Thập Tam Lăng là nơi yên nghỉ của 13 hoàng đế nhà Minh, nằm ở chân núi Thiên Thọ thuộc huyện Xương Bình. Vào những năm 1950, chính quyền Trung Quốc đã tiến hành khai quật một lăng mộ trong quần thể đó, và rồi đã gặp phải rất nhiều sự tình ly kỳ…

ruWXPg-20180413-chuyen-ve-lang-mo-hoang-de-vinh-lac-ket-cuc-cua-nhung-nguoi-khong-tin-thanThập Tam Lăng là nơi yên nghỉ của 13 hoàng đế nhà Minh, nằm ở chân núi Thiên Thọ thuộc huyện Xương Bình. (Ảnh: Wikipedia)

Trong quần thể Thập Tam Lăng, Định Lăng là lăng mộ hoàng đế Minh triều duy nhất bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khai quật. Tuy nhiên, nhiều người không biết, xung quanh việc khai quật Định Lăng, có xuất hiện rất nhiều sự tình ly kỳ. Từ những người đề xuất khai quật lăng mộ, người tham gia đào bới, đến những người sử dụng quan tài, đại đa số đều không có kết cục tốt đẹp.

1. ĐCSTQ phóng hỏa thiêu di cốt, trời giáng sấm sét, mưa lớn dập tắt ngọn lửa

Năm 1955, một số văn nhân như Ngô Hàm, Quách Mạt Nhược, Thẩm Nhạn Băng, Đặng Thác đã xin chỉ thị của Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai để được khai quật Trường Lăng, vốn là nơi yên nghỉ của Hoàng đế Chu Đệ.

Tuy nhiên, sau khi được phê duyệt, Ngô Hàm lại thấy rằng bên trong Trường Lăng vô cùng tối tăm, liền thay đổi chủ ý, chuyển qua khai quật Định Lăng, là nơi mai táng của Hoàng đế Minh Thần Tông Chu Dực Quân (hiệu Vạn Lịch) và hai vị hoàng hậu.

Tuy lúc đó cục trưởng cục Văn hóa văn vật Trịnh Chấn Đạc, và phó sở nghiên cứu khảo cổ Hạ Nại đều không tán thành nhưng cuối cùng vẫn tiến hành khai quật. Số phận của hoàng lăng trăm tuổi rơi vào tay của đám Hồng vệ binh, rất nhiều những vặt vật trong lăng mộ đã bị cướp bóc và phá hủy hoàn toàn.

Năm 1966, Hồng vệ binh hô vang khẩu hiệu: “Chúng ta phải bắt Vạn Lịch!”, rồi đem di cốt của Hoàng đế Vạn Lịch tới quảng trường để phê đấu (công khai xử lý tội lỗi), di cốt của Vạn Lịch bị đạp nát dưới chân rồi đem đi thiêu hủy.

Hôm đó trời đang nắng to, đột nhiên vang lên tiếng sấm lớn, rồi mưa như trút nước dập tắt đám cháy đang thiêu đốt di cốt của Hoàng đế Vạn Lịch. Điều này giống như một lời cảnh tỉnh của trời cao đối với những người không tin vào thần. Năm đó, tất cả những người tham gia cuộc phê đấu này đều đã chứng kiến tận mắt.

2. Những người đề xuất hay tham gia cuộc khai quật đều chết trẻ

Năm đó, những người trực tiếp tham gia khai quật Định Lăng, không ít người sau đó đã gặp phải những tình cảnh bi đát, thậm chí chết từ rất trẻ.

Người chủ trương khai quật lăng mộ – Ngô Hàm, đã tự sát trong nhà ngục, trước khi chết tóc của ông ta đã bị nhổ sạch, đây là điều mọi ngươi đều biết đến; người chỉ huy công tác khai quật Trịnh Chấn Đạc, trên đường đi Afghanistan và Ả Rập đã gặp sự cố máy bay mà bỏ mạng; người mở quan tài, nhiếp ảnh gia Lưu Đức An thì thắt cổ tự tử; người tham dự việc khai quật lăng mộ, chuyên gia khảo cổ Bạch Vạn Ngọc lúc tuổi già thần trí không tỉnh táo, chảy máu não mà chết.

tử sát, lăng mộ, khai quật,

Định Lăng, lăng mộ của Hoàng đế Vạn Lịch, đã bị Hồng vệ binh cướp phá và thiêu hủy trong Cách mạng Văn hóa. (Ảnh: Epoch Times)

Những văn nhân xin chỉ thị khai quật Trường Lăng không lâu sau ở trong văn cách đều rớt đài, có người còn tự sát. Trong đó, Đặng Thác đã thắt cổ tự sát vào ngày 18/5/1966; Quách Mạ Nhược tuy không tự sát, nhưng hai đứa con trai của ông đều tự kết liễu mình.

