Nhiều người cho rằng số mệnh của một người tốt hay xấu đều là ngẫu nhiên, là do bản thân người đó phấn đấu và đạt được. Kỳ thực không phải như vậy, số mệnh của con người vốn đã được định sẵn từ trước.
Vào năm Canh Tuất Càn Long (1790), Thạch Uẩn Ngọc là người đỗ trạng nguyên của kỳ thi năm ấy. Trước kỳ thi, anh ta đã đến du ngoạn ở Trừng Giang và gặp được một thầy đoán vận qua chữ viết. Thạch Uẩn Ngọc tiến đến gần ông lão này để hỏi về con đường công danh sự nghiệp của mình trong tương lai. Ông lão lẳng lặng viết lên bàn cát ba chữ Khôi (魁), ý chỉ người đỗ đầu.
Về sau, Thạch Uẩn Ngọc tham dự ba kỳ thi, thi hương, thi hội, thi đình đều xếp hạng giống như lời ông lão lúc trước đã tiên đoán. Sau này, trong tác phẩm “Độc học lư thi”, Thạch Uẩn Ngọc viết hai câu: “Nhi kim thủy ngộ vinh khô sự, tảo định nam nhân đọa đích thì”, ý nói, bây giờ ta đã hiểu ra rằng giàu sang hay nghèo hèn của một người đã sớm được định ra ngay khi người ta chào đời rồi.
Trong cuộc sống thường ngày, không ít người nói: “Vừa sinh ra khóc ba tiếng, mệnh tốt hay xấu đã thành rồi”. Bởi vậy, rất nhiều người đều cầu mong có được số mệnh tốt. Bởi vì, ai cũng tin rằng, một người có được một số mệnh tốt thì cả đời người ấy sẽ phú quý phúc lộc, hạnh phúc bình an. Như vậy, mệnh tốt này đến từ đâu?
Rất nhiều người đều cho rằng, ngày tháng năm sinh của một người là ngẫu nhiên, cho nên mệnh của một người là tốt hay xấu cũng là điều ngẫu nhiên. Nhưng kỳ thực không phải như vậy.
Có lẽ mọi người đều biết rằng, sinh mệnh con người được cấu thành từ các tế bào. Trong quá khứ người ta cho rằng tế bào là vô cùng đơn giản, lúc ấy không có khí cụ thích hợp như ngày nay, kính hiển vi cũng rất thô sơ chỉ có thể nhìn được khái quát về tế bào. Vì thế, rất nhiều nhà khoa học cho rằng tế bào có kết cấu rất đơn giản.
Đến khoảng giữa niên đại 90, kính hiển vi điện tử và kỹ thuật sinh hóa phát triển khiến các nhà khoa học phát hiện ra tế bào có kết cấu phức tạp, đến mức không tưởng tượng nổi.
Ông Michael Behe, chuyên gia sinh hóa nước Mỹ, dạy học tại đại học Lehigh đã xuất bản cuốn sách “Chiếc hộp đen của Darwin” (Darwin Black Box) vào năm 1996. Đây là cuốn sách vô cùng dễ bán. Theo đó, tế bào có kết cấu cực kỳ phức tạp.
Một tế bào vô cùng nhỏ bé còn phức tạp như thế, huống chi sinh mệnh con người được cấu tạo từ vô số tế bào? Hơn nữa, con người còn có rất nhiều khí quan và các hệ thống, càng khó có thể tùy tiện mà cấu thành được sinh mệnh, hơn nữa còn đặt định ra số mệnh của mỗi người. Đối với điều này, những người kính tín thần thời cổ đều cho rằng chỉ có thể là do thiên ý.
Vậy thì Thiên ý căn cứ vào đâu để an bài mệnh của một người là phú quý hay nghèo khổ? Trong điều này bao hàm rất nhiều nhân tố. Ví như, có một số người có mệnh phú quý là bởi vì kiếp trước của họ hoặc là nhiều kiếp trước của họ đều là những người tu luyện nhưng lại không thể đạt quả vị. Bởi vì tu luyện sẽ tích được đức, đức của họ sẽ chuyển hóa thành phúc lộc ở nơi thế gian. Họ trở thành những người có mệnh giàu sang, phú quý ở nơi thế gian này.
