng ta cũng đã từng là hoa cỏ cây cối, cá, chim, côn trùng, thú vật, có người thậm chí hồi tưởng lại mình là sinh mệnh của thời không khác. Những phát hiện này của nhân loại chúng ta đã đủ để cải biến quan niệm hiện tại của chúng ta về nền văn minh, khoa học kỹ thuật, cũng như lối sống chạy theo ham muốn vật chất của xã hội ngày nay.

Trong một số báo cáo cũng đề cập tới việc một số hiện tượng trẻ sơ sinh khi vừa mới được sinh ra đã nhớ lại được kiếp trước của mình. Được biết, đã có rất nhiều nhà khoa học đã dũng cảm cùng phủ nhận học thuyết tiến hóa của Darwin.

Mặc dù những tri thức trên đời này là cả một biển cả, nhưng dường như chúng ta mới chỉ biết rất ít về chúng. Vì vậy không nên chụp lên cái mũ “mê tín” cho những sự vật, sự việc tồn tại một cách khách quan và thực tại mà chúng ta chưa nhận thức được, khoa học không thể chứng minh được, để rồi cười nhạo cho đó là u mê ngu muội.

Con người ai cũng phải trải qua quá trình sinh – lão – bệnh – tử, nhưng chết có phải là kết thúc của sinh mệnh hay không? Chúng sinh vì sao phải luân hồi, mục đích của luân hồi là vì điều gì?

Trong kinh Phật cũng ghi lại ý nghĩa của luân hồi, đại ý là, các sinh mệnh tồn tại đều có cảnh giới cao với tư tưởng thuần khiết, nhưng theo thời gian, tâm niệm phát sinh biến hóa, hình thành tạp niệm và các thói hư tật xấu, không thể đáp ứng được yêu cầu đối với sinh mệnh tại thế giới ở các tầng cao đó, vì thế mà từ từ bị rơi xuống, cuối cùng rơi xuống tam giới lục đạo, tạo ra nghiệp lực, nên phải liên tục luân hồi chịu khổ.

tiên tri, sinh mệnh, quay về, mai hoa thi, cửa trời, Bài chọn lọc, Lời thổn thức nhắc mãi của “Mai hoa thi”: Mấy ai có thể quay trở về? (Ảnh: Internet)

Cuốn sách “Trí huệ của sinh mệnh” từng viết, “Luân hồi” là tiếng Phạn, ý nghĩa là “luân chuyển” hoặc là “tuần hoàn sinh mệnh”. Bởi vì chúng ta bị nhốt trong vòng tuần hoàn sinh tử mà tự mình không hay không biết, nên bản thân bị giam hãm trong luân hồi. Hiện tại chúng ta giống như những người lữ hành, được ban cho cái thân người quý giá này. Khi sinh mệnh lần này kết thúc, tâm niệm của chúng ta – nói chính xác là “phần biết của tâm thức”, bị “nghiệp phong” thổi vào bên trong một sinh mệnh khác, không được lựa chọn. Tâm thức sẽ ở lại trong một thân thể khác và tiếp tục ở trong luân hồi, quá trình này sẽ lặp đi lặp lại cho đến khi chúng ta tìm được cách giải thoát.

“Từ vạn cổ cổng trời khai mở, mấy người đến mấy người trở về?”.

Chúng ta từng ở trong nhân thế không chỉ một lần luân hồi, sinh mệnh của chúng ta sớm đã mệt mỏi kiệt sức, bản tính càng ngày càng yếu ớt, điều gì khiến chúng ta quên đi bản lai của chính mình?

Bản lai sinh mệnh là ung dung tự tại vui vẻ. Chúng ta sống trong thế giới mê này, bị mê hoặc bởi những thứ chỉ có được trong khoảng thời gian ngắn ngủi. Trong cả đời truy cầu, chúng ta đã phạm phải đủ loại tội nghiệp. Những tội nghiệp này, tích lũy lại qua đời đời kiếp kiếp, trên thân mỗi người đều là nghiệp cuộn lấy nghiệp.

Phật Thích Ca Mâu Ni cách đây 2.500 đã nói, vào thời kỳ mạt Pháp, con người trên thế giới sẽ trở nên vô cùng xấu xa, cao tăng trong chùa cũng không thể tự độ, vạn ma xuất thế, vật chất bại hoại đầy khắp thế gian. Đạo đức của xã hội hiện nay đang trượt trên con dốc lớn, trượt xuống hàng ngày, việc trở về trong ánh sáng quang minh của sinh mệnh, phải chăng không đáng để mỗi chúng ta suy nghĩ hay sao? Làm sao để trở về đây, làm sao để thoát khỏi biển nghiệp mênh mông này?

Theo Tinhhoa