Một số nhà bình luận thiếu hiểu biết đã xem phong trào “Antifa” như là phong trào “chống phát xít có tổ chức nghiêm ngặt”, hoặc là tổ chức “chống lại chủ nghĩa phát xít”. Trên thực tế, đây là phong trào của những kẻ bạo lực cực đoan, bắt nguồn từ một triết lý sai lầm vào hồi đầu thế kỷ 20.
Bài xã luận của Washington Examiner cho rằng, khái niệm “chống phát xít” khởi đầu đã là sự lừa dối, và cho đến nay nó vẫn nguyên là sự lừa dối.
Các cuộc bạo loạn đang hoành hành tại các thành phố của Hoa Kỳ không phải là về hành vi sai trái của cảnh sát, mặc dù sự vô cảm và nhẫn tâm của cảnh sát dẫn đến cái chết của George Floyd đã làm bùng nổ các cuộc biểu tình ôn hòa trong những ngày đầu. Nhưng bây giờ, sự việc đã trở thành “cái cớ” cho một loạt các hành động nổi loạn và cướp bóc chuyên nghiệp. Nhân cơ hội này, nhóm nổi loạn đã ngang nhiên phô trương bạo lực và để cho “bọn tay chân” của chúng sẵn sàng vi phạm pháp luật. Jared Monroe đã phát hiện ra điều này khi ông xâm nhập vào một nhóm bạo loạn ở Utah.
Chín mươi năm về trước, Liên Xô cũ đã tạo ra khái niệm ”chống phát xít” với mục đích tuyên truyền. Đảng Cộng sản Liên Xô khi ấy cần triển khai một thông điệp nhằm xoa dịu các nền dân chủ phương Tây “ngây thơ dễ tin”, và cũng nhằm “đánh lạc hướng” để họ không coi chủ nghĩa Bôn-sê-vích là một mối đe dọa.
Khái niệm “Chống phát xít” hoàn toàn phù hợp cho kế hoạch này. Nó tạo ấn tượng rằng chủ nghĩa Stalin không đối lập với lý tưởng của xã hội tự do. Đây là một công cụ thuyết phục hoàn hảo, một ứng dụng thực tế, sống động để ngụy biện một cách giả dối rằng: “Các bạn chống lại Đức quốc xã? Vậy thì, các bạn phải sát cánh với chúng tôi, hoặc ít nhất là phải cảm thông và tin tưởng vào chúng tôi”.
Hàm ý ở đây là ý tưởng rằng: Nếu các bạn không đồng tình với chúng tôi thì các bạn chắc hẳn là thiên về chủ nghĩa phát xít, vì vậy, bất kỳ hành vi bạo lực nào giáng xuống các bạn đều xứng đáng.
Với ý nghĩa này, “Antifa” đòi hỏi rằng khi những kẻ bạo động đội mũ trùm đầu đen xuống đường cướp phá đánh người trọng thương dưới danh nghĩa chống kỳ thị chủng tộc, chống kỳ thị giới tính, chống tham lam, tham nhũng, thì chúng xứng đáng nhận được sự cảm thông của người dân Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nếu nhiều người hơn nữa hiểu rằng mục tiêu lớn của chúng là dùng bạo lực để lật đổ chính phủ Hoa Kỳ, bãi bỏ doanh nghiệp tư nhân, đàn áp những tiếng nói phản đối mục tiêu và hành động bạo lực của chúng, thì liệu người dân Hoa Kỳ có còn dành “thiện cảm” cho chúng hay không.
Nhưng ít khi cái gọi là “chống phát xít” này có điều kiện phơi bày sự dối trá của nó. Chúng ta hiện đang trải nghiệm một trong những khoảnh khắc như thế. Trong bối cảnh loạn tượng này, chiếc mặt nạ của chế độ chuyên chế toàn trị đang được kéo xuống.
Có một từ dành cho những người chuyên dùng bạo lực để bịt miệng và đe dọa người khác vì lý do chính trị; hoặc cố gắng đe dọa mọi người, khiến họ hoảng sợ trong chính thành phố và thị trấn của mình; đó là từ “khủng bố”. Chúng tôi không thể nói chi tiết về tất cả các nhóm Antifa. Nhưng những nhóm và mạng lưới cụ thể liên quan đến việc tổ chức và thực hiện các hành động bạo lực trên đường phố Hoa Kỳ là những kẻ khủng bố trong nước. Những người ném đá và đánh người vô tội trên đường cũng tồi tệ như cảnh sát hay nhóm klan [nhóm gây hận thù] tệ hại nhất ở Mỹ – họ là những kẻ khủng bố. Và đây là bản chất thực của phong trào Antifa.
Chính phủ chính xác là để bảo vệ cuộc sống của con người và ngăn chặn bạo lực. Mục tiêu này bao gồm việc dập tắt các phong trào sử dụng bạo lực đường phố và các chiến thuật đe dọa như một biện pháp xâm phạm quyền của người khác. Đã đến lúc các tiểu bang ở Hoa Kỳ phải thực hiện trách nhiệm để đảm bảo sự tuân thủ luật pháp và trật tự xã hội, bằng cách bắt giữ và truy tố những kẻ bạo loạn ở mức tối đa trong khuôn khổ pháp luật.
Đối với việc Tổng thống Trump đề nghị luật liên bang phải xác định những tổ chức và những kẻ bạo động “Antifa” là khủng bố, thì đây quả là điều nên được xúc tiến.
Đây không phải là việc lên án các quan điểm cánh hữu hay cánh tả, thậm chí đối với cả những quan điểm cực đoan nhất. Đây không phải là việc ngăn chặn những ngôn luận gây tranh cãi. Đây chính là việc ngăn chặn bạo lực, các mối đe dọa, mà Antifa và những kẻ khủng bố khác sử dụng như vũ khí đầu tiên. Đây là về việc ngăn chặn những kẻ xâm phạm quyền tự do ngôn luận của người khác. Antifa đã tổ chức các vụ đánh phá bạo lực và vi phạm luật pháp ở các thành phố như Berkeley và Portland; đôi khi, điều này đồng nghĩa với sự “gật đầu làm ngơ” từ chính quyền địa phương. Việc khoan dung trước bạo lực như vậy không thể tồn tại cùng với sự tự do thật sự.
Nhà sử học Norman Davies đã viết về thuật ngữ “chống phát xít” rằng nó “mang lại ấn tượng sai lầm rằng các nhà dân chủ có nguyên tắc hành xử theo luật pháp và có quyền tự do ngôn luận, có thể quan hệ thân thiện với những kẻ độc tài của giai cấp vô sản”. Đó cũng là sự dối trá để duy trì phong trào Antifa của ngày hôm nay, và nó đã bị phơi bày thông qua các hành động bạo lực và cướp bóc bởi các tín đồ antifa.
Theo Washington Examiner