3. Hủy hoại quan tài, bảy người tử vong một cách kỳ lạ

Ngày 30/9/1959, một quan chức ĐCSTQ đã tới nói với đám công nhân khai quật rằng: “Những chiếc quan tài này không có tác dụng gì nữa, mấy người hãy xuống dưới lăng mộ quét dọn sạch sẽ, đem những quan tài đó bỏ đi chỗ khác để nghênh đón lãnh đạo tới”.

Những công nhân sau đó đã mang quan tài của Hoàng đế Vạn Lịch, coi như rác rưởi, ném vào một khe suối. Xế chiều hôm đó, một người nông dân đã phát hiện chiếc quan tài bằng gỗ lim vô cùng quý giá, liền quét dọn sạch sẽ rồi đem về nhà.

Hai vợ chồng người nông dân này vốn không tin vào thần thánh, đã mời một người tới chế tác chiếc quan tài lớn thành hai chiếc quan tài nhỏ để chuẩn bị hậu sự cho mình về sau. Thế nhưng, chiếc thứ nhất vừa hoàn thành, thì người vợ đã chết bất đắc kỳ tử. Đến khi chiếc thứ hai vừa làm xong, ông chồng cũng lập tức chết theo, hai người qua đời trước sau không đến nửa tháng.

Khoảng 5 tháng sau, một sự tình ly kỳ hơn đã xảy ra. Tại thôn Dụ Lăng có một cặp vợ chồng nông dân khác, cũng là người không tin vào thần, đã phát hiện một tấm gỗ lim trong mảnh đất nhà mình, liền dùng nó chế tác thành 2 cái rương, đặt ở bên trong nhà.

Vào giữa trưa một ngày, hai vợ chồng nông dân sau khi kết thúc công việc trở về nhà, phát hiện 4 đứa con đã mất tích. Hai vợ chồng tìm quanh một vòng cũng không thấy, đến khi trở lại căn phòng, thì phát hiện bên cạnh chiếc rương có 4 đôi hài của trẻ nhỏ.

Hai người nhanh chóng mở rương ra thì thấy xác 4 đứa con đang đè lên nhau. Trên đầu ngón tay chúng đều có vết máu, vách rương xuất hiện nhiều dấu vết cào. Công an địa phương sau khi phân tích kỹ lưỡng về nguyên nhân cái chết của 4 đứa trẻ (3 nam, 1 nữ, lớn nhất 12 tuổi, nhỏ nhất 5 tuổi), đã kết luận rằng những đứa trẻ này vì thiếu dưỡng khí mà chết.

4 đứa trẻ qua đời, hai vợ chồng lại sinh thêm một đứa con nữa. Điều khiến cho người ta hoang mang chính là, đứa con này sau khi tốt nghiệp trung học không lâu, vì không đạt được nguyện vọng của mình, vào một đêm khuya yên tĩnh đã chui vào trong rương tự sát. Nghe nói bởi vì đốt than đá, nên trúng độc Cacbon Oxit mà chết.

_***_

Kết cục bi thảm của những người tham gia khai quật lăng mộ đã cho thấy một điều rằng, thế giới có rất nhiều điều huyền bí, chúng ta không nên tùy tiện xâm phạm hay phỉ báng những điều thuộc về giới siêu nhiên đó. Chỉ có con người hiện đại, trong nền giáo dục vô thần luận mới có thể làm ra những chuyện thông thiên hại lý như vậy được.

Nhận thức của con người chung quy vẫn là nhỏ bé và hữu hạn. Vậy nên, khi lý giải được sự hữu hạn và vô hạn của sự vật, không thể do những điều hữu hạn nhìn thấy được mà phủ định những điều chưa biết vô hạn. Không thể bởi giới hạn của “chân lý tương đối” mà phủ định sự tồn tại của “chân lý tuyệt đối”.

Vì vậy, chúng ta không thể một mực phủ nhận những gì mà khoa học còn chưa phát hiện và chứng minh, càng không thể đố kỵ, bài xích, phủ nhận những tín ngưỡng Thần Phật, mà cội nguồn của nó chính là đưa con người trở về với bản tính thiện lương nguyên của nhân loại, bằng cách đó thăng hoa sinh mệnh tới cảnh giới của các bậc Giác Giả.