Dù cách biệt bởi địa hình, văn hóa, tín ngưỡng… thế nhưng, trong thần thoại và truyền thuyết của rất nhiều các quốc gia khác nhau đều đề cập đến một sự kiện mang tính hủy diệt, chính là Đại Hồng Thủy. Tương tự, có một sự kiện được tiên đoán từ trước đã thật sự phát sinh vào cuối thế kỷ 20 và vẫn tiếp diễn cho tới tận ngày nay.
Trong phần này chúng ta sẽ cùng phân tích một bộ dự ngôn nổi tiếng tại Hàn Quốc – Cách Am Di Lục (Gyeokamyurok), một cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc).
Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người thông hiểu thiên văn và địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tương truyền «Cách Am Di Lục» là do một vị Thần nhân ở núi Kim Cương (là một ngọn núi ở Bắc Triều Tiên) truyền miệng và được Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ.
«Cách Am Di Lục» được cất giấu khỏi thế gian trong 450 năm. Năm 1986, một học giả người Hàn Quốc, có họ là Tân, lần đầu tiên bắt đầu khảo cứu ý nghĩa của quyển sách này. Đến cuối những năm 1980, quyển sách này đã trở thành một đề tài nóng bỏng ở Nam Triều Tiên (Hàn Quốc).
Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một “Pháp lớn” hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt.
Để có thể phá giải Cách Am Di Lục, người viết đã đọc hơn 80 bộ dự ngôn Hàn Quốc, cũng như lĩnh hội các sách tiên tri khác của cả Đông và Tây phương như Thôi Bối Đồ của Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong, Thiêu Bính Ca của Lưu Bá Ôn, Mai Hoa Thi của Thiệu Khang Tiết, hay Các Thế Kỷ của Nostradamus…
Cách Am Di Lục có đặc điểm khác biệt với các dự ngôn khác. Toàn bộ nội dung Cách Am Di Lục theo một phong cách đặc định, tựa như một bộ sử thi, một bản giao hưởng về vận mệnh, một tòa bảo tàng lịch sử, triển hiện trận chiến giữa Đạo và ma, giữa Thiện và ác, tất cả đều xoay quanh một môn tu luyện Phật gia đang bị đàn áp tại Trung Quốc – Pháp Luân Đại Pháp.
Với khí thế hùng hồn, tựa như một dòng sông chảy không ngừng nghỉ, thuật lại tiến trình lịch sử bi tráng huy hoàng ngày hôm nay. Nó như một tiếng chuông cảnh tỉnh thế nhân, rằng người tu luyện đắc Đạo thì vĩnh viễn sinh tồn, kẻ đàn áp người tu Đạo thì vĩnh viễn diệt vong.
Trong Cách Am Di Lục, thiên đầu tiên “Nam Sư Cổ bí quyết” là một thiên cực kỳ trọng yếu, khởi tác dụng “vẽ rồng điểm mắt” đối với toàn bộ cuốn sách. Cũng là nói rằng, chỉ cần phá giải “Nam Sư Cổ bí quyết” là có thể đem toàn bộ nội dung chủ yếu của «Cách Am Di Lục» ra nói mạch lạc. Vì độ dài của bài viết, xin phép chỉ trích dẫn một số đoạn trong thiên đầu tiên mà được cho là trọng yếu nhất.
Hán Việt
Lưỡng cung song Ất tri ngưu mã; Điền hề tùng kim cấn hoa cung.
Tinh thoát kỳ hữu mễ bàn tự; Lạc bàn tứ nhũ thập trọng sơn.
Bát lực thập nguyệt nhị nhân tầm; Nhân ngôn nhất đại thập bát thốn.
Tạm dịch
Cặp cung đôi Ất biết trâu ngựa; Ruộng này từ cung dâm bụt vàng
Tinh bỏ phần hữu còn chữ mễ; Rụng đi bốn nhũ mười núi nặng
Tám lực mười trăng hai người tìm; Lời người một lớn mười tám thốn
Giải: “Lưỡng cung song Ất tri ngưu mã”: Trời sinh nhất, nhất sinh lưỡng nghi, “lưỡng cung” hoặc “cung cung” (弓弓) ám chỉ Thái Cực đồ, cũng là Đạo gia. “Song Ất” tức “Ất Ất” (乙乙), Ất+Ất = “乙”+”乙” = “卍”, “song Ất” chỉ đích thị phù hiệu chữ Vạn “卍” của Phật gia. “Lưỡng cung song Ất” chính là chỉ hai gia lớn là Phật và Đạo.
