Nói đến phong thủy là mọi người thường nghĩ đến như âm trạch, dương trạch, thực ra ngoài âm dương nhị trạch ra thì phong thủy của tự thân cơ thể con người cũng không thể xem thường. Con người ta do khí âm dương của trời đất sinh ra, do đó tự nhiên cũng có khí âm dương ngũ hành…

Xem lại Kỳ 1

Vậy điều quan trọng nhất trong sinh hoạt thường ngày của một người là những gì? Đương nhiên là ăn rồi. Không ai có thể rời xa ngũ cốc tạp lương. Người xưa nói: Người là thép, cơm là sắt, một bữa không ăn đói mờ mắt. 

Đừng coi thường ăn uống, học vấn ăn uống rất rộng, hơn nữa nó còn có quan hệ rất lớn đến phong thủy. 

Ăn và phong thủy

Đông y giảng lục phủ ngũ tạng tương thông trong ngoài, đều có thuộc tính ngũ hành.

  • Can (gan) là phương Đông, Giáp Ất Mộc.
  • Phế (phổi) là phương Tây, Canh Tân Kim.
  • Thận là phương Bắc, Nhâm Quý Thủy.
  • Tâm (tim) là phương Nam, Bính Đinh Hỏa.
  • Tì (lá nách) là ở giữa, Mậu Kỷ Thổ.
Đông y giảng lục phủ ngũ tạng tương thông trong ngoài, đều có thuộc tính ngũ hành.
Đông y giảng lục phủ ngũ tạng tương thông trong ngoài, đều có thuộc tính ngũ hành. (William Creswell Flickr – CC BY 2.0)

Muốn biết mối quan hệ giữa ngũ cốc với thân thể và tác dụng của phong thủy đối với cơ thể người thì trước tiên phải làm rõ hỉ kỵ và màu sắc ngũ hành của mỗi mùa trong năm. Ví như:

  • Mộc (cây cối) gặp mùa Xuân thì phát triển thịnh vượng, màu sắc xanh tươi.
  • Hỏa (lửa) gặp mùa Hạ thì sinh, màu sắc đỏ.
  • Kim (kim loại) thịnh vượng vào mùa Thu, màu sắc trắng.
  • Thủy (nước) thịnh vượng vào mùa Đông, màu sắc đen.
  • Thổ (đất) thịnh vượng vào tháng cuối cùng của mỗi mùa, cũng có thể nói Thổ thịnh vượng vào 8 – 10 ngày hạ tuần mỗi tháng, màu sắc vàng.

Chúng ta biết sự vượng suy và màu sắc đại biểu cho ngũ hành của bốn mùa rồi thì sẽ tiếp tục bàn về mối quan hệ bổ sung tương hỗ giữa ngũ hành của món ăn và thân thể con người.

Người xưa nói: “Thuốc bổ không bằng ăn bổ”, căn cứ vào sự thay đổi của mùa, dùng các món ăn ngũ sắc để bổ dưỡng cho ngũ tạng là công hiệu nhất để giữ sức khỏe. 

Người xưa nói: "Thuốc bổ không bằng ăn bổ", căn cứ vào sự thay đổi của mùa, dùng các món ăn ngũ sắc để bổ dưỡng cho ngũ tạng là công hiệu nhất để giữ sức khỏe.
Người xưa nói: “Thuốc bổ không bằng ăn bổ”, căn cứ vào sự thay đổi của mùa, dùng các món ăn ngũ sắc để bổ dưỡng cho ngũ tạng là công hiệu nhất để giữ sức khỏe. (Wikimedia Commons)
  • Mùa Xuân cây cối tốt tươi, đâm chồi nảy lộc. Màu sắc chính của mùa xuân là màu xanh. Thức ăn nhập Can, dưỡng Can âm, có tác dụng tốt giữ sức khỏe của Can tạng.
  • Mùa Hạ hỏa thịnh, màu sắc chính của Hỏa là màu đỏ. Thức ăn màu đỏ có thể bổ dưỡng hệ tim mạch huyết dịch, do đó mùa hè nên thường ăn thức ăn màu đỏ.
  • Mùa Thu kim vượng, trong thân thể người thì phổi có ngũ hành thuộc kim. Mùa thu phổi khô nóng, màu trắng, thuộc kim, do đó bổ âm, nhuận phế, thanh nhiệt thì nên ăn thức ăn màu trắng.
  • Mùa Đông thủy thịnh, thận thuộc phương Bắc, Nhâm Quý Thủy. Do đó, mùa đông nên ăn thức ăn màu đen bổ thận.
  • Thổ (đất) màu vàng, đối ứng với công năng của tì vị. Tháng cuối của mỗi mùa thì Thổ vượng, theo Thiên số giảng, mỗi ngày đều có thời giờ mà Thổ làm chủ, do đó khoảng thời gian này thức ăn màu vàng rất quan trọng, bảo vệ sức khỏe tì vị.

Từ ngũ hành điều chỉnh phong thủy

Trong đời sống hàng ngày, con người thường biểu hiện hỷ (vui thích), nộ (tức giận), ai (đau buồn), lạc (vui vẻ), những tâm trạng này cũng phân thành ngũ hành.

