Mười năm Cách Mạng Văn Hóa(tức là xưng tụng ” Văn hóa đại cách mạng 1966-1976), thảm án vô số, ” số người “chết khác thường” hơn 10 triệu người, có người ước tính trong đó chết về treo cổ tự tử cũng tối thiểu mấy chục nghìn người đến hơn triệu người. cũng trăm danh sách, hoàn toàn là treo cổ. Nhưng do thiếu kiểm tra toàn diện và các phân cục, bộ phận có liên quan không muốn lật lại hồ sơ, không nghĩ để làm gì. Nghĩ rằng với tình huống kiểm tra toàn diện thì họ là thường dân cũng chỉ có thông qua thứ biện pháp “làm một biết mười” mà ghi lại lịch sử.
Quá trình chỉnh lý đều là ghi danh. Tâm tình của tôi đè nén trầm trọng . Tôi hỏi Phật nhiều lần nhìn đến năm nay sao khủng bố tàn bạo. Sinh mệnh của chúng sinh đều tốt đẹp, nhiều năm phúc lực sung mãn, rất mạnh, sáng tạo sức sống cho sinh mệnh, càng như thế cớ gì mà lại như thế hủy diệt trong một ngày. Đây là bi ai quá lớn! Dù gì việc tự tử của một người bình thường, đều là khiến người ta đau khổ; hà huống đó là tinh anh và lương đống của quốc gia, là hiền khí của quốc gia, trong đó không ít là người đứng đầu, đại sư, nhân vật lớn đầy quyền uy của một lĩnh vực nào đó. Bỏ rơi họ làm chúng ta chịu bao tai họa. Nó mang tới cho dân tộc chúng ta tổn thất, không đánh giá hết được. Và đó là đã trải qua vài chục năm, thậm chí thời gian của vài đời người cũng đều không cách nào bổ sung lại được!
Hãy để chúng tôi xem lại những thảm trạng, để những người trẻ tuổi không có việc đi qua những năm hạo kiếp cũng hiểu tình cảnh năm đó, những năm đó bị “bộ tư lệnh giai cấp vô sản” kích động tàn bạo và dã man, và đó cũng đã trôi qua như những gì gọi là điên cuồng và nông nổi!
Cái gọi là “đấu tranh”, chính là muốn người đương sự ở đại hội quần chúng hai đầu gối quỳ xuống đất( không phải đất bằng phẳng mà là bùn đất, đá nhỏ, thậm chí là thủy tinh vụn!), hoặc là cúi đầu khom lưng, hai tay quặt sau(gọi là cách phun khí !), trên cổ đeo một bảng giấy, bảng gỗ, thậm chí bảng sắt vài chục cân, trên mặt bảng viết chữ lớn ” xx phần tử xxx “. Vào những ngày rất nóng, hoặc là trong những ngày khô rét, dù đang quỳ (hoặc đứng) trong vài tiếng đồng hồ thì xung quanh là tiếng mắng nhiếc đến điếc tai. Bên cạnh là bọn hung hãn tạo khí thế cho môi trường, không ngừng đấm đá, hoặc cầm gậy, roi bịt bằng đồng, ấn đầu rồi đánh,…
Cái gọi là ” đi đường” chính là cho đối tượng đội mũ giấy rất cao, trên đó viết ” xx phần tử xxx”, trên cổ cũng là đeo một bảng giấy hoặc sắt, gỗ, còn vừa đi vừa gõ chậu, đĩa, vừa đi vừa hô khẩu hiệu ” đả đảo xxx(tên của đối tượng)”; đầu thì cắt âm dương( nửa cạo nửa để lại), thậm chí dùng mực đen, mực xanh, mực đỏ, tưới đầy đầu đầy mặt, làm cho người không ra người quỷ không ra quỷ, sau đó bị trói như súc vật đưa trên đường để thị chúng,