“Ngưu mã” (trâu ngựa) ở đây với “điền” (田) trong câu tiếp là có quan hệ, ngụ ý trâu ngựa cày cấy thu hoạch trên thửa ruộng. “Điền hề tùng kim cấn hoa cung”: “Điền” (田), là “điền” (ruộng) của hoa dâm bụt màu vàng (“kim cấn hoa cung”). Ở đây không phải chỉ “ruộng” với thổ nhưỡng, mà là một loại đồ hình, đồ hình có cung màu vàng như hoa. Như vậy, “điền” (田) ở đây với “lưỡng cung song Ất” ở trên là có liên quan, ý là trong “cung dâm bụt vàng” có hình tượng “lưỡng cung song Ất”.
“Tinh thoát kỳ hữu mễ bàn tự”: Chữ “tinh” (精) bỏ đi phần bên phải (“hữu”) chính là chữ “mễ” (米). “Lạc bàn tứ nhũ thập trọng sơn”: “Lạc” là rụng đi, rụng đi “tứ nhũ”, tức chữ “mễ” (米) rụng đi bốn dấu phẩy (“tứ nhũ”) ở Đông Nam, Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam chỉ còn lại chữ “thập” (十).
Bốn câu bí ngữ ở trên miêu tả một đồ hình, “Lưỡng cung song Ất tri ngưu mã; Điền hề tùng kim cấn hoa cung” chỉ ra một thứ gì đó với rất nhiều hình thái. Có Thái Cực, cũng có phù hiệu chữ Vạn “卍”. Hai câu sau “Tinh thoát kỳ hữu mễ bàn tự; Lạc bàn tứ nhũ thập trọng sơn” nói với chúng ta vị trí các Thái Cực (bao gồm Tiên thiên Đại Đạo) và phù hiệu chữ Vạn “卍” trong đồ hình này. Vậy là, dùng bốn câu này miêu tả tổng thể, phác họa đồ hình Pháp Luân.
Đồ hình Pháp Luân với các Thái Cực và phù hiệu chữ Vạn “卍”, biểu tượng của Pháp Luân Đại Pháp (Ảnh theo Chánh Kiến Net)
“Bát lực thập nguyệt nhị nhân tầm”: “bát lực nguyệt nhị nhân” (八力月二人) ghép lại thành chữ “thắng” (勝) (tiếng Hán phồn thể), “Bát lực thập nguyệt nhị nhân tầm” hợp lại thành “thập thắng” (十勝). “Thập thắng” này xuất hiện nhiều lần trong toàn cuốn sách, ở đây lấy hình thức câu đố chữ để đưa ra lần đầu tiên.
“Nhân ngôn nhất đại thập bát thốn”: “nhân ngôn” (人言) hợp thành chữ “tín” (信), “nhất đại” (一大) hợp thành chữ “thiên” (天), “thập bát thốn” (十八寸) hợp thành chữ “thôn” (村), hợp lại hết thành “tín thiên thôn” (tin vào thôn ở trên trời, ngụ ý tín tâm tu luyện). Vậy còn “thập thắng” là gì? Phật gia coi vũ trụ như thế giới mười phương, còn Đạo gia giảng Thái Cực, theo Chu Dịch nói thì “cửu cung gia nhất” tức là “thập thắng”; bởi vậy, “thập thắng” (十勝) chỉ Pháp mà Phật gia giảng, hoặc Đạo mà Đạo gia giảng, ở đây chỉ chân Pháp lý của vũ trụ.
Hán Việt
Dục thức song cung thoát kiếp lý; Huyết mạch quán thông hỉ nhạc ca.
Dục thức thương sinh an tâm xứ; Tam phong lưỡng bạch hữu nhân xứ.
Cẩm Thành Cẩm Thành hà Cẩm Thành; Kim bạch thổ thành Hán Thủy biên.
Kê minh long khiếu hà xứ địa; Ấp giả khê biên thị Cẩm Thành.
