Tổng Giám đốc WHO – Tedros Adhanom Ghebreyesus đã đóng “tròn vai” của một kỹ trị viên tốt bụng. Trong mọi thời điểm, ông luôn thể hiện mình là một người khiêm tốn, dễ mến, và thường xuyên “mất ngủ” vì tình trạng sức khỏe của thế giới. Tuy nhiên “hồ sơ lý lịch” của TGĐ WHO ít đề cập đến kinh nghiệm quan trọng nhất khiến ông ta có thể leo lên nấc thang quyền lực của thế giới.
Trong vài tháng qua, Tedros Adhanom đã lừa dối thế giới bằng cách “đồng lõa” với Trung Quốc che giấu, thậm chí đưa tin thất thiệt về quy mô đối với đại dịch Viêm phổi Vũ Hán. Dưới sự lãnh đạo của ông, WHO đã trở thành cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ và còn nhiều hơn thế nữa…
Vậy người đàn ông quyền lực mang quốc tịch Ethiopia hiện được cho là đang nắm giữ “tình trạng” sức khỏe của cả tỷ con người là ai?
Là người khen ngợi ĐCSTQ và chỉ trích các quốc gia khác
Tính đến thời điểm này, Mỹ đang đứng đầu bảng top 10 quốc gia có tỷ lệ nhiễm virus Vũ Hán cao nhất, trong khi Trung Quốc xếp cuối bảng. Với số liệu “vô lý” như vậy, nhưng ông Tổng Giám đốc (TGĐ) WHO vẫn tiếp tục ủng hộ phản ứng của ĐCSTQ đối với đại dịch ngay cả khi các nhà quan sát quốc tế đặt nhiều nghi vấn.
Ngày 28/1, Tedros Adhanom gặp Tập Cận Bình tại Bắc Kinh và khen ngợi Trung Quốc vì sự minh bạch, cũng như ca ngợi lãnh tụ ĐCSTQ thể hiện sự lãnh đạo mạnh mẽ vào đúng thời điểm ĐCSTQ đẩy mạnh chiến dịch bắt giữ, trừng phạt công dân của họ vì đã loan “tin đồn” về dịch bệnh.
Ngày 20/2, tại Hội nghị An ninh Munich, TGĐ WHO Tedros đã nhân đôi lời khen ngợi dành cho quốc gia độc tài khi nói rằng Trung Quốc đã mua thời gian cho thế giới.
Trái ngược với giọng điệu khen ngợi hết lời dành cho ĐCSTQ, Tedros lại chỉ trích các quốc gia khác về phản ứng của họ đối với dịch bệnh. Ông kêu gọi các quốc gia không giới hạn việc đi lại với Trung Quốc và cảnh báo sẽ chống lại mọi sự khiển trách hay chính trị hóa đại dịch (nhằm vào ĐCSTQ).
Người đóng vai hoàn hảo
Sinh ngày 3/3/1965 tại Asmara (Ethiopia), Tedros Adhanom trở thành TGĐ WHO vào năm 2017. Ông là người châu Phi đầu tiên đứng đầu cơ quan y tế này và cũng là người đầu tiên giữ cương vị này mà không phải là bác sĩ y khoa.
Tedros Adhanom nhận bằng cử nhân Sinh học tại ĐH Asmara (ở Eritrea) và bằng Tiến sĩ Triết học về Sức khỏe Cộng đồng tại ĐH Nottingham (Anh). Ông từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Y tế của Ethiopia (2005-2012) và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (2012-2016).
Khi còn là Bộ trưởng Y tế của Ethiopia, Tedros đã gặp Bill Gates và trở thành Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Quỹ Toàn cầu do Quỹ Bill & Melinda Gates thành lập, và cũng là người đứng đầu Ban điều phối Chương trình UNAIDS.
Tedros Adhanom còn là thành viên của Liên minh toàn cầu cho Vaccine và Tiêm chủng (GAVI) do Quỹ Gates thành lập, và có mối liên kết chặt chẽ với Quỹ Clinton và Sáng kiến phòng chống AIDS (CHAI).
Với phong cách của một cựu chính khách ngoại giao, Tedros Adhanom được đánh giá là một người niềm nở và chịu khó lắng nghe trong cuộc sát hạch chạy đua vào vị trí TGĐ của WHO.