Cái gọi là “ thẩm tra”, chính là ngày đêm không ngừng bức cung, người thẩm vấn thì ăn ngủ đầy đủ rồi luân phiên “thẩm vấn”, bị người “thẩm vấn” hết ngày đến đêm, không để cho ăn uống hay ngủ, thông qua oanh tạc không ngừng, chửi bới đánh tra, ngược đãi, dày vò, mục đích là làm thần trí hốt hoảng, thể lực suy kiệt, sau đó bức bách, dụ dỗ cung khai vào “ tội phản đảng”, “ kế hoạch phản cách mạng”, “ đồng bọn phản cách mạng”, nếu không tuân theo thì lại tay đấm chân đá, roi vụt…
Sự thật từ những tự thuật đó còn không thể tả hết những vũ nhục, bức hại và dày vò mà người ta gặp phải năm đó. Đây thực sự dã man và hung tàn không có tiền lệ trong lịch sử! Nếu như nói sự hung tàn của chuyên chế Phong Kiến và Phát xít thì tất cả vẫn có một khu nhất định ( ví dụ như thẩm vấn, bức cung trong nhà giam), nhưng sự dã man và hung tàn trong Cách Mạng Văn Hóa thì đã đi đến tất cả các thôn quê, vùng đất, hang cùng ngõ hẻm, đơn giản là không chỗ nào không có. Trong khẩu hiệu cổ động “chuyên chính giai cấp vô sản chính là quần chúng chuyên chính” và chỉ thị tối cao “ một giai cấp đánh đổ một giai cấp bằng hành động bạo liệt” , thì tôn nghiêm của một con người đã bị đốn xuống tận mặt đất, sinh mệnh con người bị xem như cây cỏ, đặt thân vào trong tình này cảnh này….
- Nhiêu Dục Thái: Sinh năm 1891, người Lâm Xuyên Giang Tây, đứng đầu giới vật lý học Trung Quốc. Hơn 50 năm trong công tác và dạy vật lý. Năm 1921 tốt nghiệp thạc sỹ trường Princeton, năm 1922 đạt được học vị tiến sỹ triết học. Tháng 8 cùng năm về nước, sáng lập ngành vật lý ở đại học Nam Khai, nhận chức giáo sư kiêm chủ nhiệm ngành. Chủ nhiệm ngành vật lý ở đại học Bắc Kinh trong 30 năm, viện trưởng lý học, để xây dựng đất nước sau đảm nhiệm giáo sư ở đại học Nam Khai, viện sỹ viện hàn lâm khoa học, thành viên ủy ban quốc gia. Trong Cách Mạng Văn Hóa bị bức hại, ngày 16 tháng 10 năm 1968 treo cổ chết.
- Tiêu Quang Diễm: Người Phúc Châu Phúc Kiến, là nhà hóa học nổi tiếng. Năm 1945 đạt học vị tiến sỹ vật lý hóa học tại đại học Chicago, làm thành viên nghiên cứu của trường, giáo viên của công ty dầu mỏ. Năm 1950 nhiệt tình về nước, cựu chủ nhiệm sở nghiên cứu hóa học công nghiệp, sở nghiên cứu dầu mỏ, thành viên sở nghiên cứu hóa học vật lý của Đại Liên, là nhà nghiên cứu đầu tiên của Trung Quốc về dầu mỏ. Bị giam cầm trong Cách Mạng Văn Hóa, ngày 10 tháng 12 năm 1968 sau khi bị đánh đập tàn khốc đã tự sát. 3 ngày sau, vợ ông là người Mỹ gốc Hoa Chân Tố Huy cùng con gái 15 tuổi Tiêu Cách Liên uống thuốc độc tự sát
- Tạ Gia Vinh: sinh năm 1898, người Thượng Hải, nhà khoa học đứng đầu về địa chất của Trung Quốc, tại cơ sở khoa học địa chất và các lĩnh vực ứng dụng đều có công xây dựng, người xây dựng nền móng chủ yếu cho ngành khoáng sản Trung Quốc. Những năm đầu tiên đã gửi đến Mỹ, năm 1920 nhận học vị thạc sỹ rồi về nước, làm việc lâu năm trong công việc khoáng sản, năm 1936 nhận chủ nhiệm ngành địa chất đại học Bắc Kinh, năm 1948 đưa vào viện sỹ viện nghiên cứu trung ương. Năm 1952 nhận chức tổng công trình sư địa chất, rồi sở phó sở nghiên cứu khoáng sản, năm 1955 bổ nhiệm ủy viên khoa học. Trong Cách Mạng Văn Hóa, ngày 14 tháng 8 năm 1966 tự sát.
