Con người vẫn cho rằng chết là hết, cho nên khi sống chẳng từ một việc ác nào mà không làm. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp thực tế cho thấy sự tồn tại của luân hồi và những “dấu hiệu” từ tiền kiếp.

Người súc vật luân hồi chuyển thế

Vào năm 1934, một người Trung Quốc tên là Địch Tử Bình phát hiện thấy chân trái của một con lợn trông giống hệt như bàn tay người nên đã đề nghị chụp lại hình ảnh chú lợn kỳ lạ này, đồng thời viết bài báo “Người súc vật luân hồi” nhằm mục đích khuyến thiện.

Câu chuyện rất nhanh chóng được lan truyền và gây chấn động một thời, trở thành bằng chứng xác thực về luân hồi chuyển sinh giữa người và súc vật.

Trước đó hơn 1 thập niên, tại huyện Thái Hưng, Giang Bắc, Trung Quốc, có một người tên là Thi Khánh Chung, là người không nghề không nghiệp, tính tình lại hung hãn, thường hay ức hiếp dân lành, nên khiến cho người dân quanh vùng sợ hãi và xa lánh.

Năm 1923, Thi Khánh Chung đột ngột mắc bệnh nặng phải nằm liệt giường, tính mạng như ngọn đèn dầu trước gió. Đúng lúc ấy có vị hòa thượng tên là Vân Thủy đi qua huyện Thái Hưng.

Biết được tình cảnh của Thi Khánh Chung, hòa thượng Vân Thủy liền động lòng thương xót, bèn đến thăm và nói với anh ta rằng: “Anh thường ngày hay làm việc xấu, tội nghiệp đã chất chồng, âu cũng là kiếp số phải chịu báo ứng. Hy vọng anh sẽ nhanh chóng hối cải để bù đắp những tội lỗi đã gây ra, nếu không, e rằng sau khi chết sẽ bị đầu thai làm súc sinh”.

Lúc này bệnh tình của Thi Khánh Chung đã vô phương cứu chữa. Anh ta tự biết mình không sống được lâu nữa, lại nghe vị hòa thượng nói vậy thì trong lòng hoảng sợ vô cùng. Những việc ác đã làm, nay dù hối hận cũng đã muộn rồi. Nhưng nghĩ đến việc kiếp sau sẽ bị đầu thai làm súc sinh, Thi Khánh Chung không cam tâm nên đành miễn cưỡng chắp bàn tay trái lên trước ngực, làm ra vẻ ăn năn.

Vị hòa thượng đứng bên cạnh thấy vậy, than rằng: “Thật đáng tiếc! Đáng tiếc! Anh chỉ lễ Phật bằng một tay, khó tránh khỏi số kiếp làm lợn. Đây là nhân quả. Dù vậy, tay trái của anh có thể được miễn, ngoài ra, anh còn có thể tránh được nghiệp bị giết hại”.

Vài ngày sau, Thi Khánh Chung qua đời vì trọng bệnh. Người dân ở Thái Hưng ai cũng thở phào nhẹ nhõm vì kẻ gian ác chuyên ức hiếp người nay đã qua đời. Từ đó không còn ai nghĩ đến Thi Khánh Chung nữa, cả câu chuyện về hòa thượng Vân Thủy cùng những lời ông tiên đoán cũng sớm rơi vào quên lãng.

Bảy ngày sau khi Thi Khánh Chung chết, nhà hàng xóm sát vách của anh ta là Thái Đại Trụ có một lứa lợn ra đời, trong đó có một con rất kỳ dị. Chân trái phía trước của con lợn này có hình dạng và kích thước giống hệt như bàn tay trái với các ngón tay và móng tay của con người. Khi con lợn này đi lại, bàn chân trái không bị chạm xuống đất mà luôn ở tư thế chắp tay trước ngực.

Khi hàng xóm láng giềng nhìn thấy con lợn này, họ thường nhớ lại câu nói của hòa thượng Vân Thủy. Thế là câu chuyện Thi Khánh Chung tái sinh làm kiếp lợn đã trở thành chủ đề bàn tán xôn xao của người dân huyện Thái Hưng. Các bậc lão niên thường lấy câu chuyện này để răn đe con cháu không được làm việc xấu, mà Thi Khánh Chung là một tấm gương sống về điều đó.

Khi thông tin về con lợn kỳ dị nhà Thái Đại Trụ lan truyền ra, người nhà Thi Khánh Chung quá đau xót nên đã bỏ ra một số tiền lớn mua con lợn này về rồi mang đến chùa Bảo Hoa ở thành phố Thượng Hải để phóng sinh.

