Đồ trang sức của hoàng hậu Ai Cập Cleopatra là một sản phẩm công nghệ cao. Phát hiện của giới khảo cổ đã gây chấn động giới học thuật.

1Tranh sơn dầu – Nữ hoàng Cleopatra. (Ảnh: John William Waterhouse/Wikimedia Commons)

Nếu người xưa đã biết sử dụng bóng đèn điện, thì họ hẳn cũng biết sử dụng công nghệ mạ điện để làm đồ trang sức. Điều này nghe có vẻ khó tin.Thời cổ đại đã có điện năng và bóng đèn điện ư? Tuy vậy, những chuyện đáng kinh ngạc như vậy đã được các nhà khảo cổ học phát hiện từ các văn vật được khai quật trên thế giới.

Trong văn thơ cũng như các tác phẩm nghệ thuật của Ai Cập, Hoàng hậu Cleopatra đều được miêu tả là một người phụ nữ xinh đẹp vô song, tượng trưng cho vẻ đẹp và trí tuệ. Tương tự như kim tự tháp, các xác ướp cũng như những bí ẩn liên hệ với nền văn hóa cổ đại này, người ta rất muốn biết vẻ đẹp thật sự của vị nữ vương này rốt cục ra sao.

Tại lăng mộ của Cleopatra, người ta đã tìm thấy rất nhiều đồ trang trí tinh xảo, bao gồm cả đồ trang sức mạ điện.

Phụ nữ thời Ai Cập cổ đại đều thích làm đẹp, và hầu như tất cả mọi người đều đeo đồ trang sức. Trong số các đồ trang trí Ai Cập cổ đại, nhiều đồ trang sức hợp kim được chế tạo bằng công nghệ mạ điện. Nếu không có điện vào thời điểm đó, thì chắc chắn không thể thực hiện được công nghệ mạ điện dạng này.

Hình vẽ bóng đèn điện trên bức tranh tường

Vào đầu thế kỷ 19, nhà khảo cổ học Norman đã tỏ ra rất ngạc nhiên khi khảo sát một trong những Kim tự tháp lớn nhất Ai Cập. Ông tự hỏi:

Những người Ai Cập cổ đại đã sử dụng cái gì để chiếu sáng vùng tối trong kim tự tháp khi đục khắc các bức tranh tường như vậy? Đây là một bí ẩn bởi các nhà khảo cổ không tìm thấy bất kỳ dấu vết nào của lửa tại hiện trường. Có thể thấy rằng người Ai Cập cổ đại đã không sử dụng đuốc hoặc đèn dầu, mà dường như là các công cụ chiếu sáng “không để lại vết tích” như đèn pin.

Tại một hang động bên trong Đại Kim tự tháp, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra các dấu tích trên các bức tranh tường được người Ai Cập cổ đại để lại về việc sử dụng đèn điện và đèn pin. Trên các bức tranh tường được chạm khắc, có những hình vẽ rõ ràng như pin và bóng đèn cổ đại. Một số học giả cho rằng ngay từ 4.000 năm trước, Ai Cập đã sử dụng đèn pin của người Babylon để xây kim tự tháp.

2Có bằng chứng về việc sử dụng đèn điện trong các bức tranh tường Ai Cập. (Ảnh: Viện nghiên cứu cổ đại/flickr)

Sau khi tiến hành tất cả các nghiên cứu và so sánh, các nhà nghiên cứu phát hiện ra bóng đèn điện được chế tạo bởi người Ai Cập cổ đại trông rất giống với ống Crookes.

Màu của ống thủy tinh trong ống Crookes rất mỏng. Đó là một loại ống chân không cao. Ống thủy tinh được bịt kín bằng các điện cực ở cả hai đầu. Nếu một điện áp cao được nối vào các điện cực ở hai đầu, một luồng ánh sáng sẽ xuất hiện ở giữa hai cực. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng không khí trong ống thủy tinh có cường độ ánh sáng khác nhau và màu sắc được tạo ra sau khi bật nguồn cũng khác nhau.

Trên các bức tranh tường trong hang động, người Ai Cập cổ đại đã sử dụng nguyên tắc này để tạo ra điện và ánh sáng.

3Hình khắc nổi bóng đèn điện trên bức tường phía nam – hầm mộ phía nam của đền thờ thần Hathor tại Dendera – Ai Cập. (Ảnh: thunderbolts.com)

4Bóng đèn Crookes. (Ảnh: uvm.edu)

5So sánh cấu tạo giữa bóng đèn được mô tả tại đề thờ thần Hathor, Dendera, Ai Cập và bóng đèn hồ quang thời hiện đại. (Ảnh: africancreationenergy)

Nhà khảo cổ học Von Däniken cùng các đồng nghiệp đã tạo ra mô hình bóng đèn này trong phòng thí nghiệm và nó đã hoạt động , phát ra ánh sáng tím.

Von Däniken đã sử dụng cùng loại thông số về kích thước, bao gồm hai thanh kim loại giống như cánh tay kéo dài đến đầu to của bóng đèn, và một sợi dây kết nối những chùm đó với “đui đèn” ở đầu bên kia.

