Đất nước Ấn Độ mênh mông là nơi Phật Thích Ca truyền Pháp của ngài, đã từng là “xứ Phật” trong quá khứ, người dân căn bản là có duyên với Phật Pháp mặc dù ngày nay hầu hết đã chuyển sang Ấn Độ giáo. Chính vì duyên phận xa xưa này, ngày nay người dân Ấn Độ rất dễ dàng tiếp nhận ánh sáng Phật Pháp khi Đại Pháp hồng truyền.

d249c7f3e79eea41e00876fb738ab0d9.jpg

Các em học sinh ở mọi lứa tuổi thiền định
(bài Công Pháp thứ 5 của Pháp Luân Công)

Kỷ niệm ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới tại một trong những khu vực xa xôi nhất của vùng Đông Bắc Ấn Độ

Một học viên sống ở Sarnath, người đã giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp, hay còn gọi là Pháp Luân Công, ở Sikkim, Ladakh và các khu vực xa xôi khác ở Ấn Độ, gần đây đã mạo hiểm lặn lội đến một số vùng xa xôi hẻo lánh ở Đông Bắc Ấn Độ.

Vùng Đông Bắc Ấn Độ có bảy bang, thường được gọi là “bảy chị em”. Văn hóa của họ có nhiều nét tương đồng với những người ở khu vực Tây Tạng, Myanmar và Trung Quốc hơn là dòng chính Ấn Độ. Những lo lắng về sự an toàn khiến nhiều du khách phải chùn bước, thế nhưng những con người nơi đây là những người thân thiện nhất trong cả tiểu lục địa này.

Mizoram là một bang nhỏ miền núi, có dân cư thưa thớt và là bang xa nhất trong số bảy bang. Đây là vùng đất của những người dân vùng cao, được gọi là Mizos thuộc nhóm tộc người Mông Cổ. Họ rất hiếu khách và yêu chuộng hòa bình.

Thủ phủ, Aizawl, là một trong những thành phố ít người đến thăm nhất ở Ấn Độ và nằm trên những mỏm đồi trơn trượt. Đây là một trong những cộng đồng tự do và thuần phác nhất ở Ấn Độ. Không có phân biệt giới tính, địa vị hay tôn giáo, và người dân gắn kết với nhau theo các nguyên tắc đạo đức gọi là “Tlawmngaihna,” mà về bản chất, chính là sự quan tâm và chăm sóc vô vị kỷ đối với người khác hoặc “giúp đỡ những người khác bằng tất cả tấm lòng” và kính trọng người già.

Hành trình gian nan

Đó là một hành trình bốn ngày ba đêm đầy gian lao, với một chuyến tàu bị hoãn do sạt lở đất và dừng 8 ngày ở Aizawl. Một trận động đất gần đây đã gây ra lở đất ở chính nơi mà học viên này có kế hoạch đến thăm.

Thủ phủ Aizawl

Người học viên đã tổ chức một cuộc họp báo ở Aizawl để giới thiệu Pháp Luân Công đến địa phương. Sự kiện này khiến ba tờ báo tiếng Anh, 6 tờ báo địa phương bằng tiếng Mizo và truyền hình địa phương đưa tin. Khi học viên cảm ơn nhà chủ biên 80 tuổi vì đã đăng tải bài báo chi tiết trên trang báo của mình, ông trả lời: “Chị xứng đáng được như vậy.”

Vị học viên này cũng tổ chức một buổi thảo luận mà ở đó những người tham dự đã được học năm bài công pháp, xem bộ phim tài liệu ngắn về cuộc bức hại Pháp Luân Công và ký đơn thỉnh nguyện của Hiệp hội Các bác sỹ chống mổ cướp tạng (DAFOH).

2cf32574781c6e0cb92b4c7d872c14fb.jpg

Tại một trường học ở Mizoram

Tài liệu thông tin về Pháp Luân Đại Pháp đã được trao cho thư viện của bang, thư viện trường đại học, người đứng đầu các tổ chức quan trọng ở địa phương, những người này đã hứa chuyển lại cho các thành viên của mình, các luật sư và các văn phòng khác.

Vào ngày cuối cùng ở Aizawl, một nhân vật quan trọng (VIP) khuyến khích học viên đi đến điểm cuối cùng của hành trình ở Mizoram, mãi ở tận phía nam, khuyên cô không bỏ cuộc khi đối diện với khó nạn, tiếp tục trao tặng điều tốt đẹp nhất của mình, và không chỉ “gieo hạt, mà còn đợi cho đến khi chúng nảy mầm.”

Được khích lệ bởi những lời này, người học viên đã thực hiện một chuyến đi dài 12 tiếng tới điểm đến cuối cùng của mình.