Tạm dịch
Muốn biết cặp cung lý thoát kiếp; Mạch máu thông suốt nhạc mừng vui
Muốn nhắc thương sinh chốn an tâm; Ba phong hai trắng nơi có người
Thành gấm thành gấm thành gấm nào; Thành đất vàng trắng bên sông Hán
Gà gáy rồng kêu ở đất nào; Ấp cạnh khe suối là thành gấm.
Giải: “Dục thức song cung thoát kiếp lý; Huyết mạch quán thông hỉ nhạc ca”: Đây là đạo lý duy nhất giải thoát khỏi kiếp nạn, Pháp Luân Đại Pháp có thể khiến người luyện công huyết mạch thông suốt, giải quyết vấn đề chữa bệnh khỏe người mà y học hiện đại không giải quyết được. Câu trên chỉ rõ người tu luyện sẽ có âm nhạc luyện công, chỉ cần luyện công này sẽ giúp “huyết mạch quán thông”, bao nhiêu bệnh tật đều tiêu mất, đạt được trường thọ trường sinh (hiệu quả thần kỳ về sức khỏe và tinh thần của Pháp Luân Đại Pháp đã được thế giới công nhận).
“Dục thức thương sinh an tâm xứ; Tam phong lưỡng bạch hữu nhân xứ”: Chúng sinh muốn tìm một nơi an tâm, thì cần phải biết về “tam phong” và “lưỡng bạch”. “Chân-Thiện-Nhẫn” là “tam phong”; ngôn ngữ thiển bạch, đạo lý minh bạch là “lưỡng bạch”, cũng có giải thích khác là tâm trắng và thân trắng (tính mệnh song tu), hoặc nãi bạch thể và tịnh bạch thể (hai giai đoạn tu luyện thân thể người được nhắc trong Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính yếu của Pháp Luân Đại Pháp).
“Cẩm Thành Cẩm Thành hà Cẩm Thành; Kim bạch thổ thành Hán Thủy biên”: Cách Am Di Lục là dự ngôn Hàn Quốc, do vậy không thể thiếu nội dung nói về Hàn Quốc. Ở đây giảng về địa điểm truyền Pháp tại Hàn Quốc. “Tam phong lưỡng bạch” tại “Cẩm Thành”. Như vậy “Cẩm Thành” là ở đâu? “Kim bạch thổ thành Hán Thủy biên”. Câu này thực tế là nhắm vào địa phương truyền bá Pháp Luân Đại Pháp sớm nhất tại Hàn Quốc. “Kim bạch” tức hướng Tây, “thổ thành” ngụ ý thôn, ở vào “Hán Thủy biên”, tức bên bờ sông Hán. Như vậy “Cẩm Thành” ở đây là chỉ “Hán Thành”, tức Seoul, nơi có sông Hán từ Bắc Triều Tiên chảy qua, và địa điểm này là ngoại thành phía Tây thành phố Seoul.
“Kê minh long khiếu hà xứ địa; Ấp giả khê biên thị Cẩm Thành”: “Kê minh long khiếu” (gà gáy rồng kêu) chính là “Kê Long”. “Kê Long” là tên một ngọn núi ở Hàn Quốc nổi tiếng có linh khí, là đại từ ngụ ý tu luyện. Như vậy đất này là đất nào? Là “ấp cạnh khe suối”, đây là “Cẩm Thành”.
“Ấp” là thôn, “ấp giả” là thôn dân, tức vùng ngoại thành Seoul, nơi thôn dân sinh sống. Khi ghép chữ đầu câu “Kim bạch thổ thành Hán Thủy biên” với chữ đầu câu “Ấp giả khê biên thị Cẩm Thành”, thì được một địa danh cụ thể – Kim Thôn! (“Ấp” là thôn, Kim Ấp là Kim Thôn). Kim Thôn chính là một thôn ở Pha Châu, phía Tây Bắc thành phố Seoul. Tại đây, Cách Am Di Lục chỉ rõ Kim Thôn thuộc “Cẩm Thành” là địa điểm hoằng Pháp sớm nhất tại Hàn Quốc.
Các học viên Pháp Luân Đại Pháp Hàn Quốc chúc mừng sinh nhật Đại Sư Lý Hồng Chí (Ảnh theo Minh Huệ Net)
>> Hàng loạt dự ngôn, tiên tri, hiện tượng siêu thường đều nói tới một đại sự (Phần 1)
Hán Việt
Hảo sự đa ma thử thị nhật; Song khuyển ngôn tranh thảo thập khẩu.
