Mỗi bậc che mẹ nên để lại điều gì cho con cái?
Của cải vật chất trong thế giới này sẽ không kéo dài mãi mãi. Những đứa trẻ có thể phung phí tiền bạc mà cha mẹ để lại cho chúng, thậm chí cuối cùng có thể trở thành ăn mày. Nếu chúng không thể sử dụng gia sản thừa kế từ cha mẹ một cách khôn ngoan, thì ngay cả một gia tài lớn cũng có thể tiêu tan, tới mức khuynh gia bại sản. Khi cha mẹ để lại di sản thừa kế cho con cái, chúng thậm chí có thể đưa nhau ra tòa để tranh giành. Khi cha mẹ để lại trí tuệ và đạo lý làm người, con cái họ có thể tạo ra của cải cho chính chúng. Khi cha mẹ tích đức hành thiện cả đời và để lại mỹ đức cho con cái, phúc báo sẽ được lâu dài và tạo phúc cho con cháu họ.
Khi danh tướng triều Thanh là Tả Tông Đường cáo lão về quê ở Trường Sa, ông đã cho xây những công trình lớn với mục đích để lại một phủ đệ nguy nga cho con cháu. Ông sợ những người thợ ăn bớt vật liệu, do đó đã tự mình tới công trường làm đốc công. Có một người thợ thấy ông như vậy, không kìm được bèn nói: “Đại nhân, xin ngài cứ yên tâm. Tôi đã sống hàng chục năm ở đây và xây không ít phủ đệ trong thành Trường Sa này. Từ xưa tới nay chưa hề có chuyện nhà đổ sụp, mà chỉ thấy chủ nhân tòa nhà thay đổi thôi.” Tả Tông Đường nghe xong không khỏi hổ thẹn, thở dài rồi rời đi.
Lâm Tắc Từ cũng là một đại thần vào triều Thanh, nhưng cao minh hơn Tả Tông Đường rất nhiều trong vấn đề đối xử với con cái. Ông từng nói: “Nếu con cháu tôi đều như tôi, tại sao chúng cần tiền? Nếu một người đức hạnh có tiền tài, nó sẽ bào mòn ý chí của anh ta. Nếu con cháu tôi không như tôi, thì tại sao chúng cần tiền? Nếu một người ngốc nghếch có tiền tài, nó sẽ chỉ làm hại anh ta.”
“Nếu con cháu tôi đều như tôi, tại sao chúng cần tiền? Nếu một người đức hạnh có tiền tài, nó sẽ bào mòn ý chí của anh ta. Nếu con cháu tôi không như tôi, thì tại sao chúng cần tiền? Nếu một người ngốc nghếch có tiền tài, nó sẽ chỉ làm hại anh ta.”
Theo sử ghi lại, thời cổ đại tại Phúc Kiến có một viên quan lớn tên là Dương Vinh. Tổ tiên ông mấy đời đều mưu sinh bằng nghề lái đò qua sông. Mỗi khi có mưa lớn, nó phá hủy nhà dân, cuốn trôi gia súc, cùng người và của cải trôi theo dòng nước. Những người lái đò khác đều tranh nhau tìm vớt của cải, chỉ có tổ tiên của Dương Vinh là lo cứu người mà không màng của cải. Người cùng quê đều cười nhạo ông là ngu đần. Đến khi cha của Dương Vinh sinh ra, nhà họ Dương mới dần dần khá giả. Một ngày nọ, một vị thần tiên hóa thành đạo sĩ đến nói với cha của Dương Vinh: “Tổ tiên ông đã tích rất nhiều âm đức, con cháu ông tất sẽ hưởng vinh hoa phú quý. Ông có thể xây một ngôi mộ tổ cho họ.” Cha của Dương Vinh nghe lời và mai táng ông nội cùng phụ thân ở nơi đó. Sau khi Dương Vinh sinh ra và lên 20 tuổi, ông thi đỗ kỳ thi của triều đình và nhậm chức tam công. Hoàng Đế cũng gia phong cụ cố, ông nội và phụ thân Dương Vinh chức quan tương tự. Sau đó con cái Dương Vinh cũng hưng vượng với nhiều người có danh vọng.
Cổ thư Trung Quốc là «Kinh Dịch» nói: “Gia đình tích thiện, tất có việc mừng. Nhà tích bất thiện, tất gặp tai ương.” Ý là các gia đình tích đức hành thiện nhất định có con cháu được hưng vượng, còn gia tộc hành ác đa đoan tất nhiên sẽ có hậu họa về sau. Tổ tiên sáng tạo tinh thần tài phú, sẽ mãi lưu lại thiện lương và đạo lý làm người cho con cháu.
Vì thế, mỹ đức mới là tài sản tinh thần quý giá nhất lưu lại cho đời sau. Nó giống như mặt trời mãi tỏa ánh quang huy chói lọi, liên tục không ngừng, thọ cùng trời đất.