Người đời luôn nghĩ rằng, thông minh sẽ dễ thành công hơn ngốc nghếch. Nhưng lại không biết rằng, thông minh cũng mắc sai lầm, luôn muốn lợi cho bản thân, cuối cùng lại làm hại chính mình.

Thủ đoạn khôn lỏi có thể giúp bạn đi nhanh hơn người khác, nhưng thực tế nền móng và tâm thái không ổn định, cuối cùng làm hạn chế thành tựu trong tương lai của bạn, rốt cục bạn cũng chỉ bình thường không có gì nổi bật.

Người thật sự thông minh sẽ không nông nổi đi đường tắt, sẽ không mưu đồ dùng tiểu xảo, mà sẽ lựa chọn bình tâm, cần mẫn học hỏi, dùng cách “vụng về” để đi từng bước vững chắc.

Tự cho mình thông minh, chẳng khác nào ngu xuẩn

Vương Hy Phượng trong “Hồng Lâu Mộng” tài trí bất phàm, giỏi đối nhân xử tế, hiểu rõ mọi việc trên đời, tài năng quản lý cũng không tầm thường, có thể coi là một người vô cùng thông minh. Thế nhưng, cuối cùng lại rơi vào kết cục “thông minh quá lại hại chính mình”.

Thực ra thông minh không có gì sai trái, nhưng dùng trí thông minh để mưu đồ thủ đoạn, tranh giành đấu đá thì dù thông minh cỡ nào cũng đầy ắp kẻ thù, đắc tội khắp nơi, khiến người khác căm ghét, cuối cùng hại bản thân mình.

Khổng Tử nói, làm bất cứ việc gì đều phải có giới hạn. Đối nhân xử thế tài giỏi là cần phải thu được tài năng sắc bén của mình, cất giấu được cái thông minh của mình. Thông minh quá độ là đại kỵ của người trí thức.

Đạo lý đối nhân xử thế là kìm nén không khoe khoang, là giấu kín không để lộ. Có lẽ Vương Hy Phượng tới chết cũng không hiểu được rằng, tự cho mình thông minh chẳng qua chỉ là đang tự hại bản thân, trong mắt người khác cũng chỉ là ngu ngốc mà thôi.

Vương Hy Phượng tới chết cũng không hiểu được rằng, tự cho mình thông minh chẳng qua chỉ là đang tự hại bản thânVương Hy Phượng tới chết cũng không hiểu được rằng, tự cho mình thông minh chẳng qua chỉ là đang tự hại bản thân. (Ảnh: Kknews)

Người thành công không chỉ nhờ thông minh

Lão Tử nói: “Thông minh nhỏ không làm nên trí tuệ lớn, tính toán nhỏ cũng không xứng là thông minh”. Người thực sự có trí tuệ mãi mãi chỉ là một tên ngốc trong mắt người đời.

Theo ghi chép trong “Sử ký”, thời trẻ Khổng Tử từng thỉnh Lão Tử về đạo lý làm người. Lão Tử liền nói với Khổng Tử: “Lương cổ thâm tàng nhược hư, quân tử thịnh đức, dung mạo nhược ngu”.

Điều này có ý rằng, một thương nhân đầu óc tinh nhanh sẽ giấu hàng hóa thật kỹ không cho người khác thấy, mặc dù ông ta rất giàu có nhưng bề ngoài lại giống như người nghèo khó không có gì; một quân tử phẩm chất cao thượng lại thường giống như một kẻ ngốc, không thể hiện mình tài giỏi.

Mưu mô tính kế, cứ tưởng thông minh nhưng lại là đang hủy hoại tương lai của chính mình, khiến bản thân cả đời sống trong toan tính, hàng ngày chỉ lo đề phòng, thấp thỏm lo âu, không thể thưởng thức phong cảnh tươi đẹp, đánh mất niềm vui trong cuộc sống.