Với sự trợ giúp của ĐCSTQ, sự ủng hộ của Bill Gates và thông qua Mercury Public – một công ty vận động hành lang cao cấp có trụ sở tại Hoa Kỳ, Tedros Adhanom đã “quảng cáo” cho những thành công “đáng ngờ” của ông ta như: Đốn gục bệnh sốt rét, ngăn chặn HIV/AIDS, giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh…
Nhưng ít ai đề cập đến thực tế đen tối đằng sau những thành quả tô vẽ dối trá sáng rực ấy.
Là thành viên của TPLF – tổ chức bị Mỹ liệt vào danh sách khủng bố
Do đó, thật đáng kinh ngạc khi phát hiện ra rằng, sự nghiệp chính trị của ông TGĐ WHO lại khởi đầu tại Bộ Chính trị của Mặt trận Giải phóng Nhân dân Tigray (Tigray Peoples Liberation Front – TPFL), một tổ chức khủng bố thuộc nhóm dân tộc thiểu số Tigray (chỉ chiếm 6% dân số Ethiopia).
TPFL bị Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ liệt kê trong Cơ sở dữ liệu khủng bố toàn cầu với hàng loạt các vụ bắt cóc, đánh bom và cướp có vũ trang. Trước khi lên nắm quyền vào năm 1991, TPLF đã bị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bị liệt vào danh sách đen của các tổ chức khủng bố.
Sau nhiều năm chiến tranh bạo loạn với các nhóm dân tộc Amhara và Oromo (chiếm 30% và 34% dân số), TPFL đã lật đổ chế độ Mengistu Haile Mariam, và lên nắm quyền vào năm 1991 với tư cách là một chi nhánh của Liên minh đảng cầm quyền Mặt trận Dân chủ Cách mạng Nhân dân (EPDRF).
Tedros Adhanom là một trong ba thành viên chủ chốt của TPFL và có mối quan hệ cực kỳ thân thiết với nhà độc tài quá cố Meles Zenawi Asres – Thủ tướng Ethiopia từ năm 1995 cho đến khi qua đời năm 2012. Thủ tướng Meles Zenawi từng là người đứng đầu TPFL và đứng đầu Mặt trận Dân chủ Cách mạng Nhân dân Ethiopia cầm quyền. Nhà độc tài này cũng coi Tedros Adhanom như một người bạn tâm tình và tặng cho người “đồng chí” vị trí bộ trưởng trong nội các.
Hùa với chế độ độc tài Ethiopia vi phạm nhân quyền
Theo Chỉ số dân chủ được công bố bởi Cơ quan Tình báo kinh tế vào cuối năm 2010, chính quyền Ethiopia bị cáo buộc đã bỏ tù nhiều thành viên của các đảng chính trị đối lập, các blogger, nhà báo và đàn áp tàn bạo với những người biểu tình thuộc sắc dân Oromo.
Tổ chức Ân xá Quốc tế đã theo dõi, ghi chép và báo cáo về tình hình nhân quyền ở Ethiopia trong nhiều thập kỷ và cáo buộc rằng, kể từ cuộc bầu cử cuối cùng của Ethiopia vào năm 2010, đã xảy ra nhiều vụ bắt bớ, giam giữ tùy tiện, tra tấn và đối xử tàn bạo đối với tù nhân chính trị. Chính quyền Ethiopia cũng bị tố cáo vi phạm thô bạo có hệ thống về quyền tự do ngôn luận và lập hội.
Một tạp chí luật quốc tế đã công bố bản báo cáo trong đó cho biết, tổ chức TPFL – mà Tedros Adhanom là thành viên chủ chốt – đã lạm dụng các quan niệm về quyền tự quyết và dân chủ để “đục khoét” Ethiopia. Đất nước nghèo khó này đã kêu gọi các nước phương Tây viện trợ tối đa để cứu đói và phục hồi kinh tế trong bối cảnh chính trị nhiễu nhương.
Viện Oaklan ước tính rằng, khoản viện trợ 3,5 tỷ đôla mà Ethiopia nhận được từ các quốc gia phương Tây (chiếm tới 60% ngân sách quốc gia) chủ yếu được sử dụng để đàn áp chính trị.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HWR) đã cáo buộc Nghị viện châu Âu vào năm 2016 khi vẫn tiếp tục tài trợ mà bỏ qua nhiều vi phạm nhân quyền của chế độ độc tài Ethiopia.