- Triệu Cửu Chương: sinh năm 1907, người Ngô Ứng Chiết Giang, là nhà khí tượng học nổi tiếng, vật lý không gian, viện sỹ viện khoa học Trung Quốc. Năm 1933 tốt nghiệp đại học Thanh Hoa, năm 1938 nhận học vị tiến sỹ trường đại học Berlin. Về nước giảng dạy tại trường Tây Nam Liên Đại, sau chủ trì sở nghiên cứu khí tượng trung ương. Sau năm 1949 chủ trì sở nghiên cứu vật lý địa cầu, đảm nhiệm tổ trưởng khoa khí tượng quốc gia, chủ tịch hiệp hội khí tượng Trung Quốc, là người trọng yếu nhất trong sự nghiệp tạo vệ tinh của Trung Quốc, trong Cách Mạng Văn Hóa bị gán nhãn “ quyền uy học thuật phản động” và liên tục bị phê phán và dày xéo, ngày 10 tháng 10 năm 1968 trong tuyệt vọng cực độ đã uống thuốc độc tự sát.
- Trần Bang Hiến: sinh năm 1914, người Gia Định Giang Tô, là giáo sư y học nổi tiếng. Năm 1938 tốt nghiệp trường St. John Thượng Hải, công tác tại y vụ Trùng Khánh. Sau kháng chiến thắng lợi chủ nhiệm phòng dịch ở Thượng Hải. Năm 1947 học tại Harvard Mỹ và nhận học vị thạc sỹ. Sau đó về nước làm giáo sư tại Đại học St. John, làm viện trưởng viện Nhân Tể. Năm 1954 đứng thứ 2 chủ nhiệm phòng nghiên cứu vệ sinh của viện y học Thượng Hải, sau Cách Mạng Văn Hóa uống thuốc độc tự sát.
- Trần Thiên Trì sinh năm 1918 người Chư Kỵ Chiết Giang, giáo sư hóa học. 1941 tốt nghiệp trường đại học Tây Nam Liên Đại ngành hóa học. 1949 nhận chức tiến sỹ trường đại học Louisiana làm nghiên cứu viên của trường đại học Colorado. 1950 về nước từng đảm nhận giáo sư trường đại học Nam Khai, phó chủ nhiệm ngành hóa học, vật lý, sở phó sở nghiên cứu nguyên tố hữu cơ, nghiên cứu viên viện nghiên cứu hóa học Trung Quốc, đạt thành tựu trong lĩnh vực nghiên cứu lân hữu cơ và nông dược. Ngày 20 tháng 12 năm 1968 chịu bức hại tự thắt cổ.
- Đổng Thiết Bảo: sinh năm 1917 người Vũ Tiến Giang Tô, nhà cơ học, tính toán. 1939 tốt nghiệp đại học Giao Thông Thượng Hải, ở Mỹ 40 năm, tiến sỹ đại học Illinois, tham gia thiết kế hệ thống máy tính đời đầu. 1956 vòng qua Châu Âu về nước, làm giáo sư tại đại học Bắc Kinh, và làm ở các chức vụ tương đương. Tham gia vào hầu hết các hạng mục nghiên cứu thiết kế trọng đại của quốc gia. Gặp bất hạnh trong “ Thanh lý giai cấp đội ngũ” bị cách ly thẩm tra, ngày 18 tháng 10 năm 1968 tự sát.