“Người ngốc có ngốc phúc”, họ thường không thể hiện sự sắc sảo của mình, hành sự khiêm tốn, không tính toán quá nhiều, nhưng so với người ‘khôn khéo’ thì lại cách biệt một trời một vực. Mặc dù vẻ ngoài bình thường nhưng nội tâm lại phong phú vô cùng.

Ngốc nghếch nhất lại có thể thắng được thông minh nhất

Tăng Quốc Phiên là người hiểu rõ nhất công phu ngốc nghếch, từ nhỏ ông đọc sách, thi đậu tiến sĩ, chủ yếu dựa vào sự ngốc nghếch đến cực độ của mình.Tăng Quốc Phiên là người hiểu rõ nhất công phu ngốc nghếch, từ nhỏ ông đọc sách, thi đậu tiến sĩ, chủ yếu dựa vào sự ngốc nghếch đến cực độ của mình

Tăng Quốc Phiên từng nói: “Thiên đạo kỵ xảo, thiên đạo kỵ doanh, thiên đạo kỵ nhị”, ý rằng đạo Trời kỵ khéo léo, đạo Trời kỵ đầy đủ, đạo Trời kỵ hai lòng.

Làm người, làm việc, đều không được giở trò khôn lỏi, cần phải hiểu được đạo lý chân chính, mưu mô tính toán sẽ không lâu dài.

Trên đời không có bữa cơm nào miễn phí, món quà được vận mệnh ban tặng ngay từ đầu đã có sẵn mệnh giá. Thế gian vốn dĩ không có mộng tưởng sau một đêm phát tài, vì vậy đằng sau thành công là cả một sự khổ công “đến tận xương tủy”.

Tăng Quốc Phiên là người hiểu rõ nhất công phu ngốc nghếch, từ nhỏ ông đọc sách, thi đậu tiến sĩ, chủ yếu dựa vào sự ngốc nghếch đến cực độ của mình.

Hồi nhỏ Tăng Quốc Phiên đọc sách, cha ông yêu cầu chưa hiểu câu trước thì không được đọc tiếp câu sau; chưa đọc xong quyển sách này thì không động tới quyển tiếp theo; chưa hoàn thành nhiệm vụ trong ngày thì không được ngủ.

Ông không biết tiểu xảo, chỉ nhất nhất học một mạch tới tối, không xong việc sẽ không ngừng nghỉ. Chính nhờ phương pháp học tập “ngốc nghếch” này đã giúp ông rèn luyện nên tinh thần nỗ lực, chịu khó, thật thà hơn người, cũng chính nhờ nó mà ông có cơ sở vững chắc, đặt nền móng cho con đường sau này.

Chúng ta nhận thấy rằng, người ngốc nghếch đều không biết sử dụng kĩ xảo, gặp phải khó khăn chỉ biết cố gắng vượt qua, vì vậy không lâm vào đường cùng. Ngược lại, những người khôn lỏi thường không muốn bỏ công sức, gặp khó khăn lại lẩn tránh, nền móng không vững chắc.

Cho nên, “ngốc” nhìn thì có vẻ chậm, nhưng thực tế lại nhanh nhất, là cách làm cực “thông minh”, bởi vì không dùng tiểu xảo nên không có sơ hở, không xảy ra sai sót.

Có câu: “Thông minh ba phần, ngốc nghếch ba phần, để lại ba phần cho con cháu”. Đối nhân xử thế không được quá ranh mãnh, bộc lộ hết tài năng, mà phải học tính khiêm tốn, làm một người thông minh kiểu “ngốc nghếch”, đại trí lại như ngu ngốc, ẩn giấu tài năng.

Giữa thông minh và ngốc nghếch, thông minh ba phần, người đời không ưa, ngốc nghếch ba phần, đường đi mới rộng. Ngốc một chút, phúc hậu một chút, mới là thông minh thật sự.

Theo Tinh Hoa