Máu lúc đông lúc lỏng, tượng chảy nước mắt, nhục thân bất hoại,… là những hiện tượng tâm linh mà cho đến nay khoa học vẫn không thể nào giải thích được!
1. Lọ máu “thần”: lúc đông lúc lỏng
Nhà thờ Napoli (Ý) có cất giấu một lọ máu từ thời thánh Januarius. Máu của thánh Januarius được một người phụ nữ có tên Eusebia giữ lại sau khi ông qua đời.
Januarius (còn gọi là Gennaro) là một giám mục của giáo phận Benevento (một thị trấn nhỏ gần Naples của nước Ý) và được phong “Thánh bổn mạng của Naples”.
Ngoài truyền thuyết cho rằng một giáo dân tên Eusebia đã giữ lại máu của Januarius khi ông bị hành hình thì không có tài liệu nào, ngay cả biên niên sử của Naples, đề cập việc lọ máu ấy được tạo ra như thế nào.
Chiếc lọ được xem như một thánh tích nổi tiếng của Thiên Chúa giáo, đặt trang nghiêm trong nhà thờ chính tòa Naples. Bề ngoài trông lọ khoảng 60ml, chứa một khối vật chất đặc khô chiếm nửa bình.
Cứ đến các tháng 5, 9, 12, khi thực hiện nghi lễ truy tôn Thánh Januarius, chiếc lọ được đưa ra, xoay chuyển để “phép màu” xuất hiện: “Khối vật chất ấy hóa lỏng ra, có khi ngay lập tức, có khi từ từ, vài giờ đến vài ngày… sau đó đông lại như cũ”.
Không những thế, một số hiện tượng khác cũng được ghi nhận như: sôi, sủi bọt, đổi màu từ đỏ thẫm sang đỏ hồng, thậm chí khi cân thấy tăng khối lượng. Có lúc khối ấy không hóa lỏng hết mà nổi thành viên nhỏ trên lớp chất lỏng.
Về việc khối vật chất ấy có thật sự là máu không, các nhà khoa học đã dùng máy đo quang phổ chiếu vào lọ vào các năm 1902 và 1989. Cả 2 lần đều xác nhận dấu vết của hemoglobin bên trong và có đầy đủ tính chất của máu người.
Các nhà khoa học từng đưa ra một số những nhận định về hiện tượng kỳ lạ trên nhưng chưa thực sự thuyết phục. Và đặc biệt không làm lay chuyển lòng tin mạnh mẽ của những tín đồ Công giáo vào “phép màu trăm năm” này.
Họ tin tưởng rằng hằng năm, nếu máu hóa lỏng là báo hiệu một năm an lành, còn nếu máu không lần nào hóa lỏng là điềm gở của thiên tai.
Điển hình là năm 1527, máu đông không hóa lỏng và 10,000 người tử vong trong một trận dịch quái ác. Đến năm 1980, một lần nữa “phép màu” không xảy ra và 3,000 người đã thiệt mạng trong một trận động đất thuộc miền Nam nước Ý.
2. Những bức tượng chảy nước mắt
Vào khoảng 10h sáng 5/3, ông Michael George, 52 tuổi – chủ nhà ở bang Sabah, Malaysia đã thông báo với một số người thân trong gia đình về hiện tượng kỳ lạ này.
Sau đó tin tức về tượng Đức mẹ đồng trinh Mary cao 33 cm biết khóc lan nhanh trên các mạng xã hội. Hàng ngày, có ít nhất 100 người tới nhà ông Michael đọc kinh, cầu nguyện trước tượng.
Rất nhiều người mộ đạo và hiếu kỳ đã đổ về Sacramento, California ở Mỹ, để chứng kiến một trong những sự kiện được cho là chỉ có thể tạo nên bằng phép màu nhiệm.
Đó là bức tượng đức mẹ đồng trinh Mary ở một nhà thờ của người Việt biết khóc. Những giọt nước mắt trông giống như những giọt máu.
Lần đầu tiên một cha xứ trong nhà thờ của người Việt tại Sacramento Mỹ thấy những “giọt nước mắt” trên gương mặt bức tượng Đức Mẹ nằm bên ngoài nhà thờ, ông tưởng đó là vệt bẩn nên đã lấy khăn lau đi.
Và sau đó có thể nhìn thấy rõ “dòng nước mắt” màu đỏ chảy từ khóe mắt trái xuống bờ áo của bức tượng.
3. Nhục thân bất hoại
Các tài liệu tôn giáo ghi nhận nhiều trường hợp các vị thánh “nhục thân bất hoại”. Điển hình là Thánh Bernadette (Lourder, Pháp). Bà qua đời ở tuổi 35. Và 30 năm sau đó (1909), vì một nghi lễ tôn giáo, nhà thờ đã khai quật mộ.
Đại diện nhà thờ, bác sĩ phẫu thuật và những người chứng kiến đã vô cùng kinh ngạc khi thấy thi thể của bà vẫn nguyên vẹn, dường như đang trong một giấc ngủ dài. Những lần khai quật sau đó vẫn luôn khiến mọi người phải kinh ngạc bởi di hài của bà vẫn nguyên vẹn.
Bên cạnh đó, thi hài của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII (Đấng triệu tập Thánh Công Đồng Chung Vatican II năm 1962) cũng tương tự. Ngài qua đời ngày 03/06/1963.
38 năm sau ngày ngài băng hà, Tòa Thánh tiến hành các thủ tục tôn phong Chân Phước cho ngài, khi mở quan tài để kiểm tra thì phát hiện xác chết của ngài không hề mảy may hư nát và thối rữa. Thời gian sau, ngài được tôn phong Chân Phước (Beautification).
Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu hiện tượng này, nhưng theo một hướng khác tuy nhiên vẫn chưa có lời giải.
Một giả thiết được đưa ra là trong những điều kiện môi trường, vật chất khá đặc biệt (như nhiệt độ, độ ẩm, yếm khí), vi khuẩn bị tiêu diệt làm quá trình phân rã theo tự nhiên không thể thực hiện.
Nhưng giả thiết này không phù hợp, vì khi họ đưa xác các Thánh ra điều kiện môi trường bình thường, nó cũng không bị hư nát. Cho đến nay, chưa có cơ sở nào để giải thích hiện tượng nhục thân bất hoại này cả.
Theo Yan