HWR tuyên bố rằng dưới sự lãnh đạo của đảng EPRDF, chính phủ Ethiopia đã không dùng nguồn tiền từ các chương trình viện trợ quốc tế vào các mục đích an sinh, mà lại dùng để nuôi dưỡng bộ máy kiểm soát dân chúng, trừng phạt bất đồng chính kiến và đàn áp đối thủ.
Các chương trình viện trợ lương thực, nông nghiệp, tín dụng vi mô hoặc chăm sóc sức khỏe chỉ mang lại lợi ích cho một số nhóm dân tộc nhất định, trong khi những chương trình khác đã bị tước đoạt một cách có hệ thống. Nên nhớ, đây là thời điểm mà Tedros Adhanom giữ chức Bộ trưởng Bộ Y tế trong chính quyền độc tài Ethiopia.
Nhà báo Abebe Gellaw cho biết, Tedros là một trong ba thành viên hàng đầu của TPLF và đảng này phải “chịu trách nhiệm cho tất cả các vụ tham nhũng, giết chóc, tra tấn, giam giữ hàng loạt, chiếm hữu đất đai…” tại Ethiopia.
Sau khi kết thúc nhiệm kỳ Bộ trưởng Bộ Y tế, Tedros Adhanom được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (2012-2016). Điều này càng củng cố xác nhận rằng, Tedros luôn là ưu tiên lựa chọn cho các quyết định bổ nhiệm trong Đảng của ông ta.
Tháng 11/2013, Bộ Nội vụ Ả rập Xê út tuyên bố trục xuất 5 triệu người nhập cư lậu ra khỏi đất nước. Trong khi tất cả các quốc gia có người nhập cư lậu như Bangladesh, Philippines, Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Yemen… đã tận dụng thời gian ân xá của Ả rập Xê út để kịp thời hồi hương người dân về nước an toàn, thì Ethiopia là quốc gia duy nhất không tổ chức hồi hương người dân của mình.
Hậu quả là rất nhiều người Ethiopia đã bị giam giữ trong các nhà tù khắc nghiệt ở Ả rập Xê út, phải đối mặt với các điều kiện rủi ro đến tính mạng. Với tư cách là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Tedros phải chịu trách nhiệm khi đã không có các biện pháp hồi hương, khiến nhiều người Ethiopia bị tấn công, đánh đập và bị giết chết dã man bởi những người Ả rập Xê út cực đoan.
Cùng với sự đồng lõa của chính phủ Yemen, Tedros Adhanom cũng liên quan đến các quyết định và hành động vi phạm nhân quyền khi tổ chức vụ bắt cóc, dẫn độ một số nhà lãnh đạo bất đồng chính kiến và hàng trăm người xin tị nạn ở Yemen.
Ngày 13/5/2014, một phái đoàn do Bộ trưởng Ngoại giao Tedros Adhanom đã bay tới Yemen để gặp các quan chức an ninh và ngoại giao nước này. Hai nhóm quan chức thuộc chế độ bất hảo đã có một cuộc họp cấp cao chủ yếu liên quan đến đàn áp bạo lực.
Phía Bộ Ngoại giao Ethiopia muốn Yemen trao những người bất đồng chính kiến đang xin tị nạn ở Yemen, hoặc cho phép sử dụng sân bay quốc tế Sana’a của Yemen làm tuyến đường quá cảnh để “dàn xếp” các vụ bắt cóc các nhà bất đồng và đưa về Ethiopia.
Andargachew Tsege là nhân vật chủ chốt trong phong trào dân chủ ở Ethiopia và đứng đầu trong danh sách những người bất đồng chính kiến mà phái đoàn của Tedros Adhanom muốn Yemen trao trả.
Ngày 15/5/2014, Tedros đã tweet: “Chúng tôi vừa kết thúc cuộc họp cấp bộ trưởng #Yemen #Ethiopia trong # Senea’a [sic]. Đã ký 9 thỏa thuận”.