Tạm thời tạm thời bất miễn ách; Cửu chi gia nhất tuyến vô hình.
Thập thắng lưỡng bạch tri khẩu nhân; Bất cố tả hữu tiền tiền tiến.
Tử trung cầu sinh nguyên chân lý; Xuất tử nhập sinh tín thiên thôn.
Tạo thứ bất li giá thượng đài; Thản thản đại lộ vĩnh bất biến.
Hữu hình vô hình lưỡng đại trung; Đạo thông thiên địa vô hình ngoại.
Triệu Ất thỉ khẩu Chân Giác nhân; Kỳ thiên đảo Thần thời bất hưu.
Ác tội mãn thiên phán đoan nhật; Hàm Dương tam nguyệt gia an tại.
Thanh hòe mãn đình chi nguyệt; Bạch dương vô nha chi nhật.
Địa thử nữ ẩn nhật; Tam sàng hậu ngọa.
Tạm dịch:
Việc tốt lắm ma là ngày này; Đôi chó tranh lời cỏ mười miệng
Tạm thời không miễn được tai ách; Chín chi thêm một đường vô hình
Thập thắng hai trắng biết miệng người; Bất chấp xung quanh tiến về trước
Trong chết cầu sống vẫn nguyên chân lý; Thoát chết mà sống tin thôn trên trời
Vội vàng mà không rời đài này; Bình thản đường lớn mãi bất biến
Có hình vô hình giữa hai lớn; Đạo thông thiên địa ngoài vô hình
Triệu lời thề thốt người Chân Giác; Cầu trời khấn Thần không được ngưng
Tội ác rợp trời ngày tháng Giêng, Hàm Dương tháng Ba nhà yên ổn
Tháng mà hòe xanh khắp sân; Ngày mà bạch dương không mầm
Đất chuột nữ ẩn ngày; Ba giường nằm sau.
Giải: Mười hai câu này cực kỳ trọng yếu. Nó chỉ rõ Pháp Luân Đại Pháp sẽ gặp phải trấn áp, nhưng đây chỉ là tạm thời, giữ vững Đại Pháp cuối cùng đắc thắng.
“Hảo sự đa ma thử thị nhật”: Việc tốt hay gặp trắc trở, Pháp Luân Đại Pháp phát triển mạnh mẽ dẫn tới một số dị nghị, có người vì vậy mà phải vào tù, khó miễn nỗi khổ lao ngục.
“Song khuyển ngôn tranh thảo thập khẩu”: “Song khuyển ngôn tranh” là một câu đố chữ, chú khuyển đầu tiên là chữ “犭”, tranh nhau chữ “ngôn” (言) ở giữa với chú khuyển thứ hai là chữ “khuyển” (犬), hợp lại thành chữ “ngục” (狱). “Thảo” (草) tức “thảo” (艹), “thảo” (艹) cộng thêm chữ “thập” (十) và chữ “khẩu” (口) chính là chữ “khổ” (苦). “Song khuyển ngôn tranh thảo thập khẩu” hợp thành “ngục khổ”, nhiều người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp sẽ phải chịu nỗi khổ tù đày.
“Tạm thời tạm thời bất miễn ách”: Pháp Luân Đại Pháp khẳng định sẽ gặp phải trấn áp, nhưng trấn áp chỉ là tạm thời, là ngắn ngủi, chứ không kéo dài lâu. “Cửu chi gia nhất tuyến vô hình”: Chín cộng thêm một là mười, tức “thập thắng”. Đây là “Đại Đạo vô hình” (tuyến vô hình), cuối cùng giành thắng lợi (thập thắng).
“Thập thắng lưỡng bạch tri khẩu nhân; Bất cố tả hữu tiền tiền tiến”: “tri khẩu nhân” có thể giải ở ba phương diện:
- Đồng âm với “địa cầu nhân” (người trái đất) trong tiếng Hàn.
- Đồng âm với “trì cửu nhân” (người giữ vững lâu dài) trong tiếng Hàn.
- Chữ “khẩu” (口) có bốn phương, tức là Địa, “tri khẩu nhân” tức là người thông hiểu chuyện thế gian.
