Lạc Sơn Đại Phật xuất hiện nhiều vết nứt ở ngục và bụng. (Ảnh qua VYC Travel)
Theo New China, cơ quan bảo tồn di tích của Trung Quốc đang gấp rút triển khai các nỗ lực để trùng tu bức tượng phật đá khổng lồ Lạc Sơn Đại Phật sau khi phát hiện các vết nứt ở ngực và bụng, quá trình kiểm tra dự kiến sẽ diễn ra trong khoảng 4 tháng. Nhiều công nghệ hiện đại sẽ được sử dụng như máy quét 3D và camera hồng ngoại…
Lạc Sơn Đại Phật hay còn gọi là Lăng Vân Đại Phật là bức tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới với chiều cao 71 mét được tạc thẳng vào vách đá Thê Loan của núi Lăng Vân, nằm ở chỗ hợp lưu của ba con sông là Dân Giang, Đại Độ và Thanh Y ở miền Nam tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc.
Bức tượng linh thiêng này nằm đối diện với chân núi Nga Mi Sơn, nơi có dòng sông hiền hòa chảy qua. Bức tượng được tạc từ năm 713 thời vua Đường Huyền Tông dưới sự giám sát của hòa thượng Hải Thông, với mong ước rằng, Phật có thể bảo hộ độ trì làm cho nước sông chảy êm đềm để tàu bè đi lại thuận tiện. Tương truyền, khi nguồn tài trợ công trình bị đe dọa, hòa thượng Hải Thông đã tự khoét mắt của mình để bày tỏ lòng mộ đạo và sự ngay thẳng. Phải mất gần 80 năm sau bức tượng mới được các môn đệ của ông hoàn thành.
Tượng Lạc Sơn Đại Phật uy nghi tựa vào Lăng Vân Sơn, Tứ Xuyên, Trung Quốc.(Ảnh qua Chinatourism)
Sự việc lần này thu hút được sự chú ý lớn của công luận do Lạc Sơn Đại Phật nổi tiếng là một bức tượng linh thiêng. Trong quá khứ bức tượng đã từng 4 lần nhỏ lệ để cảnh báo con người.
Năm 1962, một nhiếp ảnh gia chụp được khoảng khắc bức tượng Phật đang trong trạng thái nhắm mắt. Đó là một khoảng thời gian sau nạn đói lớn trong giai đoạn 1959-1961 do phong trào Đại Nhảy Vọt mà Mao Trạch Đông khởi xướng gây ra. Trong đợt “thiên tai” ấy, trong 35 triệu người bị chết đói có đến hơn 7 triệu người dân Tứ Xuyên. Vì không thể đủ sức để đào huyệt mộ chôn cất, người dân đành cuốn thi thể người chết bằng chiếu rồi thả trôi sông. Trước cảnh tượng hàng triệu thi thể trôi dạt trên 3 con sông phía thượng nguồn, bức tượng Phật đã nhắm nghiền đôi mắt lại thương xót dân chúng.
Lần thứ hai vào năm 1963, đây là thời gian diễn ra cuộc đại cách mạng văn hóa tàn khốc nhất trong lịch sử, chính quyền đã chỉ thị tu sửa lại tượng Phật. Tuy nhiên, điều kì lạ đã xảy ra, mặc dù tiêu tốn khá nhiều tiền cho việc tu sửa nhưng vệt nước mắt trên gương mặt Phật vẫn không thể bị xóa nhòa.
Bức tượng Phật Di Lặc nhắm mắt vào năm 1963, thời điểm xảy ra nạn đói trầm trọng. (Ảnh qua Hutufan)
Lần thứ ba là vào năm 1972, khi ở Đường Sơn tỉnh Tứ Xuyên xảy ra trận động đất lớn khiến 650.000 người thiệt mạng do không được phòng bị và cảnh báo trước. Bức tượng Phật lại một lần nữa rơi lệ xót thương, tuy nhiên người ta nhận thấy đâu đó có chút pha lẫn với nét giận giữ, có lẽ vì bách tính ngày càng trượt dốc về đạo đức.
Năm 1994, khi Lạc Sơn Đại Phật đã trở thành một khu du lịch nổi tiếng, trong 1 lần con thuyền đưa du khách tham quan đi ngang qua tượng Phật, mọi người đã nhìn thấy tượng Phật một lần nữa rơi lệ. Trước tình cảnh ấy, họ đã cho thuyền cập dần vào bến tuy nhiên lại thấy khuôn mặt của Phật đang giãn ra và tựa như đang mỉm cười mặc dù vẫn còn đọng lại hai hàng nước mắt.
Sự thần bí về nguyên nhân của những giọt lệ mà đức Phật đã rơi vẫn là một câu chuyện huyền ảo. Người dân địa phương và du khác khắp nơi lâu nay vẫn luôn kính trọng, gìn giữ và tôn kính sự linh thiêng của tượng Lạc Sơn Đại Phật. Cho nên việc tượng bị nứt vỡ lần này khiến họ không khỏi hoang mang về việc phải chăng có một thảm kịch nào đó lại sắp xảy ra?
Theo ĐKN