Một cựu quan chức an ninh Ethiopia cho biết, Tedros Adhanom không chỉ liên quan đến vụ bắt cóc nhà đấu tranh dân chủ Tsege, mà còn đóng vai trò tích cực trong việc lùng bắt hơn 760 nhà bất đồng chính kiến chạy trốn sang Yemen. Trớ trêu là, chính Tedros Adhanom đã xuất hiện trên VOA Amharic vào tháng 7/2015 và nói rằng vụ bắt cóc của Tsege là hợp lý.
Bị cáo buộc tội diệt chủng
Với tư cách là một quan chức cấp cao trong chính quyền Ethiopia, Tedros Adhanom là một người phục vụ tận tụy cho một trong số những chế độ độc tài tồi tệ nhất tại châu Phi.
Liên minh Chuyên gia Amhara cáo buộc Tedros đã thực hiện một chính sách diệt chủng thực sự khi còn là Bộ trưởng Bộ Y tế. Nhóm dân tộc Amhara tại Ethiopia đã bị “hụt mất” hơn 2,5 triệu người trong khoảng 10 năm (1997-2007), trong khi các nhóm dân tộc khác tăng trung bình hằng năm là 2,6%, thì người Amhara chỉ có mức tăng dân số 1,9%.
Người Amhara không được hưởng các dịch vụ y tế tương tự như người Tigray (sắc dân của đảng TPFL của Tedros), ngoại trừ chương trình tránh thai luôn được “ưu tiên” dành cho họ. Sắc dân Tigray cũng được nhận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm y tế tốt hơn gấp 5 lần so với người Amhara.
Các nhân viên y tế đã buộc người Amhara phải tiêm thuốc ngừa thai Dep-Provera với tỷ lệ 29%, cao hơn nhiều so với dân tộc Tigray (19%). Có điều, thuốc tránh thai Depo-Provera đã bị Mỹ cảnh báo hạn chế sử dụng bởi những tác dụng phụ như làm gia tăng nguy cơ loãng xương, ung thư vú, và khó khăn thụ thai sau khi sử dụng thuốc kéo dài.
Liên minh Chuyên gia Amhara cáo buộc chính phủ Ethiopia phân biệt chủng tộc khi ép buộc phụ nữ dân tộc Amhara sử dụng thuốc tránh thai Depo-Provera mà không có sự đồng ý của họ, cũng như không thông báo cho họ biết về tác dụng phụ của thuốc.
Loại thuốc tiêm tránh thai này đã bị hạn chế hoặc thậm chí bị cấm ở châu Âu và Mỹ, nhưng vẫn được đưa vào dự án kế hoạch hóa gia đình của WHO và các chương trình như FP2020 do Quỹ Bill và Melinda Gates hỗ trợ.
Tháng 7/2017, tại Hội nghị Thượng đỉnh được tổ chức vào Ngày Dân số Thế giới, Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ ngừng tài trợ cho Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) bởi Quỹ này liên quan đến các chính sách hoặc cung cấp thông tin phá thai. Mỹ đóng góp 69 triệu đôla cho UNFPA mỗi năm.
Cũng tại Hội nghị này, vợ tỷ phú Bill Gates – Melinda Gates cho biết bà đã “gặp rắc rối lớn” bởi sự cắt giảm ngân sách của chính quyền Tổng thống Trump đối với UNFPA.
Trong khi đó, Tedros Adhanom cũng tham dự Hội nghị với tư cách là tân TGĐ của WHO đã hứa hẹn sẽ đặt các vấn đề quyền lợi về tình dục và sinh sản lên ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, chính ông khi còn là Bộ trưởng Bộ Y tế Ethiopia đã tham gia trực tiếp vào các chính sách kiểm soát sinh sản bất nhân đối với phụ nữ dân tộc Amhara.
Che giấu bệnh dịch tả
Cũng ở cương vị Bộ trưởng Bộ Y tế, Tedros Adhanom liên quan đến các vụ che đậy bệnh dịch tả ở Ethiopia trong các năm 2006, 2009 và 2011. Do lo ngại ảnh hưởng đến doanh thu từ xuất khẩu thực phẩm và du lịch, chính phủ độc tài Ethiopia đã lấp liếm bằng cách giảm nhẹ khi nói đó là bệnh tiêu chảy cấp tính và “trong tầm kiểm soát”.
