Phương Tây bắt đầu tẩy chay “Cà phê chồn” vì lý do nhân đạo khi biết rằng những con chồn có thể bị suy nhược tinh thần và trở nên cáu kỉnh khi bị giam giữ trong những chiếc cũi nhỏ bé chật hẹp phục vụ quy trình sản xuất thương mại.
“Cà phê chồn” được lấy từ phân của những con chồn (Cầy hương) Indonesia để làm nguyên liệu sản xuất cà phê. (Ảnh: Internet)
Câu chuyện thương tâm đằng sau ngành sản xuất “cafe chồn”
“Cà phê chồn” là một trong những loại cà phê đắt nhất thế giới. Những hạt cà phê này được lấy từ phân do các con chồn Indonesia thải ra như một nguyên liệu thô sản xuất cà phê. Vì vậy nó được gọi là “Cà phê chồn”.
Do số lượng phân cà phê của chồn được tìm thấy từ môi trường tự nhiên là rất nhỏ. Do đó nhằm sản xuất số lượng lớn cà phê kỳ lạ này, những doanh nhân vì lợi nhuận ban đầu sẽ bắt bừa bãi những con chồn hương (hay còn gọi cầy hương) hoang dã, thông qua phương pháp nuôi nhân tạo để có được phân của chúng, từ đó sản xuất ra “Cà phê chồn”.
Thức ăn hàng ngày của những con chồn là những loại quả mọng, chẳng hạn quả việt quất, quả anh đào, mâm xôi… Bởi vì những loại quả mọng này sẽ được lên men trong dạ dày của chúng, từ đó làm giảm vị đắng của cà phê. Vì hạt cà phê không thể được tiêu hóa nên sẽ bị thải ra ngoài. Sau đó những công nhân sẽ đem những phân chồn đi làm sạch nhặt ra hạt cà phê, sau đó rang. Cuối cùng biến thành loại cà phê cực kỳ đắt đỏ này.
Nhưng chồn hương hay cầy hương là một loài động vật vốn bản tính tự do. Khi bị con người bắt nhốt trong những chiếc lồng bé nhỏ bẩn thỉu, khiến chúng trở nên cáu kỉnh hay thậm chí tinh thần lo lắng, thậm chí dẫn đến tuyệt thực. Bởi vì chúng bị nhốt trong điều kiện như vậy cộng thêm với thức ăn cực kỳ đơn giản. Do đó dẫn đến tình trạng thiếu nghiêm trọng các vitamin và các chất dinh dưỡng khác. Nên có thể nói chúng hoàn toàn có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Nhưng những thương nhân hoàn toàn bỏ qua tất cả những điều này, trong mắt họ làm cách nào khiến chúng có nhiều phân càng tốt. Cách làm của họ cũng đồng nghĩa với việc kết án tù chung thân không thương tiếc đối với những con cầy hương bị giam cầm.
Theo thông tin được công bố, doanh số tiêu thụ cà phê chồn thông thường lên tới 1000 đôla/kg. Trong khi lượng phân cầy hoang dã thu nhặt được làm cà phê, sản lượng hàng năm chỉ có 500kg ở Indonesia.
Loại cà phê đến từ phân chồn được con người coi là một sản phẩm mới lạ. Nhà phê bình cà phê Chris đã nhận xét rằng cà phê đến từ phân chồn này có một mùi hương đặc biệt mạnh mẽ, tương tự như hương vị của sô cô la. Nhưng với cách nuôi nhân tạo này thì có sự khác biệt rất lớn.
Phụ trách chuyên mục thực phẩm Tim Carman của tờ “Washington Post” khi nhận xét về cà phê chồn được bán ở Mỹ đã viết: “Nó có vị giống như Folgers Coffee, giống như bị hỏng, không có mùi vị của cuộc sống. Giống như bạn tắm và ngâm trong phân khủng long hóa đá. Tôi không thể uống hết nó”.
Một số nước phương Tây hiện nay đã bắt đầu phong trào tẩy chay “Cà phê chồn”. Sau khi những người tốt hiểu được sự thật này đều cảm thấy bi ai và buồn cho số phận những con chồn hương gặp phải.
My My
Theo daikynguyenvn.com