Kể từ khi dịch bệnh Virus viêm phổi Vũ Hán bùng phát tại Trung Quốc và lan rộng toàn cầu gây đảo lộn trật tự toàn thế giới, người ta bắt đầu cảm thấy có lẽ sức khỏe mới là tài sản quan trọng nhất của cuộc đời. Bị sao thì cũng nhất định chớ bị bệnh, chỉ cần bị bệnh là tất cả kết thúc. Cho dù con người ta có nỗ lực phấn đấu thế nào đi chăng nữa, nhưng hễ mắc bệnh hiểm nghèo là chấm hết…

Vậy thế nhân tại sao có bệnh? Người xưa đã tổng kết ra 3 nguyên nhân chính khiến con người bị bệnh và đưa ra lời khuyên giúp chúng ta biết chú ý giữ gìn sức khỏe.

Nguyên nhân sinh bệnh thứ nhất: Khí (tức giận) sinh bách bệnh, lục phủ ngũ tạng đều tổn thương.

Tức giận (tức khí) là sự tình thường thấy trong cuộc sống, đôi khi phẫn nộ bày tỏ tâm trạng thì cũng không sao, nhưng nếu để tức giận thành thói quen thì không tốt. Không có chừng mực, không biết kiểm soát tâm trạng, để mặc tâm trạng khống chế cơn giận dữ của mình thì sẽ đem lại hậu quả không thể nào tưởng tượng nổi.

Bất kể là với người nhà hay với bạn bè, tức giận đều ảnh hưởng đến tình cảm, quan trọng hơn còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bản thân.

Tức giận (tức khí) là sự tình thường thấy trong cuộc sống, đôi khi phẫn nộ bày tỏ tâm trạng thì cũng không sao, nhưng nếu để tức giận thành thói quen thì không tốt.
Tức giận (tức khí) là sự tình thường thấy trong cuộc sống, đôi khi phẫn nộ bày tỏ tâm trạng thì cũng không sao, nhưng nếu để tức giận thành thói quen thì không tốt. (Pexels)

1. Tức giận tổn hại não

Khi tức giận sẽ cảm giác vỏ não như có điện, kêu xẹt xẹt. Tư duy đại não hoạt động đột phá một cách bất bình thường, thường làm ra những cử động quá khích, lỗ mãng. Những hành động bất thường lại hình thành kích thích xấu đối với trung khu thần kinh, khí huyết bốc lên, kết quả xấu nhất là sẽ dẫn đến xuất huyết não – y học còn gọi là hiện tượng tai biến mạch máu não.

2. Tức giận tổn hại tinh thần

Thường là sau khi giận dữ, con người ta sẽ rất khó ngủ yên, cho dù ngủ say thì cũng dễ có ác mộng, khiến cho người ta thần trí hoảng hốt, rũ rượi.

3. Tức giận tổn hại da

Phụ nữ muốn giữ được vẻ đẹp của mình lâu dài, thì điểm quan trọng nhất chính là học cách không tức giận, có tính tình dịu dàng.

Quan sát những người xung quanh, những người phụ nữ có khí sắc không tốt thường là người có tính khí nóng nảy, thiếu dịu dàng trầm tĩnh. Khi tức giận, lượng lớn huyết dịch sẽ chảy vào phần mặt, khi đó lượng dưỡng khí trong huyết dịch bị thiếu, độc tố tăng nhiều. Độc tố kích thích lỗ chân lông, dẫn đến bệnh tăng sắc tố da và viêm da. Đặc biệt là người thường xuyên tấm tức trong lòng thì sắc mặt sẽ tiều tụy, hai mắt sưng đỏ, quầng thâm trên đôi mắt càng thâm đen hơn, vết nhăn càng nhiều.