6
Trái: Von Däniken và đồng nghiệp trong thí nghiệm mô phỏng bóng đèn tại đền thờ Hathor, phải: bóng đèn mô phỏng phát ánh sáng tím (ảnh: thelivingmoon.com)

 

Khám phá pin cổ

Hơn 40 năm trước, nhà khảo cổ học người Đức Wijmus Konig đã phát hiện ra bằng chứng về việc sử dụng điện công nghiệp thời cổ đại trong các bảo tàng ở Iran. Trên ngọn đồi nổi tiếng có tên Khajut Rahu ở vùng ngoại ô Baghdad, Iraq, các nhà khảo cổ học đã khai quật và phát hiện được một thứ rất kỳ lạ. Đó là có rất nhiều chai gốm, nút cổ chai được phủ nhựa đường, ở giữa lỗ hổng được chèn một thanh thép. Könige cho rằng chai gốm này trông rất giống với pin hiện đại, sau này được gọi là “pin Babylon”.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng các pin cũ được sử dụng trong thời cổ đại này được chế tạo bởi người Parthia ở Baghdad (khoảng 250 trước Công nguyên đến năm 224 sau Công nguyên).

7Pin điện cổ đại, được trưng bày tại Viện bảo tàng Bát-đa. (Ảnh: BBC)

Các nhà khoa học đã mô phỏng thành công pin cổ đại

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, có một nhà khoa học tên là Willard FM Grey làm việc tại tập đoàn General Electric ở thành phố Pittsfield, Massachusetts. Ông đã mô phỏng một bản sao của pin Babylon trong một phòng thí nghiệm điện áp cao giống như cách làm từ hai nghìn năm trước. Khi ông bật công tắc kết nối mô hình pin cổ với điện kế, một dòng điện thực sự đã được tạo ra!

8Thí nghiệm mô phỏng pin điện cổ đại ở Ai Cập cho ra dòng điện. (Ảnh: thelivingmoon)

Mô hình pin 2.000 năm tuổi được ông Grey mô phỏng là một chai gốm chứa đầy rượu vang, iốt lưu huỳnh đồng, axit sunfuric muối… các hóa chất để sản sinh năng lượng. Kết quả cho thấy mô hình này đã sản sinh điện áp 0,5 volt, kéo dài liên tục trong 18 ngày.

Hiện vẫn chưa có câu trả lời cho việc mạ điện của các nghệ nhân sản xuất đồ trang sức thời cổ đại. Mô hình pin của ông Gray hoạt động tốt với đồng sunfat, vì vậy ông suy đoán rằng người cổ đại đã sử dụng axit axetic hoặc axit citric để mạ sắt với kết quả tốt hơn. Ông cho rằng độ axit càng cao, nồng độ càng cao thì hiệu quả mạ điện càng tốt.

9Cấu tạo pin điện cổ đại. (Ảnh: pintertest, việt hóa: TTVN)

Thí nghiệm này với pin Babylon chứng minh rằng người Babylon xưa kia đã biết sử dụng điện.

Ngoài ra, các nhà khảo cổ học đã khai quật thêm nhiều vật phẩm mạ điện tại thành phố Babylon, Iraq ngày nay, và các nhà khảo cổ học suy đoán rằng kỹ thuật mạ điện đã tồn tại trong thời kỳ cổ đại đó. Ann Thomas, trong cuốn sách Lost Civilization (tạm dịch: Nền văn minh thất lạc), cho biết Tiến sĩ Schneider đã phát hiện ra bằng chứng về việc sử dụng các thiết bị mạ điện ở Ai Cập cổ đại.

Ngọn đèn nghìn năm không tắt

10Đền thờ Ai Cập cổ đại. (Ảnh: Viện nghiên cứu cổ đại/flickr)

Điều tuyệt vời nhất về những ngôi mộ cổ được phát hiện trên khắp thế giới là các ngọn đèn chiếu sáng bên trong, nhiều trong số chúng vẫn đang tiếp tục phát sáng khi được phát hiện.

Rất nhiều di tích đền thờ cổ được các nhà khảo cổ học khai quật ở rất nhiều khu vực đều chứa bên trong những ngọn đèn chiếu sáng vĩnh cửu. Sanctus Aurelius Augustinus – người được tôn kính như một “vị thánh”, từng nói rằng ngay cả gió hay nước cũng không thể dập tắt được các ngọn đèn này.

Theo sử sách ghi chép, Numa Pompilius, vị vua thứ hai của thành Rome, đã thắp sáng một ngọn đèn trên mái vòm ngôi đền. Và ánh sáng từ ngọn đèn đó chưa bao giờ tắt.

Nếu điều này là thật, thì làm cách nào để dự trữ điện năng cho ngọn đèn vĩnh cửu này? Các nhà khảo cổ học vẫn chưa hoàn thành công trình nghiên cứu này. Nhưng những khám phá khảo cổ mới cho đến nay đã đủ để phá vỡ và thay thế một số lý thuyết cứng nhắc trong sách giáo khoa hiện đại. Mặc dù sự thật về khoa học và công nghệ cổ đại vẫn chưa được biết đến từ các di tích khảo cổ lẻ tẻ, nhưng manh mối khoa học và ý nghĩa văn hóa phong phú của thời cổ đại đã để lại cho chúng ta nhiều kho báu nghệ thuật kỳ bí.

Theo Đại Kỷ Nguyên