Có một điều kỳ lạ là mỗi lần có người đến tham quan vườn chùa, con lợn liền lẩn trốn vào giữa đàn lợn như thể nó không muốn bị ai nhìn thấy. Hiện tượng kỳ lạ này càng khiến cho người ta tin rằng đó chính là Thi Khánh Chung đầu thai. Sau khi được thả trong vườn chùa Bảo Hoa, nhiều người đã đến chụp ảnh và treo ở khắp mọi nơi như một lời nhắc nhở về nghiệp báo.

Chuyển sinh làm trâu ngựa để trả nợ

Trên trang mạng Chánh Kiến có một bài viết: “Kiếp trước kiếp này: Người chưa bao giờ cưỡi lừa”. Tác giả Đường Hiểu Vu quen biết một người đàn ông có khả năng nhìn thấy tiền kiếp, ông luôn kể rằng chuyện động vật luân hồi chuyển sinh là hoàn toàn có thật.

Cũng bởi vậy, ông chưa bao giờ cưỡi lừa, cho dù đi đường xa có mệt tới đâu ông cũng đều dắt lừa mà đi. Trâu cũng vậy, ông không bao giờ ngồi lên nó mà cưỡi. Nguyên nhân là bởi ông có thể nhìn thấy kiếp trước của một sinh mệnh, nhìn thấy những con lừa và trâu là bạn thân hoặc người nhà trong tiền kiếp nên ông không dám cưỡi.

Ông nói, thông thường các loại súc vật trong nhà như trâu, bò, ngựa, lợn… đều là con người chuyển thế để trả nợ. Kiếp trước thiếu nợ của gia đình nào đó không trả hoặc không trả được thì kiếp này phải hóa thành trâu ngựa để trả nợ, thiếu nợ thứ gì hay thiếu nợ của ai đều nhất định phải hoàn trả.

Trong dân gian người ta vẫn thường coi lời thề là lời nói gió bay, nên mới tuỳ tiện thề rằng: “Kiếp sau xin được làm trâu làm ngựa để báo đáp”. Đây thực sự không phải là lời nói đùa, nếu thực sự kiếp này không hoàn trả kiếp sau nhất định phải trả. Đó là quy luật bất biến trong vũ trụ này.

Nhân quả báo ứng: Thiếu nợ phải chuyển sinh thành động vật để hoàn trả - ảnh 2Luân hồi là có thật vì vậy hãy làm nhiều việc tốt để có phúc báo. (Ảnh: Oneline88)

Ông còn kể lại một câu chuyện có thật của chính người hàng xóm. Gia đình người hàng xóm nọ có 3 anh em trai, cha của họ đã qua đời. Vài năm sau, trong một lần đi chợ người hàng xóm phát hiện con lừa ở làng bên cạnh chính là cha của anh ta chuyển thế. Kiếp trước thiếu nợ nên kiếp này ông phải hóa thành lừa để báo đáp. Vì thương cha, ba anh em liền bàn nhau mua lại con lừa về nhà chăm sóc bởi họ tin rằng nợ nghiệp nhất định phải hoàn trả.

Vị hòa thượng nhớ lại tiền kiếp

Vào thời Trung Hoa Dân Quốc, một cư sĩ tên là Uông Hiểu Viên ra chợ thì nhìn thấy vị hòa thượng đang đứng nhìn chằm chằm vào hàng thịt lợn mà rưng rưng nước mắt. Lấy làm lạ vị cư sĩ liền tiến lại gần và hỏi thăm duyên cớ, lão hòa thượng trầm ngâm hồi lâu và kể lại với giọng bùi ngùi:

“Tôi có thể nhớ rõ hai đời trước của mình. Kiếp trước khi được làm người, tôi từng làm nghề đồ tể. Tôi sống đến hơn 30 tuổi thì chết. Vong hồn của tôi bị mấy tên quỷ trói lại và đưa đi. Diêm La vương trách phạt tôi vì tội giết hại quá nhiều súc vật, nghiệp lực trầm trọng nên đã lệnh cho quỷ áp giải tôi đến nơi chuyển luân nhận báo ứng. Lúc ấy tôi rất hoảng hốt, mơ mơ màng màng giống như bị uống rượu say không biết gì, chỉ có cảm giác toàn thân nóng đến mức không chịu được. Trong chốc lát lại cảm thấy toàn thân mát lạnh, rồi chỉ trong nháy mắt đã giáng sinh vào một chuồng lợn.

