Tân Sinh

Ưu Đàm Hoa tỏa hào quang, Thánh Hoa khai nở nhân gian rạng ngời

Hoa trắng trong ngần, thân mảnh như tơ, nụ hoa hé nở, tỏa ánh hào quang… Thật tuyệt vời điềm lành Linh dị, hoa Ưu Đàm đang ở nhân gian.

Hoa Ưu Đàm được ghi nhận ngày 18/05/2018 tại nhà anh Lê Đình Việt, một học viên Pháp Luân Công tại Bình Dương, nụ hoa tỏa hào quang.

Phật Thích Ca Mâu Ni từng giảng, khi Ưu Đàm Bà La hoa khai nở, là lúc Đức Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế độ nhân. Loài hoa Ưu Đàm mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nhắc tới này hiện đang liên tục khai nở tại các nơi trên thế giới.

Điều đặc biệt là Hoa Ưu Đàm có thể nở trên bất kỳ vật liệu nào như sắt, thép, gỗ, đá,… kể cả trên nhựa tổng hợp vô cơ hay thực vật. 

Hoa Ưu Đàm nở nhiều ở Việt Nam, nhưng được nhiều người biết đến nhất tại nhà ông Lê Văn Mậu ở khu phố Ninh Tịnh 2, phường 9, TP Tuy Hòa – Phú Yên. Vì ông Mậu là một Thạc sỹ sinh học, nên ông đã nghiên cứu rất kỹ loài hoa này và khẳng định đây là loài hoa chứ không phải trứng côn trùng như một số người không chuyên môn nhận định.

24 bông Hoa Ưu Đàm nở tại nhà Thạc sỹ sinh học Lê Văn Mậu,  ở Phú Yên. (Ảnh: nld.com.vn)

Được biết, rất nhiều các học viên Pháp Luân Công khác cũng đã chứng kiến Hoa Ưu Đàm nở tại nhà của mình, điều này không hẳn là không liên quan, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguồn gốc của sự việc không hề ngẫu nhiên này.

Thứ nhất, phát hiện đầu tiên về loài hoa huyền thoại này là ở Hàn Quốc,  vào tháng 7/1997, trên bức tượng Phật của một ngôi chùa ở Kyungki-Do. Có 24 bông hoa dài khoảng 0,245cm mọc trên ngực của tượng Phật Như Lai, hàng trăm người dân đã đổ xô đến để chứng kiện sự xuất hiện hiếm hoi này.

Đến tháng 5 năm 2005, hoa lại được phát hiện trên tượng Phật Di Lặc, trong chùa Chính Giác ở thành phố Gyeongju, đây là ngôi chùa cổ 1000 năm tuổi, hòa thượng Kim Hải Nhật của chùa Chính Giác nhận định với báo giới, đây chính là “Ưu Đàm Bà La hoa” mà kinh Phật ghi lại.

Theo giới thiệu của Kim Hải Nhật hòa thượng, «Kim Cương Kinh» ghi lại rằng “Ưu Đàm Bà La hoa” ba nghìn năm mới nở một lần. Khi Ưu Đàm Bà La hoa khai nở, có ý là Chuyển Luân Thánh Vương đã tới nhân gian truyền Pháp độ nhân. Theo ký lục của Phật gia, năm 2005 chính là năm 3032. Xin lưu ý, Chuyển Luân Thánh Vương hay còn gọi là Pháp Luân Thánh Vương, cũng là danh xưng của Phật Di Lặc.

Nhiều người cho rằng, Phật Di Lặc chỉ xuất hiện sau hàng trăm triệu năm hay hàng tỉ năm nữa, đó là do không hiểu được rằng các không gian khác nhau có các thời gian khác nhau, các tầng trời khác nhau có các thời gian khác nhau. Ngay cả Phật Thích Ca cũng đã nói rõ rằng 2500 năm sau thời đại của ông là đến lúc tận cùng của mạt Kiếp rồi, cũng chính là lúc Pháp Luân Thánh Vương cần truyền Pháp của ngài để cứu độ chúng sinh rồi.

Điểm thứ hai cần nói đến, đó là Pháp Luân Công, không phải ngẫu nhiên tình cờ mà Pháp Luân Công đột nhiên xuất hiện trong giai đoạn này sau nhiều ngàn năm lưu truyền bí mật. Hiện nay Pháp Luân Công phổ biến khắp nơi trên thế giới với tên gọi đầy đủ là Pháp Luân Đại Pháp, một môn rèn luyện tinh thần và thể chất theo các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, giúp tìm về cội nguồn chân thực của sinh mệnh.

Pháp Luân Đại Pháp giúp nâng cao đạo đức, cải thiện sức khỏe và khai sáng tâm linh, kết hợp giữa “Tu dưỡng tâm tính & Luyện tập thân thể” nên còn gọi là pháp môn Tu Luyện.

Pháp Luân Đại Pháp là pháp môn tu luyện thuộc hệ thống Phật gia. (Xin lưu ý: Phật gia là một hệ thống lớn gồm rất nhiều trường phái tu luyện Phật Pháp, hầu hết đều bí mật và không theo hình thức tôn giáo, chỉ có rất ít đường lối trong đó chọn hình thức tôn giáo, ví dụ như Phật giáo).

Pháp Luân Đại Pháp tu luyện ngay giữa đời thường, không mang hình thức tôn giáo, thích hợp với mọi lứa tuổi, phù hợp tối đa với mọi tầng lớp xã hội, việc theo học hoàn toàn là tình nguyện.

Pháp Luân Đại Pháp vốn dĩ xưa nay lưu truyền bí mật, chỉ mới được truyền ra tại Trung Quốc năm 1992 theo hình thức người truyền người, tâm truyền tâm.

Pháp Luân Đại Pháp hiện có ở trên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, đem lại lợi ích to lớn cho hàng trăm triệu người, nhưng lại bị đàn áp phi lý vô nhân đạo tại chính nơi xuất xứ Trung Quốc, trái với công ước quốc tế về quyền con người.

TânSinh.Net

>> Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói về Hoa Ưu Đàm và Đức Chuyển Luân Thánh Vương

>> Dự ngôn của Phật Thích Ca Mâu Ni đối với Phật giáo thời kỳ mạt Pháp

>> Điều Kỳ Diệu này có thể bạn chưa biết