Tết Trung Thu là một dịp lễ truyền thống của Trung Quốc vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm. Dựa vào lịch âm, tháng 8 là tháng thứ 2 của mùa thu, mà 15 tháng 8 lại là ngày chính giữa của mùa thu, nên gọi là “Trung Thu”. Nó còn có những cái tên khác như Thu tịch, Tết tháng tám, Giữa tháng tám, Nguyệt tịch, Tết trăng. Vào ngày này, mặt trăng tròn vành vạnh, tượng trưng cho sự đoàn viên, thế nên Trung thu còn gọi là “Tết đoàn viên”.

Danh từ “Trung thu” xuất hiện sớm nhất trong cuốn sách “Chu Lễ”, nhưng mãi cho đến triều đại nhà Đường, nó mới trở thành một dịp lễ hội cố định. Trong “Đường thư – Thái Tông kí” có ghi chép lại: “Tết Trung thu là vào ngày 15 tháng 8”. Vào thời Tống, Tết Trung thu mới bắt đầu được phổ biến rộng rãi. Đến thời nhà Thanh, Tết Trung thu được người dân chào đón ngang với Tết Nguyên đán, trở thành lễ Tết lớn thứ hai, chỉ đứng sau Tết truyền thống đón năm mới.

Vào thời cổ đại, hoàng đế có nghi lễ đón mùa Xuân và mùa Thu. Ở dân gian, mỗi khi vào dịp Trung thu tháng 8, cũng có phong tục bái mặt trăng hoặc tế mặt trăng. Bánh trung thu ban đầu được dùng làm tế phẩm cho thờ thần mặt trăng. Sau buổi tế trăng, gia trưởng trong nhà sẽ dựa vào số người trong gia đình để chia bánh, mỗi người một miếng bánh, ăn xong sẽ cùng chúc phúc đoàn viên. Nếu như có thành viên không ở nhà sẽ để dành lại một phần bánh, tượng trưng cho nhà nhà đoàn viên. Mặt trăng tròn đại diện cho sự đoàn viên, bánh Trung thu tròn đại diện cho nhân sinh vô thường, vì thế dân gian dùng bánh Trung thu để gửi gắm nỗi nhớ cố hương, tưởng niệm tình cảm tới người thân.

Về ngày Tết Trung thu ăn bánh Trung thu, có một câu chuyện như sau: Bánh Trung thu ban đầu từ việc quân đội nhà Đường tổ chức ăn mừng thắng trận khải hoàn. Vào thời Đường Cao Tổ, tướng quân Lý Tịnh đã dẫn quân chinh phạt giặc Hung Nô và giành thắng lợi, sau đó trở về  vào ngày 15 tháng 8. Cũng vào lúc này, thương nhân người Turfan dâng bánh ăn mừng tới vua. Đường Cao Tổ Lý Nguyên cầm trên tay hộp bánh hết sức tinh mỹ, lấy ra một chiếc bánh hình tròn, hướng lên phía mặt trăng trên cao mà cười rằng: “Nên là tướng quân thử bánh trước”. Nói rồi liền chia bánh cho quần thần cùng ăn.

Kể từ đó trở đi, phong tục ăn bánh Trung thu trong Tết Trung thu được lưu truyền đến ngày nay.

Cách thưởng thức bánh Trung thu

Các bạn có biết ăn bánh Trung thu có một vài lưu ý nhỏ không?

  • Ăn mặn trước, ăn ngọt sau. Như vậy mới có thể ra đúng hương vị.
  • Ăn bánh Trung thu có thể uống cùng nửa tách trà, loại trà hương nhài pha nhàn nhạt vừa phải. Vừa ăn vừa uống, tuyệt không thể tả.
  • Ăn bánh Trung thu cần chú ý số lượng vừa phải, bánh chứa nhiều đường và chất béo, do vậy nếu ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa dạ dày.
  • Ăn bánh Trung thu khi còn mới, bởi vì nếu để lâu phần nhân bánh sẽ bị hỏng.

Ăn bánh Trung thu có thể uống cùng nửa tách trà, loại trà hương nhài pha nhàn nhạt vừa phải. Vừa ăn vừa uống, tuyệt không thể tả.

Một số đoạn trích thơ về Tết Trung thu

  • Tĩnh dạ tứ – Lý Bạch

Đầu tường trăng trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.

  • Thường Nga – Lý Thương Ẩn

Vân mẫu bình phong ánh đuốc phai, 
Ngân Hà nhạt bóng xế sao mai. 
Thường Nga hối trộm bình linh dược, 
Bể biếc trời xanh những tối dài.

  • Vọng nguyệt hoài viễn – Trương Cửu Linh

Trăng sáng mọc biển khơi, cùng lúc chiếu góc trời 
Đêm xa tình nhân oán, lãng vãng nhớ thương ơi! 
Tắt nến trăng sáng ngập, khoác áo ướt sương rơi 
Làm sao trao tay ngọc, trong mộng gặp nhau thôi! 

 

Dịch từ: EpochTimes Singapore

Tác giả: Lý Bình