Sau khi cai sữa, mặc dù thấy thức ăn rất bẩn, nhìn đã thấy buồn nôn, nhưng chỉ vì quá đói bụng nên bất đắc dĩ hàng ngày tôi phải miễn cưỡng ăn hết.

Sau này, tôi dần dần hiểu được ngôn ngữ của lợn nên thường xuyên nói chuyện cùng với chúng. Chúng có thể nhớ được rất nhiều sự việc xảy ra trong kiếp trước, chỉ là không có cách nào để kể với con người mà thôi. Chúng đều biết rằng một ngày nào đó sẽ bị giết mổ nên thường hay phát ra những tiếng kêu rên rỉ. Đó chính là cách mà chúng thể hiện sự đau xót về tương lai của mình. Trên khóe mắt và lông mi của chúng luôn ướt bởi những giọt nước mắt, đó là vì chúng luôn khóc thảm cho số phận bi thương đã được biết trước.

Khi lớn lên, bộ dạng của tôi thô kệch, thân hình sồ sề. Đến mùa hè nóng bức thì vô cùng khổ sở, chỉ có ngâm thân trong nước bùn nhão mới dễ chịu một chút. Nhưng điều kiện như vậy lại không phải dễ dàng mà có được. Lông của tôi đã cứng lại thưa thớt nên đến mùa đông thì vô cùng lạnh giá. Cho nên, khi tôi nhìn thấy những con mèo có bộ lông mềm mại khắp thân thì luôn ao ước thèm muốn.

Đến khi tôi đã đủ trọng lượng rồi bị đem đi giết mổ. Khi bị bắt, trong lòng tôi biết rõ là khó tránh khỏi cái chết nhưng vẫn dốc sức mà chạy trốn, hy vọng có thể trì hoãn được chút ít thời gian. Cuối cùng sau khi bị bắt rồi, người chủ dùng chân giẫm mạnh lên đầu rồi lấy dây thừng trói chặt bốn chân tôi lại. Sợi dây thừng kia buộc chặt cứa vào thân xác khiến tôi đau như dao cắt. Tiếp theo, họ vứt tôi lên một chiếc xe tải lớn chứa rất nhiều những con lợn khác. Chúng nằm chồng chất, nằm đè lên nhau khiến trăm mạch và bụng như muốn vỡ tung ra.

Khi đến lò mổ, tất cả chúng tôi bị ném xuống mặt đất đau đến như cảm giác tim gan rụng rời, thống khổ vô cùng. Có con bị giết mổ ngay ngày hôm ấy, có con thì phải chờ đợi trong một vài ngày sau. Ngày nào tôi cũng chứng kiến cảnh dao thớt ở bên trái, nồi đun nước ở bên phải rồi sợ hãi tự hỏi không biết lúc nào đến lượt mình? Ngày ngày chờ đợi lo lắng, toàn thân run rẩy, kêu khóc đến thê thảm.

Thế rồi cuối cùng cũng đến ngày tôi bị giết… Nỗi đau ấy không có từ ngữ nào tả nổi, thực sự là muốn sống cũng không thể mà muốn chết ngay cũng chẳng xong, chỉ có thể rên rỉ những tiếng cuối cùng. Sau đó, tôi lại rơi vào cảnh mơ màng giống như khi chuyển sinh thành lợn lúc trước. Khi tỉnh dậy, tôi mới phát hiện mình lại được chuyển sinh thành người rồi.

Bởi vì Diêm Vương niệm tình tôi có làm một chút việc thiện từ kiếp làm người trước, kiếp làm lợn lại đã hoàn trả xong nên cho phép tôi làm người, chính là kiếp này.

Vừa rồi, chứng kiến cảnh con lợn kia bị giết mổ tôi không khỏi nhớ tới tình cảnh thống khổ của mình lúc trước. Đồng thời, tôi nghĩ đến cảnh vị đồ tể này cũng sẽ phải chịu quả báo trong tương lai khiến cho nước mắt tự nhiên trào ra”.

Nói xong vị hòa thượng quay mặt bỏ đi. Lúc ấy có rất nhiều người vây quanh vị hòa thượng đã đứng lại chỉ trỏ bàn tán. Người hàng thịt sau khi nghe câu chuyện đã vô cùng sợ hãi, từ đó chuyển sang làm một nghề thiện lương khác, hy vọng sẽ giảm nhẹ nghiệp báo sau này.

Theo Tinh Hoa