Khi tức giận, lượng lớn huyết dịch sẽ chảy vào phần mặt, khi đó lượng dưỡng khí trong huyết dịch bị thiếu, độc tố tăng nhiều. Độc tố kích thích lỗ chân lông, dẫn đến bệnh tăng sắc tố da và viêm da.
Khi tức giận, lượng lớn huyết dịch sẽ chảy vào mặt, khi đó dưỡng khí trong huyết dịch bị thiếu, độc tố tăng nhiều. Độc tố kích thích lỗ chân lông, dẫn đến bệnh tăng sắc tố da và viêm da. (Pexels)

4. Tức giận tổn hại tim

Khi con người tức giận thì lượng máu chảy ở tim sẽ được bơm gấp đôi bình thường, lượng huyết dịch lớn chảy về tim, tim cần tăng công việc gấp đôi, khiến nhịp tim tăng mạnh, cảm giác rõ ràng tim đập nhanh, xuất hiện tình trạng bất thường như bồn chồn hồi hộp, tức ngực. Trường hợp nghiêm trọng sẽ dẫn đến đau tim hoặc nhồi máu cơ tim.

5. Tức giận tổn hại phổi

Chúng ta thường nghe người ta nói khi tức giận rằng tức muốn vỡ ngực. Đó là do khi tâm trạng kích động, hô hấp sẽ trở nên gấp gáp, phế nang không ngừng khuếch trương, không có thời gian co lại, cảm giác thở không ra hơi, phần phổi đau, có thể dẫn đến khí đảo ngược, phổi trướng lên, thở hổn hển, ho…

6. Tức giận tổn hại gan

Khi con người ở trạng thái tức giận sầu muộn, kết quả nghiên cứu cho thấy gan người ta khi này phình to hơn bình thường. Từ góc độ Đông y mà nói, gan chủ sơ thông, bài tiết, kích thích khí thuận lợi khoáng đạt, còn giận dữ khiến khí ở gan không thông, gan mật không hài hòa, hai bên sườn đau và khu vực gan đau, tạo thành tổn hại đối với gan. 

Rất nhiều phụ nữ sau khi tức giận gan uất đàm ngưng, khí huyết ứ đọng, sẽ xuất hiện các vấn đề như khối u vú hoặc kinh nguyệt không đều, chu kỳ kinh không theo quy luật, lượng kinh nguyệt giảm, màu đỏ sẫm… thậm chí tắc kinh hoặc lão hóa sớm.

Người có thói quen tức giận sẽ gây mất cân bằng nội tiết, có tác động tiêu cực đến các cơ quan nội tạng trong cơ thể.
Người có thói quen tức giận sẽ gây mất cân bằng nội tiết, có tác động tiêu cực đến các cơ quan nội tạng trong cơ thể. (Pxfuel)

7. Tức giận tổn hại thận

Người thường tức giận có thể khiến thận khí không thông, dễ gây ra khó tiểu tiện hoặc tiểu tiện mất kiểm soát.

8. Tức giận tổn hại dạ dày

Khi tức giận thì không muốn ăn uống, lâu dần ắt sẽ rối loạn chức năng tiêu hóa của dạ dày và đường ruột. Thường xuyên tức giận là cội nguồn của bách bệnh. Tức giận tổn hại đến các tuyến nội tiết, có thể tăng chức năng tuyến giáp trạng (cường giáp), gây ra bệnh basedow.

9. Giảm sức miễn dịch

Khi tức giận, đại não sẽ ra lệnh cho thân thể chế tạo ra cortisol do Cholesterol chuyển hóa ra, nó sẽ trở ngại sự vận động và tác dụng của tế bào miễn dịch, khiến sức đề kháng giảm xuống. Hơn nữa, khi con người tức giận thì tình trạng tư duy bình thường của con người bị ảnh hưởng, nếu thời gian dài ở trong tình trạng này thì sẽ dẫn đến một số bệnh tâm lý, ví dụ chứng trầm cảm, cổ ngữ có câu: “Cả giận mất khôn” xem ra cũng không phải là không có lý…

Ưu tư thì khí kết, tư lự quá thì khí cơ dễ uất kết, không mọc mụn nhọt, u bướu thì cũng dễ bị ung thư. Những cái gọi là u tuyến giáp trạng, u nang gan, polyp ruột, u xơ tử cung… chẳng qua là sản phẩm khí kết ở những phủ tạng khác nhau mà thôi, tên gọi tuy khác nhau, nhưng bản chất hoàn toàn như nhau, đó là: khí ngưng kết đờm, huyết, khiến huyết dịch kết tụ. Bởi vậy khi thấy mụn nhọt u bướu xuất hiện trên cơ thể đều cần phải xem xét lại mình có phải là suy nghĩ quá mức hay không.