- Chu Hoa Chương: sinh năm 1918, giáo sư bộ phận cơ sở nghiên cứu trường Thanh Hoa, từng tham dự vận trù học, khống chế tự động, khoa học tính toán và sáng kiến chuyên nghiệp khác. Ngày 30 tháng 9 năm 1968 tại nhiệm sở nhảy lầu tự sát
9 Trần Đồng Độ: sinh năm 1904, người Thiên Tân, là giáo sư sinh vật học. Từ sớm lưu học tại trường đại học Johns Hopkins, sau đó là giảng viên đại học Nam Khai, đại học Bắc Kinh. Năm 1968 trong đấu tranh “ thanh lý giai cấp đội ngũ” gặp bức hại tàn khốc, ngày 28 tháng 8 uống thuốc độc tự sát.
- Trần Mộng Gia: sinh năm 1911, người huyện Thượng Ngu Chiết Giang, nhà khảo cổ học và văn tự cổ. Công tác tại đại học Thanh Hoa và sở nghiên cứu khảo cổ viện khoa học Trung Quốc, ủy viên học thuật sở nghiên cứu, phó tổng biên tập “ Khảo cổ thông tấn”, có rất nhiều công trình về khảo cổ và văn tự cổ, rất lắm sáng kiến. Ngày 3 tháng 9 năm 1966 tự treo cổ.
- Trần Tổ Đông: sinh năm 1912 người Triều Châu Chiết Giang, là anh em họ với Trần Lập Phu, là nhà thủy lợi. Tốt nghiệp từ sớm trường Thanh Hoa, sau đó sang Mỹ, Ấn Độ khảo sát công trình kiến trúc. Là tổng công trình sư của khu Long Hoa Thượng Hải, làm giáo sư thủy lợi tại đại học Thanh Hoa. Trong “ thanh trừ giai cấp đội ngũ” bị phê phán đấu tố tàn khốc. Vào ngày 20 tháng 9 năm 1968 tại Viên Di Viên Minh treo cổ tự sát.
12.Lý Phi Tể: sinh năm 1912, là nhà thủy lợi. Học tại Đức, làm giáo sư thủy lợi tại đại học Thanh Hoa, rất nhiều cống hiến cho việc kiến thiết thủy lợi quốc gia. Thời thanh lý giai cấp đội ngũ bị giam tại nhà thủy lợi, ngày 29 tháng 11 năm 1968 nhảy lầu tự sát.
- Phạm Tạo Thâm: sinh năm 1913, viện trưởng y viện Quảng Tể Thiên Tân(viện chuyên ngành tâm thần), trong Cách Mạng Văn Hóa gặp phải lăng nhục, năm 1967 cùng vợ treo cổ tự sát. Vợ ông là hiệu trưởng học viện Sư Phạm Hà Bắc.
- Cao Cảnh Tinh : sinh năm 1914, viện trưởng y viện Hiệp Hòa Vũ Hán. Tốt nghiệp đại học Yên Kinh và viện Hiệp Hòa, khoa xương. Thời kỳ kháng Nhật(1940) từng phục vụ tại quân đội chính phủ quốc dân. Trong Cách Mạng Văn Hóa bị gán “ lai lịch có vấn đề” mà còn bị hoài nghi là “ đặc vụ tiềm phục”, bị bức tra, tịch thu nhà rồi đánh đập hiểm ác đánh gãy xương sường và ngón tay, ngày 5 tháng 6 năm 1968 nhảy từ tầng 5 xuống tự sát. Còn có những người cùng án bị bức tự sát: Phạm Nhạc Thành(viện phó), Tôn Minh (viện trưởng viện bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em Nam Xương), Vương Lâm Tường (bác sỹ ở một bệnh viện ở Nam Xương).