Ngô Công Tài thời Đại Tống, tự là Đức Sung, người Dặc Dương (nay thuộc Giang Tây). Ngô Công Tài đọc sách ở trường Thái Học trong kinh thành, mãi đến 50 tuổi ông vẫn còn là một kẻ vô tích sự. Vì vậy, Ngô Công Tài không muốn tiếp tục tham gia khoa cử nữa, ông định trở về quê nhà. Hôm đó ông vào miếu Nhị Tướng Công cầu mộng, nghĩ sẽ theo nội dung trong giấc mộng mà quyết định có về nhà hay không.
Trong đêm, Ngô Công Tài mộng thấy một đồng tử nói với ông: “Vận khí của ông sang năm sẽ tốt, từ nay về sau đều sẽ gặp may mắn”. Ngô Công Tài tin lời trong mộng, liền lưu lại tiếp tục học. Năm thứ hai, Ngô Công Tài được tuyển vào Thái Học thượng xá, nhưng ông nghĩ mình tuổi tác đã già, nên lại muốn về nhà.
Trong đêm, Ngô Công Tài lại mộng thấy đồng tử kia nói với ông: “Ông sắp thi đậu rồi, không cần về nhà”. Năm thứ hai, Ngô Công Tài quả nhiên thi đậu khoa cử.
Sau khi Ngô Công Tài được trao chức quan, chuẩn bị rời kinh nhậm chức, lại mộng thấy đồng tử nói với ông: “Ngày sau ông làm quan không nên lại làm Thái Thú, bởi vì kiếp trước của ông đã từng làm Thái Thú, vì thẩm án không rõ, phán quyết sai một vụ án, dù là vô ý, nhưng âm ty vẫn vì vậy mà trách cứ ông, hơn nữa cho ông mù một con mắt. Vì vậy, ông ngàn vạn lần không nên làm Thái Thú nữa, để tránh nhận lấy tai họa”.
Sau khi Ngô Công Tài tỉnh mộng, nghĩ thầm: “Mình đến 52 tuổi mới nhận được một chức quan nhỏ, đến khi cáo lão hồi hương cũng không có khả năng làm Thái Thú. Huống hồ hai mắt mình sáng ngời, sao có thể nói mình mù một con mắt chứ?”. Ngô Công Tài không tin lời nói trong mộng.
Ba năm sau, Ngô Công Tài bị bệnh đau mắt, sau đó quả thật đã mù một con mắt. Ngô Công Tài nhậm chức ở châu huyện, nhiều lần thay đổi, sau khi nhậm chức Huyện lệnh Kiền Châu Đô Huyện (nay là Giang Tây Vu Đô), lại nhiều lần nhậm chức thông phán ở Định Châu (nay là Hồ Nam Hành Sơn), Vĩnh Châu (nay là Hồ Nam Linh Lăng), Kiến Khang (nay là Giang Tô Nam Kinh).
Năm Tống Cao Tông Thiệu Hưng thứ mười (1142), Ngô Công Tài vào kinh thành Lâm An (nay là Hàng Châu), vừa muốn cầu làm một phó quan ở Châu Quận.
Lúc ấy, đang nhậm chức tham gia chính sự Vương Khánh từng có tình bạn học với Ngô Công Tài, Vương Khánh nói với Ngô Công Tài: “Ông đã nhiều năm làm chức thông phán ba Châu Quận, giờ tư lịch đã cao, lẽ ra thăng làm Thái Thú, sao ông chỉ yêu cầu một chức phó quan vậy?” Vì vậy, Vương Khánh liền hướng Tể tướng đề cử Ngô Công Tài, thăng Ngô Công Tài làm Thái Thú Nghi Xuân. Ngô Công Tài rất không vui, ông vừa về đến nhà đã qua đời.