Khi con người tức giận thì tình trạng tư duy bình thường của con người bị ảnh hưởng, nếu thời gian dài ở trong tình trạng này thì sẽ dẫn đến một số bệnh tâm lý, ví dụ chứng trầm cảm.
Khi con người tức giận thì tình trạng tư duy bình thường của con người bị ảnh hưởng, nếu thời gian dài ở trong tình trạng này thì sẽ dẫn đến một số bệnh tâm lý, ví dụ chứng trầm cảm. (Pexels)

Nguyên nhân sinh bệnh thứ 2: Sinh bệnh khởi nguồn từ “quá dụng” – sử dụng thái quá

Ở trên nói đến tức giận tổn hại thân thể, thực ra con người làm bất cứ sự việc gì, bao gồm cả tâm trạng thì cũng không được quá mãnh liệt. Nếu quá mạnh mẽ thì gọi là “quá dụng” (sử dụng thái quá). Thân thể con người giống như cỗ máy, nếu chỉ sử dụng, không chú ý bảo dưỡng, thế thì sẽ rất dễ bị hỏng.

Sách “Tố vấn” có viết: “Xuân thu đông hạ, tứ thời âm dương, sinh bệnh khởi nguồn từ quá dụng – sử dụng thái quá, thường là như vậy”

Câu nói này đã chỉ rõ rằng một trong những nguyên nhân căn bản của bệnh tật chính là “quá dụng”. Lục phủ ngũ tạng trong thân thể con người đều có phạm vi chịu đựng, nếu hoạt động hoặc tiêu hao quá mức thì sẽ gây ra bệnh.

1. Thất tình quá khích

Thất tình là chỉ: Hỷ (vui mừng), nộ (tức giận), ưu (lo lắng), tư (suy nghĩ), bi (buồn rầu), khủng (sợ sệt), kinh (kinh hãi). Nếu bất kỳ một tâm trạng nào trong số thất tình này quá kích động, không khắc chế, thế thì sẽ dẫn đến khí cơ ngũ tạng không được điều hòa thỏa đáng.

2. Thuận ứng tứ thời

Xuân hạ thu đông tứ thời biến hóa, con người nên thuận ứng với tứ thời, điều tiết trang phục, ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi… sao cho hợp lý. Kinh Dịch có viết: “Trời vận hành mạnh mẽ, người quân tử tự cường không ngừng nghỉ”. Phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa thái quá là những nguyên nhân chủ yếu sinh ra các bệnh ngoại cảm.

Lục phủ ngũ tạng trong thân thể con người đều có phạm vi chịu đựng, nếu hoạt động hoặc tiêu hao quá mức thì sẽ gây ra bệnh.
Lục phủ ngũ tạng trong thân thể con người đều có phạm vi chịu đựng, nếu hoạt động hoặc tiêu hao quá mức thì sẽ gây ra bệnh. (Pickpik)

3. Ăn uống quá mức

Sách Tố Vấn viết: “Ăn uống nhiều thì ruột và dạ dày bị tổn thương”. 

Sách Tố Vấn cũng viết: “Ngũ cung âm (tức ngũ tạng ẩn tàng âm tinh) bị tổn thương bởi ngũ vị. Do đó vị quá chua thì can khí quá thịnh khiến tỳ khí suy kiệt. Ăn quá mặn thì xương cốt tổn thương, cơ thịt co ngót, tâm khí u uất không lưu thông. Ăn quá đắng thì nhịp tim gấp và phiền muộn, sắc mặt đen, thận khí không cân bằng. Ăn quá ngọt thì tì bị tổn thương sinh thấp, thấp cản trở dạ dày, tì khiến dạ dày, lá lách chướng. Ăn quá cay thì gân mạch bại hoại, nhẽo, tinh thần cũng bị nguy hại. Do đó cần cẩn thận điều hòa ẩm thực ngũ vị, để xương cốt chính trực, gân mạch nhu hòa, khí huyết lưu thông, thớ thịt chắc mịn, khiến thân thể cường thịnh, đạt được khỏe mạnh trường thọ”.

