Văn hóa nhà Nho đề xướng tư tưởng “Trung Thứ” trong cách đối đãi với người.
Khổng tử đề xuất ” Nhân” tức là một dạng lý tưởng chính trị xã hội, cũng là một dạng nguyên tắc đạo đức luân lý, nội dung đầu của “Nhân” là quan tâm tới người khác. Từ Nhân Ái mà đề xướng “Trung Thứ[Trung-hết lòng;Thứ-khoan dung]” trong cách đối xử. Tư tưởng Trung Thứ của Khổng tử với dân tộc Trung Hoa thật sự không nhẹ, đối đãi khoan dung, thiện từ với người đã thành hình thức truyền thống tốt đẹp, ảnh hưởng sâu xa, và đến nay có ý nghĩa giáo dục sâu sắc.
Đối xử lấy chân thành làm nền tảng.
Lần đầu Khổng Tử với học sinh của mình đàm luận về cách đối đãi với người
Tử Lộ nói: ” Người ta thiện ý với tôi, tôi cũng dùng thiện ý với họ; người ta không thiện ý với tôi, tôi cũng không thiện ý với họ.”
Khổng Tử bình luận: ” Đây là cách làm man di không có đạo đức lễ nghĩa”
Tử Cống nói: ” Người ta dùng thiện ý với tôi, tôi cũng thiện ý với họ; Người ta không thiện ý với tôi, tôi sẽ hướng dẫn họ hướng thiện.”
Khổng Tử bình luận: ” Đây là cách làm nên có giữa bạn bè”
Nhan tử nói:” Người ta thiện ý với tôi, tôi cũng lấy thiện ý với họ; người ta không thiện ý với tôi, tôi cũng lấy thiện ý đối đãi với họ, rồi hướng thiện cho họ.”
Không tử bình luận: ” Đây là cách làm nên có với người thân. Nếu như có thể mở rộng nó ra, lấy thành tâm đối đãi với người trong thiên hạ thì mới thực sự là thiện với người!”
Tu thân dưỡng tính, nhân nghĩa đãi người
Nhan tử hỏi Khổng tử: ” Tôi nghĩ lấy Nhân đãi người, như thế nào mới có thể làm được? Tôi hy vọng bản thân có thể làm thế, bần tiện cũng như phú quí đều vậy, không có ý biểu hiện nhiều , dũng cảm, uy nghiêm, với kẻ sỹ có chí qua lại, một đời không có hoạn nạn. Có thể như vậy không?
Khổng tử nói: ” Muốn làm được Lấy Nhân Đãi Người, đầu tiên là thông qua tu tự thân, không ngừng đề cao tu dưỡng đạo đức và cảnh giới tư tưởng bản thân. Anh nói cũng rất tốt, bần cùng và phú quí là một, có thể biết đủ mà không nhận dục vọng này khác; ti tiện với cao quí là một, có thể cư xử khiêm nhường ; không có biểu hiện dũng cảm mà uy nghiêm, có thể cung kính đối xử mà với họ không thất thố; với kẻ sỹ giao hữu, suốt đời không có hoạn nạn, có thể lựa chọn bằng hữu cẩn thận, tuyển chọn cần nói và làm. Đây là chí hướng rất to lớn!”
Đạo chính trị quí ở kiên trì đạo nghĩa
Tề Cao Đình hỏi Khổng Tử: ” Tôi không ngai núi cao hiểm trở, người mặc áo tơi, dâng lên lễ vật, chân tâm thành ý đến hỏi đạo làm vua, hy vọng Ngài có thể chỉ dạy.”
Khổng tử nói:” Kiên trì nguyên tắc chính đạo, ngay cả nếu có mạo phạm đến vua, cũng không thể buông nguyên tắc chính đạo; vua lo việc quần thần, kỳ thực không phải đưa việc cho vua, mà chỉ là vua một nước làm việc, vì nước vì dân mà làm, tận cùng là vì thực hiện Nhân Nghĩa, phụ trợ vua làm việc nhân chính; đối với người nào cũng đều không chán nản mệt mỏi, một quy tắc là lấy chân thành đối đãi, tự mình ngôn hành đều kiên trì tuân thủ đạo nghĩa; phát hiện quân tử liền tiến cử, phát hiện tiểu nhân liền đưa họ cách xa vua; buông bỏ tà ác trong tâm của ông, mà dựa vào chân thành lễ nghĩa mà đối đãi với vua. Làm việc cần cơ mẫn, cẩn ngôn thận hành, án chiếu lễ nghĩa mà tu dưỡng bản thân, ngoài ra khiến thiên hạ thuận theo lễ nghĩa. Như vậy, khi ở ngoài xa ngàn dặm, cũng biết như anh em giống nhau. Nếu như chỉ nói mà không làm, hoặc là hành vi không cơ mẫn, lại không theo lễ nghĩa mà đối nhân, sẽ khiến cho dù đứng trước cửa mà làm cũng không xong.”
Khổng tử nói, đối đãi với người cần từ Làm Người mà bắt đầu. Đối đãi với người không phải là mục đích, mà là cần khiến nó đạt đến việc đề cao cảnh giới. Khổng tử đem Nghĩa, Lễ, Tốn(khiêm cung), Tín làm phẩm chất phải có của người quân tử, quân tử có thể thông qua tự cảnh tỉnh mà nhận thức “Nhân”, để Nhân trong tâm, khoan dung đãi người, hành Nhân Nghĩa với người. Vô luận tại đâu lúc nào, lấy việc coi trọng tiêu chuẩn đạo đức cao mà làm nguyên tắc xử thế, kiên trì tâm tịnh, thiện hóa người ta, yêu quí và trân trọng sinh mệnh, phú quí không thể mê loạn tư tưởng, bần tiện không thể thay đổi việc gìn giữ, uy vũ không thể làm khuất phục ý chí, như vậy chính là người chính nhân quân tử
from: http://secretchina.com