Từ ba phương diện này, có thể nói những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp biết hết thảy đều là tạm thời, họ sẽ vẫn “Bất chấp xung quanh tiến về trước“, vứt bỏ sinh-tử để duy hộ Pháp của vũ trụ, trong ma nạn mà kiên định không thay đổi.
“Tử trung cầu sinh nguyên chân lý; Xuất tử nhập sinh tín thiên thôn”: Những người tu luyện vì bảo vệ Pháp Luân Đại Pháp mà đối diện với đàn áp điên cuồng, đối diện với tù đày, giam ngục, đối diện với tra tấn, và thậm chí là cái chết, nhưng vẫn không sợ hãi.
Hình ảnh mô tả lại các học viên Pháp Luân Công bị mổ cướp nội tạng khi còn sống không qua gây mê. (Ảnh từ ĐKN)
>>> Hàng loạt dự ngôn, tiên tri, hiện tượng siêu thường đều nói tới một đại sự (Phần 2)
Trong thống khổ cực độ của bị bức hại, họ vẫn kiên tín vào Pháp Luân Đại Pháp, kiên tín rằng Pháp Luân Đại Pháp là chân lý vũ trụ (“nguyên chân lý”). Bởi vậy, họ “Thoát chết mà sống tin thôn trên trời“, kiên định tín ngưỡng bản thân, cho dù tà ác có dùng đến hết thảy cơ cấu chuyên chính và thủ đoạn đàn áp cũng đều vô dụng.
“Tạo thứ bất li giá thượng đài; Thản thản đại lộ vĩnh bất biến”: Trong bước ngoặt quan hệ đến sinh-tử này, người tu luyện chỉ cần không hoảng loạn khinh suất (“vội vàng”) mà ly khai Pháp Luân Đại Pháp, thì trấn áp của tà ác chỉ là ngắn ngủi, trước mặt sẽ là “Bình thản đường lớn mãi bất biến“.
“Hữu hình vô hình lưỡng đại trung; Đạo thông thiên địa vô hình ngoại”: Khi đang tiên tri về Pháp Luân Đại Pháp gặp phải trấn áp tại Trung Quốc, vì sao lại luận về hữu hình, vô hình ở đây? Bởi vì Thần nhân chủ trương “Đạo thông thiên địa ngoài vô hình“, chỉ cần là Chính Đạo, thì hà tất phải suy tính “hữu hình, vô hình” đây? Chẳng hạn sự kiện thỉnh nguyện tại Trung Nam Hải ngày 25/4, vừa phù hợp với nguyên lý của vũ trụ, cũng phù hợp với chính nghĩa nơi nhân loại, hà tất phải bàn luận về “hữu vi, vô vi”?
“Triệu Ất thỉ khẩu Chân Giác nhân; Kỳ thiên đảo Thần thời bất hưu”: “Triệu Ất thỉ khẩu” là cụm từ trợ hứng trong tiếng Hàn, ý là “đẹp quá!”, “tốt!”. Tuyệt lắm những người “Chân Giác”, bất kể tình thế hiểm ác thế nào, cũng thề không từ bỏ tu luyện.
“Ác tội mãn thiên phán đoan nhật; Hàm Dương tam nguyệt gia an tại”: Pháp Luân Đại Pháp do Đại sư Lý Hồng Chí truyền ra từ ngày 13/5/1992 tại Trường Xuân, được mọi giai tầng trong xã hội hoan nghênh, chỉ trong mấy năm đã có hơn 100 triệu người tu luyện. Cho đến trước ngày 25/4/1999 thì cơ bản là phát triển ổn định, không chịu thiệt hại lớn nào.
Vậy thì “Hàm Dương tháng Ba nhà yên ổn” là gì? Hàm Dương là cố đô Trung Quốc, ẩn dụ thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc ngày nay. Ý nghĩa thực câu này là, mãi đến ngày 29/5/1999 (cuối tháng Ba âm lịch), Bắc Kinh ở Trung Quốc vẫn không xảy ra sự kiện trấn áp đẫm máu nào. Cũng là nói rằng, mặc dù phát sinh sự kiện Trung Nam Hải ngày 25/4 chấn động trong và ngoài nước, nhưng theo các tư liệu hữu quan, Thủ tướng Chu Dung Cơ và đại biểu Pháp Luân Đại Pháp đã giải quyết hòa bình sự kiện ngày 25/4. Đến một tháng sau đó vẫn không phát sinh trấn áp bằng bạo lực. Tuy nhiên, Chủ tịch Giang Trạch Dân đã tức giận mà phát động cuộc đàn áp “tội ác rợp trời” vào ngày 20/7/1999.
