Những ngày qua, người Việt Nam theo dõi từng ngày diễn biến dịch virus Covid-19 tại nước nhà. Tại thành phố Hồ Chí Minh có một sự kiện gây chú ý là ổ dịch tại Buddha Bar. Nhưng đa số người ta không để ý rằng ngay từ cái tên của quán bar này đã nói lên nhiều điều. Không biết chủ bar cân nhắc thế nào khi đặt tên, lại dùng chữ Buddha để đặt tên cho một nơi như vậy.

Nguồn ảnh: Motthegioi.vn

Chữ Buddha, xuất phát từ tiếng Phạn – tiếng Ấn Độ cổ, có nghĩa là Bậc Giác Ngộ, phiên âm tiếng Việt là Bụt. Sau khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc rồi từ đó sang Việt Nam, phiên âm qua Hán ngữ gọi là Phật. Như vậy, quán bar này tạm dịch ra tiếng Việt là “Bar Phật”.

Trong tu luyện cũng như văn hóa truyền thống, đều hiểu rằng Phật là cách gọi của con người với các Bậc Giác Giả từ bi chí cao vô thượng. Cho dù là theo Phật giáo hay không theo Phật giáo, thì một người bình thường cũng nên hiểu rằng kính ngưỡng Phật là điều tối thiểu nên có, cũng giống như người Công giáo kính ngưỡng Thiên Chúa. Do vậy, việc dùng từ Buddha – tức là Phật, để đặt tên cho một nơi dung tục như quán bar quả thực là đáng trách, cũng là đáng tiếc.

Có thể có người cho rằng Phật là từ bi, sao lại trừng phạt lỗi lầm của con người? Kì thực không phải như suy nghĩ đó. Những người từng đến chùa đều biết rằng còn có các vị hộ Pháp. Hiểu đơn giản là Phật tuy không trực tiếp trừng phạt con người, nhưng Pháp lý vũ trụ là tôn nghiêm. Do vậy sẽ có các vị đảm nhiệm chức trách trừng phạt những người vi phạm Pháp lý, vừa để nhắc nhở con người, vừa để duy trì sự uy nghiêm của Pháp lý trong vũ trụ.

Tuy nhiên thời đại ngày nay, Công giáo là thời kì đại thẩm phán, Phật giáo gọi là thời kì mạt Pháp. Biểu hiện ra là đạo đức toàn xã hội xuống dốc, tín tâm của con người với Thần Phật không còn thuần chính, thậm chí bị chủ nghĩa vô thần chi phối. Người ta hoặc là không tin vào Thần Phật, hoặc là gắn niềm tin với sự truy cầu thay vì tu dưỡng đạo đức theo lời Phật dạy. Nhưng Thần Phật giúp người là có tiêu chuẩn, do vậy trong các thời kì lịch sử đều có các vị Đại Giác Giả hạ thế, giảng cho con người các tiêu chuẩn đạo đức. Con người trong quá khứ chiểu theo các tiêu chuẩn ấy để hành xử trong cuộc sống, cũng là phù hợp với yêu cầu để có thể nhận được sự bảo hộ của Thần Phật.

Tu luyện Phật gia có câu: “Dục tri tiền thế nhân, kim sinh thụ giả thị; dục tri lai thế quả, kim sinh tác giả thị” (Muốn biết nhân đời trước hãy xem những thứ đắc được đời này; muốn biết quả đời sau hãy xem những việc làm đời này). Nói đơn giản là mọi thứ đều là có nhân quả. Trong hàng ngàn hàng vạn quán bar trên khắp Việt Nam, việc quán bar này bỗng nhiên trở thành ổ dịch nguy hiểm. Đó không phải là ngẫu nhiên, mà nó cũng là lời cảnh tỉnh rất chân thực với thế nhân về đại dịch lần này.

Theo quan điểm ấy, sự kiện đại dịch hôm nay thế giới đang phải đối diện đều là có lý do. Nhưng khi còn tồn tại cũng chính là còn cơ hội. Do vậy, người viết bài này dưới góc độ của một người tu luyện xin được có một vài khuyến nghị như sau:

  • Với chủ quán bar này, nên ngay lập tức dỡ bỏ và thay thế biển hiệu, tuyệt đối không nên xúc phạm Thần Phật dưới bất kì hình thức nào. Quan trọng hơn là thành tâm sửa lỗi, nghiêm khắc tự trách bản thân. Không phải là lễ nạp đầy mâm, mà tự bản thân hướng Thiện, nói và làm nhiều việc có ích cho người khác. Ấy chính là phù hợp với Pháp lý nhà Phật, ắt sẽ tiêu giảm tội lỗi, cũng hy vọng có sự gia trì của Thần Phật. Những tượng tranh ảnh và tượng Phật các vị đặt trong nhà hàng cho dù có cái gọi “khai quang” hay chưa thì cũng không có pháp thân Phật, Bồ Tát nào ngồi đó xem các vị làm các điều dung tục. Do vậy nên chuyển các tượng ấy cho các nơi tôn giáo, tuyệt đối không nên tiếp tục để đó với bất cứ mục đích gì.
  • Với những người từng tới quán bar này, ngoài việc làm theo khuyến cáo của cơ quan y tế, cũng đề nghị các vị xem lại bản thân như đã đề xuất với vị chủ quán. Ngoài ra, nếu quán bar này không thay thế biển hiệu và di dời các tượng, các vị tuyệt đối không nên tiếp tục tới những nơi như thế này. Cho dù vô tình hay hữu ý đều là việc tạo nghiệp, bản thân và người thân ắt phải gánh chịu.
  • Với cơ quan thẩm quyền, việc các vị căn cứ vào pháp luật hiện hành để cấp phép là chức trách của các vị. Nhưng nếu luật pháp hiện hành không quy định chi tiết việc cấm sử dụng các hình thức tên gọi, hình tượng Thần Phật trong các hoạt động kinh doanh, thì các vị cũng hết sức chiếu cố vận dụng thẩm quyền cá nhân ngăn cản hoặc khuyên can. Bởi vì cho dù là cơ quan cấp phép, sự liên đới với tội lỗi là không thể tránh khỏi, cũng không phải theo lỹ lẽ đời thường cho rằng việc ấy là vô can.

Thần Phật là từ bi thực sự với con người, ngay cả các vị Đại Giác Giả trong các thời kì lịch sử hạ thế độ nhân, cũng không màng khổ cực, thậm chí chịu nhục hình hay mất đi tính mạng trong đời thường để cứu rỗi con người. Sự kiện ôn dịch hôm nay bắt nguồn từ Trung Quốc, cái nôi của văn hóa Thần truyền, nhưng cũng là nơi xảy ra những việc phỉ báng Thần Phật, bức hại tu luyện nhiều nhất. Đó ắt không phải là ngẫu nhiên đâu.

Con người sống trong đời thường ắt có chữa trị, phòng ngừa theo y tế. Nhưng tu tâm hướng thiện, không chỉ tin mà cần hiểu rằng Thần Phật là thực sự tồn tại ấy mới là điều căn bản nhất. Chúc tất cả mọi người bình an.

Hoa Liên