- Mao Khải Sảng: hơn 60 tuổi, trưởng giáo vụ đại học khoa học kỹ thuật Thượng Hải, giáo sư và chủ nhiệm phân ngành vô tuyến điện. Năm 1966 trong cao trào “ hoành tảo ngưu quỷ xà thần” ông bị phê phán và đấu tố, ẩu đả, nhục mạ, bị cắt tóc kiểu “đầu âm dương”. Chưa đến một tuần sau khi bị phê phán, ông không về nhà, trong ký túc xá trói cổ tay bằng dây điện, rồi giật điện tự sát. Ông chết được hai ngày toàn bộ khuân viên trường dán đầy những tiêu ngữ lớn, đem tên ông rồi nói rằng “ ông cắt đứt với dân tộc”.
- Thẩm Nãi Chương: sinh năm 1914, học ở Pháp, giáo sư tâm lý học phân ban triết học trường đại học Bắc Kinh. Trong Cách Mạng Văn Hóa bị treo bài hiệu, phê phán, tịch thu nhà cửa, chịu vũ nhục đến ngày 9 tháng 10 năm 1966 tự sát. Con ông bị đưa tới Sơn Tây cuốc đất, sau khi bạn đồng học lần lượt ly khai nông thôn , cảm thấy hoàn toàn tuyệt vọng, năm 1972 cũng tự sát.
- Uông Tiên: sinh năm 1916, là nhà sử học nổi tiếng. Năm 1934 học tại đại học Thanh Hoa, tốt nghiệp xong theo Trần Dần Khác nghiên cứu lịch sử Tùy Đường. Giáo sư sử học đại học Bắc Kinh. Trong thời kỳ đầu Cách Mạng Văn Hóa bị công kích, bị vu là hủy những biểu ngữ chữ lớn. Ngày 11 tháng 6 năm 1966 uống Dichlorvos tự sát.
- Trần Hựu Tân: sinh năm 1913, người Ngô Hưng(nay là Triều Châu), nhà âm nhạc. 1938 tốt nghiệp trường âm nhạc Thượng Hải, từ nhỏ đến lớn làm về âm nhạc, sau thời kỳ kiến quốc đến viện âm nhạc hoàng gia Anh nghiên cứu, về nước làm giáo sư và chủ nhiệm hệ dây và ống của viện âm nhạc Thượng Hải, trong Cách Mạng Văn Hóa bị bức hại, năm 1968 nhảy lầu tự sát.
- Phó Lôi: sinh năm 1908 người huyện Nam Giang Thượng Hải, là nhà phiên dịch. Học xuyên suốt hết cả trung và tây từ văn học, mỹ thuật, âm nhạc “ tứ vị nhất thể”. Năm 1958 vì đề đạt ý kiến với đảng bị xếp vào “ cánh hữu”. Ngày 30 tháng 8 năm 1968 phái tạo phản tịch thu nhà trong 4 ngày 3 đêm, ngày 2 tháng 9, Phó Lôi cùng vợ Chu Mai Phức bị lôi ra cửa lớn đứng trên ghế, đội mũ và phê phán, bị lăng nhục tận cùng về nhân cách. Ngày 3 tháng 9 hai vợ chồng tự treo cổ.
- Du Đại Nhân: sinh năm 1905, người Sơn Âm Chiết Giang. Giáo sư Anh ngữ, nổi tiếng là người giáo dục vợ Chiêu Luân. Năm 1934 học ở trường Đại học Oxford, sau là đại học Paris, Đại học Harvard học tiếp. Về nước một thời gian dài dạy cao đẳng, từng dạy tại đại học Yên Kinh, Bắc Kinh. Cùng với Hứa Quốc Chương biên soạn giáo trình “Anh Ngữ” được sử dụng rộng rãi trong thời gian dài. Lúc bắt đầu Cách Mạng Văn Hóa bị phê phán tàn khốc, ngày 24 tháng 8 năm 1966 bị Hồng Vệ Binh tịch thu nhà và vũ nhục, hôm sau uống thuốc độc tự sát.
(Trích từ Tân văn của đại học Chiết Giang hệ truyền bá của giáo sư Trương Doãn Nhược: “Danh sách bộ phận tri thức tinh anh tự sát trong Cách Mạng Văn Hóa”, quy nạp chỉnh lý và loại trừ)
Tg: Trương Doãn Nhược