Vào thời cổ đại, một người muốn thành Thần tiên, nhất định phải được sư phụ dẫn dắt, xa rời thế tục, một mình tu hành thì mới có thể đắc đạo. Nhưng sau khi thành đạo, để có thể tiến nhập vào cảnh giới cao hơn, bọn họ đều phải đi vân du nơi thế gian.

Vương Mân, còn được mọi người gọi là Thái Hòa tiên sinh, là một người đắc đạo, ông thường xuyên đến danh sơn Ngũ Nhạc để đi vân du. Ông hay nói với mọi người: “Cô của tôi đã 700 tuổi rồi”. Vương Mân nhìn bề ngoài thì như người 30 tuổi. Cha của ông cũng là người tu đạo, hơn nữa đã đắc đạo.

Vương Mân thường nói với mọi người về cô của mình, trên thực tế cũng là một người đắc đạo thành tiên, hơn nữa đạo hạnh so với cha của ông còn cao hơn. Vương Mân nói có người biết cô của ông thường xuất hiện ở Nam Nhạc Hành Sơn, có khi thì qua lại vùng Thiên Thai Sơn và La Phù Sơn, bề ngoài nhìn thì thấy giống như đứa trẻ.

Năm Thiên Bảo thứ nhất triều đại nhà Đường, có người tiến cử Vương Mân, vì vậy Đường Huyền Tông hạ lệnh đi chiêu mộ ông. Vương Mân sau khi đến kinh thành đã được sắp xếp ở trong đạo tràng. Học vấn của ông rất rộng, tuy là người tu Đạo nhưng đối với Phật giáo ông cũng có hiểu biết nhất định.

Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi sớm tối đều dùng lễ để đối đãi với ông, hơn nữa còn quỳ gối dưới giường của ông để hỏi về đạo thuật. Vương Mân tùy theo sự tình và sở ngộ của bọn họ mà tìm các cách khác nhau để chỉ điểm. Vương Mân bình thường sinh hoạt đơn giản, lấy tu tâm làm chủ, rất chú trọng đến việc hành thiện.

Bởi vì Đường Huyền Tông không thích kinh điển của Phật gia, nên Vương Mân thường lấy giáo lý Phật giáo để chỉ dẫn cho ông, nói về hiệu quả thực tế của luân hồi báo ứng, làm như vậy để khai mở tâm trí của hoàng thượng. Mà hoàng thượng bình thường cũng rất tin lời ông nói.

Vương Mân về phương diện dưỡng sinh tuy rất am hiểu, nhưng ông vẫn thường uống rượu, hơn nữa uống không ngừng. Ông uống rượu thường dùng chén nhỏ, hơn nữa phải đợi khi bóng mặt trời di chuyển ông mới uống hết một ly rượu nhỏ.

Bởi vì Vương Mân là người đắc đạo, ông uống rượu không phải bởi vì ham thích như người thế gian, đối với sinh hoạt hàng ngày có rất nhiều thứ sẽ vượt xa khỏi tưởng tượng của người thường.

Vương Mân khi đàm luận với người khác, đều có thể tùy cơ ứng biến mà trả lời các loại vấn đề khác nhau, ông thường thường sẽ dựa vào căn cơ và năng lực tiếp thụ của đối phương mà đưa ra những lời khuyên bảo hoặc chỉ giáo thích hợp, bởi vậy mọi người sau khi đàm luận với ông xong quay trở về thì đều cảm thấy đã thu hoạch được rất nhiều, ai cũng có cảm giác vui sướng và giác ngộ.

Có người nói tổ tiên mấy đời của họ đều nhìn thấy Vương Mân, mà diện mạo của ông không có thay đổi gì.Có người nói tổ tiên mấy đời của họ đều nhìn thấy Vương Mân, mà diện mạo của ông không có thay đổi gì. (Ảnh: Pinterest)

Quần áo của Vương Mân luôn theo bốn mùa biến hóa mà thay đổi, cũng là thể hiện của thiên nhân hợp nhất. Ông khi thì ăn cá trích, khi thì ăn cơm, nhưng không ăn nhiều lắm. Đối với hành tây, rau hẹ, các loại thức ăn mặn, cay, độc, chua, những thứ có tính kích thích, những thứ không có khả năng bảo dưỡng thân thể thì ông không bao giờ ăn.

Ông thường thích khuyên bảo người khác ăn các loại đồ ăn có dạng rễ như rễ sậy, củ cải trắng. Ông nói: “Ăn thường xuyên sẽ có nhiều công hiệu, thể lực cường tráng, đúng là loại thức ăn dưỡng sinh”.

Có người nói tổ tiên mấy đời của họ đều nhìn thấy Vương Mân, mà diện mạo của ông không có thay đổi gì. Có người đoán chừng ông cũng khoảng một ngàn tuổi rồi. Vương Mân ở kinh thành đã rất nhiều năm.

Năm Thiên Bảo thứ sáu, ở Nam Nhạc có một đạo sĩ tên là Lý Hà Chu, sợ Vương Mân lưu luyến kinh thành không chịu rời đi, liền đi khắp nơi nói rằng: “Ta sắp làm thầy của hoàng đế rồi, cho nên ta muốn mang bí kíp truyền lại cho ông ấy”.

Nghe được chuyện này, hoàng đế liền lệnh cho quan viên đi khắp nơi tìm Lý Hà Chu. Cứ như vậy, mùa đông năm Thiên Bảo thứ bảy, Lý Hà Chu đã đến kinh thành.

Lý Hà Chu vừa đến kinh thành thì lập tức tìm cách để gặp Vương Mân, hơn nữa còn nói với Vương Mân: “Vương sinh chắc là lưu luyến thế tục nên không muốn rời kinh thành chăng? Đến lúc phải đi rồi”. Vì vậy hết sức khuyên bảo Vương Mân ra khỏi kinh thành.

Về sau, Vương Mân thỉnh cầu hoàng thượng đi đến Lao Sơn ở Cao Mật để tìm thuốc luyện đan. Huyền Tông đồng ý, cũng đổi tên Lao Sơn thành Phụ Đường Sơn, đặc cách cho Vương Mân ở lại chỗ đó.

Theo Tinh Hoa