Tuy nhiên, người đứng đầu Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của LHQ tại Ethiopia là Paul Hebert lại cho biết, căn bệnh này “ngoài tầm kiểm soát”, đang lây lan rộng ra cả nước và cần phải được ngăn chặn.
Tedros Adhanom không muốn làm hỏng hình ảnh Đảng cầm quyền của ông ta bằng cách từ chối tuyên bố Ethiopia là ổ dịch, ông ta đã tước bỏ những sự trợ giúp cơ bản mà người dân đang cần để đối chọi lại dịch tả, chẳng hạn như cung cấp nước uống an toàn và các biện pháp xử lý nước thải.
Kịch bản tương tự đã được lặp lại vào năm 2009 và 2011, Tedros đã phớt lờ một ổ dịch lớn ở Sudan – nước láng giềng với Ethiopia, khiến nhiều người dân đã bị chết bởi không có các biện pháp phòng ngừa.
Vụ việc nghiêm trọng tới mức một nhóm bác sĩ Hoa Kỳ đã viết một bức thư ngỏ gửi tới tân TGĐ WHO Tedros Adhanom, bức thư có đoạn: “Sự im lặng của ông về bệnh dịch tả ở Sudan là đáng trách. Việc ông không chuyển mẫu phân của các nạn nhân ở Sudan đến Geneva để xác nhận chính thức dịch tả, khiến ông hoàn toàn đồng lõa với sự đau khổ và tiếp tay cho cái chết khủng khiếp tiếp tục lan rộng ngoài tầm kiểm soát…”.
Trục lợi khi là Chủ tịch Quỹ Toàn Cầu
Quỹ Toàn cầu do Quỹ Bill và Melinda Gates thành lập để ngăn ngừa bệnh AIDS, Lao và Sốt rét. Tháng 7/2009, Tedros Adhanom được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ Toàn cầu với nhiệm kỳ hai năm.
Năm 2012, một cuộc kiểm toán của Quỹ Toàn cầu đã xem xét các khoản chi phí của chương trình hỗ trợ bệnh lao và sốt rét ở một số quốc gia châu Phi (trong đó có Ethiopia) với số tiền tài trợ lên tới 1,3 tỷ đôla.
Họ đã phát hiện ra rằng, việc sử dụng các quỹ viện trợ quốc tế trong nhiệm kỳ 2 năm (2009-2011) của Tedros là rất đáng nghi ngờ. Tổng thanh tra John Parson, chịu trách nhiệm kiểm toán Quỹ Toàn cầu đã tiết lộ Quỹ này thiếu sự minh bạch, có nhiều thiếu sót trong kế toán và quản lý quỹ đến mức “thiếu hụt” không rõ lý do 7 triệu đôla tiền quỹ.
Các cuộc điều tra của Tổng thanh tra John Parson cũng cho thấy sự khác biệt rất lớn giữa các kết quả được trình bày “trên giấy” và thực tế quan sát được ở Ethiopia trong các chuyến thăm thực địa.
Ví dụ, 77% trung tâm y tế được xây dựng mà không có hệ thống nước uống và 32% thiếu thiết bị vệ sinh. Cũng chỉ có 14% tại các trung tâm y tế này được trang bị kính hiển vi và chỉ 12% có hiệu thuốc tại đó. Tuy nhiên, những phát hiện của đoàn thanh tra do Tổng thanh tra John Parson dẫn đầu đã bị bác bỏ.
Thăng quan tiến chức nhờ có ĐCSTQ “chống lưng”
Người ta tự hỏi, làm thế nào một người có “hồ sơ lý lịch” kinh khủng như vậy, lại có thể trở thành TGĐ của WHO. Không còn nghi ngờ gì nữa, vị trí quyền lực ấy đã được Mercury Public – một công ty chuyên lobby các “giao dịch” chính trị – đã chuẩn bị các bài thuyết trình ứng cử “mượt mà” cho Tedros Adhanom, và đẩy ông lên bệ phóng trở thành đại diện cho ‘tiếng nói của các nước đang phát triển”.