“Tội ác rợp trời” vào ngày 20/7/1999. (Ảnh từ stoporganharvesting)
“Thanh hòe mãn đình chi nguyệt; Bạch dương vô nha chi nhật”: “Thanh” (xanh) là tháng thiếu, mà cây hòe xanh khắp sân là mùa hè, không còn nghi ngờ gì nữa. Tháng thiếu mùa hè, chính là tháng 6 âm lịch, tương đương tháng 7 dương lịch. Còn đối với ngày cụ thể, nguyên văn dự ngôn dùng chữ “vô nha” (không mầm). Chữ “nha” (芽) bỏ đi phần “nha” (牙) thì chỉ còn lại chữ “thảo” (艹), tức là 20 (trong tiếng Hán cổ, chữ “卄” chỉ số 20). Như vậy ngày mà “tội ác rợp trời” (ác tội mãn thiên) chính là ngày 20 tháng 7.
“Địa thử nữ ẩn nhật; Tam sàng hậu ngọa”: “Chuột” là “Tý” (子), cùng “nữ” (女) hợp thành một chữ “hảo” (好), “Địa thử nữ ẩn nhật” có nghĩa là “ngày đẹp”. “Tam sàng” (ba giường) trong tiếng Hàn phát âm giống “thế gian”, “hậu ngọa” (nằm sau) cùng ý với “lật ngược”, “Tam sàng hậu ngọa” có nghĩa là thế gian điên đảo thị phi, trời đất đảo ngược. Vào ngày 20/7/1999, Pháp Luân Đại Pháp bị trấn áp điên cuồng, đâu đâu cũng là “tội ác rợp trời”, Pháp Luân Đại Pháp và người sáng lập bị gán đủ loại tội danh, điên đảo thị phi, thế nhưng “ngày đẹp” đã không còn xa nữa.
Lời kết:
Trải qua ba phần, hẳn độc giả đã minh bạch toàn bộ các dự ngôn, tiên tri hay hiện tượng thiên nhiên đều đồng loạt nhắc đến sự kiện trọng đại mà đã phát sinh mà đến tận ngày nay vẫn chưa chấm dứt (khi sự kiện này phát sinh thì toàn bộ đều được phá giải): Cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc vào ngày 20/7/1999.
Cuộc bức hại hết sức phi lý này minh chứng cho sự tuột dốc kinh hoàng của đạo đức ngày nay. Trong khi chân tướng về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp được các phương tiện truyền thông, báo chí, các nhà luật sư nhân quyền hay nhiều lãnh đạo cấp cao của các nước trên thế giới đề cập và yêu cầu chấm dứt ngay cuộc bức hại, nhưng vẫn còn rất nhiều người, đặc biệt là tại Trung Quốc chưa biết sự thật hoặc hiểu sai về Pháp Luân Đại Pháp – Pháp môn tu luyện nâng cao đạo đức và sức khỏe cho người tập chiểu theo đặc tính vũ trụ Chân-Thiện-Nhẫn.
Từ trái sang: Nhà báo Ethan Gutmann, Luật sư nhân quyền David Matas, cựu Quốc vụ khanh Canada David Kilgour. Cả ba ông đều được đề cử giải Nobel Hòa bình cho nỗ lực điều tra về tội ác mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc (Ảnh: Epoch Times)
Khải Huyền của Kinh Thánh cũng tiên tri về sự kiện Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền tại thế gian. Và đề cập rằng đến thời điểm cuối cùng, thời điểm “Đại Thẩm Phán”, tất cả sinh mệnh sẽ bị phán xét bởi Thượng Đế (Sáng Thế Chủ), một niệm nhận định tốt và xấu về Đại Pháp có thể quyết định tương lai của một người, rằng người đó sẽ được tiến nhập vào tương lai tốt đẹp huy hoàng hay sẽ bị đào thải theo vũ trụ cũ.