Người xưa nói: Tức giận quá hại gan, lo sợ quá hại thận, vui mừng quá hại tâm, đau buồn quá hại phổi.
Người xưa nói: Tức giận quá hại gan, lo sợ quá hại thận, vui mừng quá hại tâm, đau buồn quá hại phổi. (Max Pixel)

Người xưa nói: Tức giận quá hại gan, lo sợ quá hại thận, vui mừng quá hại tâm, đau buồn quá hại phổi. Tâm trạng con người cần ổn định, vui quá, buồn quá cũng đều không tốt cho thân thể. Do đó có câu danh ngôn rằng:

Vinh, nhục chẳng kinh, nhìn hoa nở hoa tàn
Đi, ở vô ý, ngắm mây cuộn mây trôi
Nhàn lên núi cao xem hổ đấu
Buồn đến đầu cầu ngắm cá bơi

Đó cũng là sự theo đuổi lý tưởng của các tao nhân mặc khách và những quan viên hiển đạt từ thời xưa đến nay. Ngoài thời gian làm việc ra, có thời gian nhàn rỗi du sơn ngoạn thủy, thư giãn thân tâm, cảm nhận hơi thở của thiên nhiên, hòa mình với thiên nhiên, nuôi dưỡng tâm tình. Cũng có thể ngồi thuyền trôi theo làn sóng xanh, hoặc leo núi cảm nhận ý cảnh thu muôn dặm vào tầm mắt… Tất cả những điều này đều có lợi ích rất lớn đối với sức khỏe của tâm và thân.

Nếu có thời gian nhàn rỗi nên du sơn ngoạn thủy, hòa mình với thiên nhiên, nuôi dưỡng tâm tình. Tất cả những điều này đều có lợi ích rất lớn đối với sức khỏe của tâm và thân.
Nếu có thời gian nhàn rỗi nên du sơn ngoạn thủy, hòa mình với thiên nhiên, nuôi dưỡng tâm tình. Tất cả những điều này đều có lợi ích rất lớn đối với sức khỏe của tâm và thân. (Miền công cộng)

Ngay cả ăn mặc thời trang cũng gắn liền với ngũ hành, phong thủy không nơi nào không có. Ví dụ trong giờ sinh của bạn nhật chủ là Hỉ Hỏa, vậy khi mặc y phục nên lấy gam màu đỏ làm chủ đạo. Nếu nhật chủ là Hỉ Thủy, thế thì trang phục nên lấy gam màu đen làm chủ đạo. Nếu nhật chủ là Hỉ Mộc, thế thì bạn nên lựa chọn gam màu xanh. Nếu nhật chủ là Hỉ Kim thì trang phục nên chọn gam màu trắng. Nếu nhật chủ là Hỉ Thổ thì lựa chọn gam màu vàng là chính xác.

Nguyện vọng lớn nhất của con người là tăng phúc tăng thọ, bình an cát tường. Thế nên xem phong thủy dương trạch rồi lại xem phong thủy âm trạch. Dù là phong thủy âm, dương trạch thì cũng là sự tích tụ từng chút từng chút, và ứng đối với phong thủy bản thân mà khởi tác dụng. Do đó cần coi trọng hành vi và phẩm hạnh. Người gian xảo tà ác thì cho dù có phong thủy âm trạch, dương trạch tốt thì kết cục cũng sẽ không tốt.

Phong thủy lớn nhất chính là Đức

Thánh nhân xưa nói: “Đức xứng với Trời Đất thì Trời ắt sẽ bảo hộ”. Phong thủy lớn nhất của con người chính là đức, chỉ khi có đạo đức tốt đẹp, nhân ái, thiện lương và cái tâm cảm ân thì mới có đầy năng lượng chính. 

Người xưa nói: “Âm dương, phong thủy bảo hộ người thiện lương, kẻ trộm cắp tà dâm thì khó có được phúc”; “Nhà tích thiện có thừa phúc lành”; “Đức xứng Trời Đất là con đường chân chính”.

Phong thủy lớn nhất của con người chính là đức, chỉ khi có đạo đức tốt đẹp, nhân ái, thiện lương và cái tâm cảm ân thì mới có đầy năng lượng chính. 
Phong thủy lớn nhất của con người chính là đức, chỉ khi có đạo đức tốt đẹp, nhân ái, thiện lương và cái tâm cảm ân thì mới có đầy năng lượng chính.

Danh thần thời Tống, Phạm Trọng Yêm, xuất thân bần hàn, thời còn trẻ gia cảnh rất khó khăn, sau làm quan đến chức Tể tướng. Ông lấy bổng lộc của mình ra mua ruộng đất, rồi chia cho những người nghèo khổ không có ruộng đất canh tác. 

Có một lần, ông mua một ngôi nhà ở Tô Châu, một thầy phong thủy hết lời khen nhà này phong thủy cực tốt, con cháu đời sau nhất định sẽ làm quan lớn vinh hiển gia tộc. Phạm Trọng Yêm nghe xong, lại lập tức đem ngôi nhà này ra quyên góp, mở một trường học. Bởi ông cho rằng, để cho con cháu của người dân trong thành Tô Châu đều có thể thành tài, so với một nhà hưởng phúc một mình, chẳng phải tốt hơn sao?

Tục ngữ nói: “Giàu không quá ba đời”, nhưng gia tộc của Phạm Trọng Yêm lại hưng vượng đến hơn 800 năm, chính là nhờ ông và con cháu đời sau đã biết nuôi dưỡng Đức.

Vạn vật sinh thành theo quy luật
Phong thủy thân thể chứa ngũ hành
Xuân Hạ Thu Đông chia tứ quý
Ngũ vị, ngũ sắc nói rõ ràng
Đức xứng trời đất vận mệnh tốt
Trong nhà có Phật tọa trung đường

 

 Theo : NTD