Vậy đằng sau hậu trường ấy, ai đã chi trả tiền cho công ty vận động hành lang Marcury Public? Cần phải biết, Tedros là ứng cử viên yêu thích của Bill Gates, vì đã từng có mối quan hệ chặt chẽ với Quỹ Gates trong các chính sách Kế hoạch hóa gia đình “diệt chủng” khi ông này giữ chức Bộ trưởng Bộ Y tế Ethiopia.
Nhưng trên hết, Tedros Adhanom đã có một đồng minh “chống lưng” cực kỳ quan trọng: ĐCSTQ. Từ nhiều năm trước, ông ta đã xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài với chính quyền Bắc Kinh khi còn là quan chức cấp cao của chính phủ độc tài Ethiopia.
Từ năm 2012-2016, thời gian Tedros Adhanom giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cũng là thời điểm Trung Quốc đầu tư sâu rộng và mạnh mẽ nhất vào Ethiopia với số tiền lên tới 13,6 tỷ đô la.
Với việc đầu tư phát triển gần 70% cơ sở hạ tầng tại Ethiopia, dòng tiền của Trung Quốc đã giúp Ethiopia thay đổi “diện mạo” với một tuyến đường sắt kết nối Ethiopia với Djibouti, hệ thống đường cao tốc với quy mô 6 làn xe, một hệ thống tàu điện ngầm cùng các tòa nhà chọc trời…
Thậm chí, Trung Quốc còn tài trợ 100% xây dựng cả trụ sở Trung tâm Phòng chống dịch bệnh châu Phi (CDC). Đây chính là một phần trong nỗ lực của ĐCSTQ nhằm đạt được những ảnh hưởng nhất định tại đất nước châu Phi nghèo khó này.
Về phần mình, Ethiopia có một vị trí chiến lược đắc địa, “tọa lạc” ở trung tâm của vùng Sừng châu Phi. Đây là cửa ngõ từ phương Đông đi vào Lục địa đen. Ethiopia cũng là nơi đặt trụ sở của hơn 90 tổ chức quốc tế và khu vực như UN, UNDP, WB, AU…
Không có gì ngạc nhiên khi vào tháng 3/2017, hai tháng trước cuộc bầu cử của WHO, Tedros Adhanom được ĐCSTQ mời tới Trung Quốc và có bài phát biểu tại Đại học Bắc Kinh, nơi ông kêu gọi sự hợp tác mạnh mẽ hơn giữa Trung Quốc và thế giới về các vấn đề sức khỏe toàn cầu.
Sự hỗ trợ của ĐCSTQ dành cho Tedros đã được đền đáp ngay lập tức. Một ngày sau khi giành được chiếc ghế TGD WHO, Tedros đã xác nhận với truyền thông Trung Quốc rằng, ông và WHO sẽ tiếp tục ủng hộ nguyên tắc Một Trung Quốc.
Ba năm sau, vào năm 2020, sự hỗ trợ hết mình của ĐCSTQ dành cho TGĐ WHO Tedros Adhanom giờ đang khởi tác dụng mãnh liệt.
“Tuân lệnh” ĐCSTQ, loại bỏ Đài Loan
TGĐ WHO Tedros có “đi đêm” với ĐCSTQ hay không vẫn còn đang gây tranh cãi, nhưng việc ông ta ngầm chấp nhận chính sách Một Trung Quốc của ĐCSTQ, bằng cách cấm Đài Loan tham gia Hội đồng Y tế Thế giới là sự thật hiển nhiên.
Ảnh hưởng của Trung Quốc tại WHO cũng được thể hiện rõ qua cách đối xử với Đài Loan. Kể từ khi gia nhập Liên Hợp Quốc vào năm 1971, ĐCSTQ đã chặn tư cách thành viên WHO của Đài Loan với lý do hòn đảo dân chủ này là một phần không thể tách rời của Trung Quốc.
Từ năm 2009 đến 2016, Đài Loan được phép tham dự Hội đồng Y tế Thế giới – cơ quan ra các quyết định tối cao của WHO – với tư cách là quan sát viên dưới cái tên Đài Bắc Trung Quốc. Một năm sau khi Tedros trở thành TGĐ, Đài Loan không được phép tham gia bất kỳ diễn đàn nào của WHO nữa.
Tháng 12/2019, WHO đã phớt lờ những cảnh báo công khai của Đài Loan rằng, căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp mới xuất hiện ở Trung Quốc có thể truyền từ người sang người.