Chặng cuối: “Chakmaland”

Học viên này hồi tưởng lại trải nghiệm của mình: “Ngay lập tức có một cảm giác rất sâu sắc rằng cuối cùng đã ‘về đến nhà’ và ở đúng lúc đúng chỗ. Tất cả những vất vả, khảo nghiệm và khó nạn trước đó dường như đã tan biến.”

Chakmas là người Tây Tạng Burman và vì thế có mối quan hệ gần gũi với những bộ tộc ở chân núi Himalaya. Họ có văn hóa, truyền thống, chữ viết và ngôn ngữ riêng. Họ là những người theo đạo Phật Theravada (Phật giáo nguyên thủy) giống như những người hàng xóm ở Bangladesh và Myanmar.

Các quan chức địa phương đã ủng hộ hết mình kế hoạch đi thăm các trường học của người học viên và trong hai tuần sau đó, cô đã đến thăm 10 trường.

Thời tiết thậm chí còn nóng hơn thường lệ, nhiệt độ thường xuyên cao hơn 40 độ C (104 độ F), và điện nước đều hạn chế. Không có đến một nhà nghỉ, khách sạn hay nhà hàng, không có internet, điện thoại chỉ đôi lúc mới hoạt động và chỉ có vài cửa hàng nhỏ. Mối liên kết duy nhất với thế giới văn minh là dịch vụ trực thăng hai lần mỗi tuần, vốn đã không hoạt động hơn một tháng.

“Trong suốt thời gian ở lại của tôi, mọi người liên tục bày tỏ sự biết ơn của họ vì tôi đã đến khu vực xa xôi này dưới thời tiết hè nắng nóng và với những cơn mưa bất chợt,” học viên này chia sẻ. “Một lần nữa, tất cả những khó nhọc lại tan biến khi được chứng kiến sự thân thiện và hiếu khách của mọi người.”

Tại các trường học

Vì trời nóng, hầu hết các em học sinh tập trung lúc năm giờ sáng, mặc dù một số em trong đó phải đi bộ rất xa. Người học viên đã gặp gỡ các giáo viên và cho họ xem một bộ phim tài liệu ngắn về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Bộ phim đã chạm đến trái tim mọi người và người xem đã lo lắng ký vào đơn thỉnh nguyện của DAFOH.

Tất cả học sinh và đa số giáo viên đã tham gia học năm bài công pháp và tìm hiểu cuộc bức hại ở Trung Quốc.

f0ca3ce61a0b7250c0ff2bf118e7639e.jpg

Các em học sinh khối lớn tại một trường học học các bài công pháp

Vì ngày 13 tháng 5 đang đến gần và không thấy có chiếc trực thăng nào để quay lại Aizawl, học viên này quyết định kỷ niệm ngày Pháp Luân Đại Pháp ngay tại ngôi trường đầu tiên nơi mà Pháp Luân Đại Pháp được giới thiệu. Ý tưởng tổ chức sự kiện ở đây đã được các giáo viên, hiệu trưởng và những người khác hưởng ứng ngay lập tức. Các em học sinh làm một tấm áp phích lớn “Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 13 tháng 5” và các tấm áp phích nhỏ với dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp Hảo, Chân – Thiện – Nhẫn Hảo” bằng ngôn ngữ địa phương.

Học viên giới thiệu ngắn gọn về ý nghĩa của ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, sau đó chủ tịch và hiệu trưởng bày tỏ sự biết ơn và chúc những điều tốt đẹp. Bốn em gái biểu diễn một điệu múa địa phương và mọi người luyện năm bài công pháp. Kết thúc chương trình, một số học sinh và một giáo viên đã hát bài “Chúng ta sẽ vượt qua” ca ngợi những người đang chịu đựng cuộc bức hại ở Trung Quốc.

Nhiều giáo viên nói họ sẽ nhắc nhở các em về nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp, và nhiều người bày tỏ hy vọng rằng người học viên sẽ quay lại trong tương lai.

8dccf0c1f4929b58e32808b9689d5f3d.jpg

Các em học sinh nhỏ thiền định

Trong hai dịp cuối tuần, các em học sinh ở các trường học khác nhau và tất cả những em muốn học các bài công pháp đã tập công trong một khu vực công cộng.

“Tôi biết ơn vì sự bảo hộ, chăm sóc, an bài của Sư phụ Lý để tôi tiếp cận mọi người và khiến họ xúc động trước Đại Pháp,” vị học viên nói. “Tôi chân thành hy vọng rằng không chỉ nhiều hạt giống được gieo trồng, mà nhiều trong số đó sẽ nảy mầm và cuối cùng khai nở ở miền đất xa xôi này của Ấn Độ.”

Theo Minh Huệ