Ăn uống quá mức ở đây không chỉ là ăn uống bừa phứa không theo quy luật, ăn nhiều, mà còn bao gồm việc ngũ vị chua, cay, mặn, ngọt, đắng, có thể gây kích thích đối với hệ thống tiêu hóa, lâu dần sinh bệnh.

4. Kết hợp động và tĩnh

Người truy cầu an dật thường nói “ngồi không bằng nằm”. Sách Tố Vấn có viết: “Nhìn lâu tổn hại huyết, nằm lâu tổn hại khí…”

Theo quan điểm dưỡng sinh, cho dù nằm rất thoải mái dễ chịu thì nằm quá lâu cũng không tốt cho sức khỏe. Do đó có cơ hội thì hãy nên bước ra ngoài đi lại.

Rõ thấy nhất là việc phòng the quá mức sẽ gây ra tổn thương thận. 

Phương thức sống hiện đại quá nhanh, văn hóa fast food, cuộc sống gấp gáp… đều khiến con người ở vào trạng thái “thấu chi” (chi tiêu trước phần của tương lai), trạng thái lạm dụng sức khỏe thân thể thái quá sẽ xuất hiện nhiều vấn đề. Vì vậy đã xuất hiện nhiều trường hợp người trẻ tuổi “chết do quá sức”.

Theo quan điểm dưỡng sinh, cho dù nằm rất thoải mái dễ chịu thì nằm quá lâu cũng không tốt cho sức khỏe. Do đó có cơ hội thì hãy nên bước ra ngoài đi lại.
Theo quan điểm dưỡng sinh, cho dù nằm rất thoải mái dễ chịu thì nằm quá lâu cũng không tốt cho sức khỏe. Do đó có cơ hội thì hãy nên bước ra ngoài đi lại. (Pickpik)

Nguyên nhân sinh bệnh thứ 3: Đức đủ thì không nguy hiểm

Thiên thứ nhất của “Hoàng Đế Nội Kinh” có viết về cảnh giới cao nhất của dưỡng sinh là đạo đức ngày một hoàn thiện đủ đầy thì không xuất hiện nguy hiểm, đạo đức không đủ thì thân thể ở đâu cũng dễ bị nguy hiểm. Mọi người thường cho rằng đạo đức chỉ là tiêu chuẩn tu dưỡng cá nhân, mà không biết đó cũng là khái niệm khoa học về sức khỏe rất nghiêm túc.

Trong thư tịch cổ có viết: “Người mất đức mà lại phú quý thì có thể nói đó là bất hạnh”. Một người không có đạo đức mà chỉ có phú quý suông thì đó chính là một loại bất hạnh, bởi vì loại người này sẽ rất nhanh chóng bị sa đọa bởi dục vọng, dẫn đến nguy cơ thân tự diệt thân. 

Người trường thọ ắt phải có đức hạnh lớn. Vậy làm thế nào mới có đức hạnh lớn? Gia Cát Lượng đã viết trong “Giới tử thư” rằng: “Đức hạnh người quân tử là lấy tĩnh để tu thân, lấy kiệm để dưỡng đức. Không đạm bạc thì không thể lấy gì làm sáng tỏ chí hướng cao xa, không yên tĩnh thì không thể lấy gì mà tiến xa được”.

Bởi vậy nên giảm thiểu dục vọng là phương thức dưỡng đức tốt nhất.

Tuy người trường thọ không nhiều, nhưng những người trăm tuổi không bệnh rồi chết thì đại đa số đều là người thuần phác thiện lương, “Ham dục không thể khiến họ bị mờ mắt, dâm tà không thể khiến họ bị mê hoặc”. Đại đa số họ không bị vật chất mê hoặc, họ không sợ vật chất, và không bị vật chất sai khiến, do đó hình và thần đều vẹn toàn, sống khỏe mạnh vui vẻ hết tuổi trời, trăm tuổi rồi nhẹ nhàng ra đi.

Thần y Tôn Tư Mạc viết trong “Thiên kim yếu phương” rằng: “Đạo đức không đầy đủ thì dẫu uống ngọc dịch kim đan cũng không thể trường thọ. Đạo đức vẹn toàn, không cầu thọ mà trường thọ, không cầu phúc mà phúc đến, đó là đại kinh của dưỡng sinh”.

 

Theo Sound of Hope