Giữa tháng 1/2020, mặc dù đã có bằng chứng rõ rệt, nhưng WHO đã lặp lại lời nói dối của ĐCSTQ rằng, không có bằng chứng căn bệnh này lây truyền từ người sang người.
Cùng thời điểm này, WHO – theo chỉ thị của chính quyền Bắc Kinh – đã không cho Đài Loan tham gia vào các cuộc họp quan trọng để phối hợp phản ứng với coronavirus chủng mới. Thậm chí WHO còn báo cáo cung cấp thông tin sai về sự lây lan của virus tại Đài Loan.
Vai trò của TGĐ WHO trong đại dịch Viêm phổi Vũ Hán
Với tất cả những kết nối ở trên, người ta đã có thể giải thích lý do tại sao mọi quyết định của TGĐ Tedros Adhanom đều có “bóng dáng” của ĐCSTQ phía sau. Vẫn còn quá nhiều câu hỏi mở xung quanh sự bùng nổ của con virus corona Vũ Hán lần đầu tiên được ghi nhận vào tháng 12/2019 tại thành phố Vũ Hán ở miền trung Trung Quốc.
Ngày 20/1/2020, các ca bệnh hô hấp nghiêm trọng đã lây lan với tốc độ chóng mặt khiến chính quyền Bắc Kinh phải hủy bỏ các sự kiện đón mừng năm mới và áp đặt lệnh phong tỏa với thành phố 11 triệu dân vào ngày 23/1.
Ngày 28/1, TGĐ WHO Tedros có mặt tại Bắc Kinh gặp ông Tập Cận Bình để thảo luận về tình hình và công khai ca ngợi chính quyền Bắc Kinh lẫn lãnh tụ ĐCSTQ Tập Cận Bình.
Ngày 30/1, WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng (PHEIC) sau khi Tedros đã cố tình trì hoãn công bố, và thế giới đã bị mất đi các tuần quý giá để có thể ngăn chặn dịch bệnh.
Ngày 3/2, Tedros Adhanom khen ngợi các biện pháp phong tỏa hà khắc chưa từng có của Trung Quốc, đồng thời chỉ trích Mỹ và các quốc gia khác đã kỳ thị người Trung Quốc bằng cách đóng cửa biên giới, cắt giảm du lịch và ngừng các chuyến bay đến Trung Quốc.
Trong khi 59 hãng hàng không khác từ 44 quốc gia khác nhau ngừng bay đến Trung Quốc, thì có một quốc gia – nơi hãng hàng không của quốc gia này đã không chặn các chuyến bay nào đến Trung Quốc cho đến tận ngày hôm nay. Đó chính là hãng hàng không Etopian. Hãng này khẳng định họ sẽ tuân theo chỉ thị của WHO, và tiếp tục các chuyến bay hàng ngày đến Trung Quốc.
Là cơ quan y tế hàng đầu, những quyết định của WHO có ảnh hưởng đáng kể đối với các phản ứng quốc gia trước bất kỳ mối nguy hiểm sức khỏe nào. Điều này càng làm cho những lời chỉ trích của Tedros về việc cấm du lịch hàng không càng gây chú ý.
Câu hỏi đặt ra là: Liệu người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới có chương trình “nghị sự” bí mật nào mà chưa được tiết lộ?
Bảo vệ lợi ích của Trung Quốc tại Ethiopia và châu Phi
Ethiopia chính là “kênh” vận tải hàng không quan trọng nối “Lục địa Đen” với Trung Quốc. Chính vì vậy Trung Quốc đã xây dựng một sân bay mới ở thủ đô Addis Ababa của Ethiopia, và đây là cửa ngõ hàng không đi lại giữa các quốc gia châu Phi và Trung Quốc.
Sân bay quốc tế Bole của Ethiopia trung bình mỗi ngày đón 1.500 hành khách đến từ Trung Quốc. Ước tính có khoảng 1 triệu người Trung Quốc làm việc ở châu Phi từ Zambia đến Nigeria và quê hương của ngài TGĐ WHO Tedros Adhanom là nơi người Trung Quốc nhập cảnh đầu tiên.
Bất chấp người dân Ethiopia phản đối nguy cơ du lịch hàng không của Trung Quốc có khả năng lây lan truyền nhiễm dịch bệnh, chính phủ độc tài nước này vẫn tiếp tục sử dụng các tuyên bố của WHO và Tedros để duy trì hoạt động kinh doanh du lịch.
Với lưu lượng lên tới hàng nghìn hành khách Trung Quốc hằng ngày đi qua “cửa ngõ” sân bay Quốc tế Bole, hệ thống y tế của Ethiopia không thể đủ khả năng chống đỡ một khi dịch bệnh bùng nổ.
Ethiopia cũng là một trong những quốc gia nghèo nhất ở châu Phi sau nhiều thập kỷ nội chiến kéo dài. Nhà đầu tư lớn nhất từ trước đến nay chính là Trung Quốc, vốn luôn coi Ethiopia là trung tâm của chiến lược đầu tư châu Phi trong Sáng kiến Vành đai và Con đường.
Phải chăng Tedros không muốn gây nguy hại cho mối quan hệ kinh tế giữa đất nước ông ta và Trung Quốc, khi vẫn để hãng hàng không quốc gia của Ethiopia bay tới bay lui tới tâm dịch Trung Quốc?
Trong những ngày này, Tedros có vẻ quan tâm nhiều hơn đến “sức khỏe” tài chính của hãng hàng không Etopian, và tương lai của các khoản đầu tư của Trung Quốc vào đất nước ông ta, cũng như các đồng minh châu Phi hơn là các nguyên tắc phòng ngừa sức khỏe cộng đồng cho người dân Ethiopia.
Mối xúc tác giữa Trung Quốc và Châu Phi
Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc -Châu Phi đưa tin rằng, Chủ tịch Tập Cận Bình đã trò chuyện với Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali qua điện thoại vào ngày 25/2, để khẳng định mối quan hệ bền chặt giữa hai nước.
Cuộc gọi điện thoại này cũng như hai lá thư cảm thông từ ngài Thủ tướng, đã chứng thực cho tình hữu nghị sâu sắc và hỗ trợ lẫn nhau giữa Trung Quốc và Ethiopia với tư cách là đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Ethiopia đã làm theo khuyến nghị của WHO, giữ mối quan hệ và trao đổi bình thường với Trung Quốc. Trung Quốc đánh giá cao sự tự tin như vậy.
Kiểm soát sức khỏe và kinh tế của châu Phi rõ ràng là một “bước đệm” quan trọng trong việc tiến đến quản lý dịch bệnh. Trước đó, chính quyền Tổng thống Trump đã cảnh báo các hoạt động gián điệp của Trung Quốc tại Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh châu Phi trong tương lai (CDC), và tuyên bố Mỹ sẽ ngừng tài trợ cho châu Phi nếu Bắc Kinh tiếp tục xây dựng trụ sở tại Ethiopia.
Ngày 6/2/2020, tờ Financial Times dẫn lời một quan chức của Mỹ rằng: “Đây là mối đe dọa đối với châu Phi. Châu Phi có lượng lớn dữ liệu gene và người Trung Quốc muốn xây dựng CDC để lấy cắp dữ liệu từ tất cả các trung tâm khác (châu Phi có 5 trung tâm CDC)”.
Mỹ đã đầu tư 900 triệu đôla để hỗ trợ y tế ở châu Phi trong suốt 15 năm qua, và đã giải ngân 14 triệu đôla cho trung tâm CDC tại châu Phi trong năm đầu tiên hoạt động (2017).
Nhưng Trung Quốc đã luồn lách đi trước và tài trợ 200 triệu đôla để xây dựng tại Ethiopia một Trung tâm Hội nghị Liên minh châu Phi, nơi đặt trụ sở thư ký CDC châu Phi.
Có vẻ như Trung Quốc và Mỹ đã “thỏa thuận” hợp tác dưới thời chính quyền Tổng thống Obama. Và tất nhiên, những mối liên hệ cột kèo mờ ám giữa ĐCSTQ – TGD WHO Tedros – Ethiopia không thể tồn tại lâu dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Vậy chỉ có thể hiểu, hoặc TGĐ WHO Tedros Adhanom là người đồng lõa với ĐCSTQ, hoặc là ông một kẻ tham vọng nhưng bất tài nguy hiểm.